Nội dung chính
  • 1. Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không?
  • 2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
  • 4. Cách nghe tiếng ho đoán bệnh của trẻ sơ sinh
  • 5. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh lâu lâu bị ho vài tiếng
Nội dung chính
  • 1. Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không?
  • 2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
  • 4. Cách nghe tiếng ho đoán bệnh của trẻ sơ sinh
  • 5. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh lâu lâu bị ho vài tiếng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Hỏi đáp cùng bác sĩ Nhi

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không là một trong những câu hỏi được phụ huynh quan tâm nhiều nhất. trẻ sơ sinh đặc biệt là những bé dưới 4 tháng tuổi thường rất ít khi bị ho. Ho là kết quả của việc đường thở của bé bị kích thích hoặc bị ảnh hưởng do một nguyên nhân nào đó. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không?
  • 2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
  • 4. Cách nghe tiếng ho đoán bệnh của trẻ sơ sinh
  • 5. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh lâu lâu bị ho vài tiếng

1. Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không?

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không là một trong những câu hỏi được phụ huynh quan tâm nhiều nhất. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, bất kì một triệu chứng bất thường nào cũng có thể trở thành nỗi lo cho các bậc cha mẹ. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi thắc mắc của một vị phụ huynh như sau:

Phụ huynh: Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 1 tháng tuổi, gần đây xuất hiện tình trạng thỉnh thoảng ho vài tiếng. Cho em hỏi trẻ sơ sinh lâu lâu bị ho vài tiếng có sao không ạ?

Bác sĩ: Chào bạn,

Về cơ bản, trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho có thể vì những nguyên nhân giống như chúng ta, ho để làm sạch cổ họng và ngực khỏi các chất kích thích, chẳng hạn như chất nhầy, bụi hoặc khói, do viêm đường thở hoặc phổi do nhiễm trùng. Đối với trẻ sơ sinh, ho là một dấu hiệu rất thông thường và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu trẻ sơ sinh chỉ bị ho 1- 2 tiếng hoặc lâu lâu bị ho và không có triệu chứng khác, thì đó có thể là dấu hiệu bình thường và không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu ho kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt, khó thở hoặc khó nuốt, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, bạn nên luôn giữ cho trẻ sạch sẽ, bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây kích thích đường hô hấp và hạn chế tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm.

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không?

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không?

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho

Theo chứng minh, trẻ sơ sinh đặc biệt là những bé dưới 4 tháng tuổi thường rất ít khi bị ho. Ho là kết quả của việc đường thở của bé bị kích thích hoặc bị ảnh hưởng do một nguyên nhân nào đó. Trong đa số trường hợp thường không gây nguy hiểm. Nó có thể được gây ra bởi sự tích tụ chất nhầy do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp hoặc các chất kích thích từ môi trường như phấn hoa hoặc khói. Vì vậy khi thấy trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không, bố mẹ nên tìm hiểu xem nguyên nhân gây ho của bé là gì.

  • Trong gia đình có người hút thuốc lá hoặc sau khi tiếp xúc với người hút thuốc lá, khói thuốc có thể ám mùi theo quần áo. Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm với các mùi lạ có thể gây ho.

  • Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói, bụi

  • Nhà cửa không được vệ sinh, lau dọn thường xuyên có thể bám bụi trong nhà.

  • Nhà có nuôi thú cưng.

  • Xung quanh nhà hoặc trong nhà có trồng hoa.

Các yếu tố trên có thể là các dị nguyên kích thích đường hô hấp gây ho ở trẻ sơ sinh.

Thú cưng trong nhà có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho

Thú cưng trong nhà có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho

Tìm hiểu thêm:  trẻ bị nhiệt miệng, nhiệt miệng nên uống gì

3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Nếu trẻ sơ sinh bị ho kèm theo các triệu chứng dưới đây, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay:

  • Thở nhanh hơn bình thường hoặc có vẻ như bé cần cố gắng thở nhiều hơn

  • Thở khò khè

  • Ho ra chất nhầy có màu vàng, xanh hoặc có vệt máu

  • Bé ăn uống kém hơn, hoặc bỏ bú, ngủ li bì

  • Bị sốt 

  • Bị bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như bệnh tim hoặc phổi

  • Ho nhiều đến mức nôn mửa

  • Bị ho dai dẳng sau khi mắc nghẹn thứ gì đó

  • Bị ho không thuyên giảm sau khoảng hai tuần

Những biểu hiện nặng hơn của bệnh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Những biểu hiện nặng hơn của bệnh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Cha mẹ có thể đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất có chuyên khoa Nhi hoặc tai mũi họng, IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số bệnh viện, phòng khám uy tín tại Hà Nội dưới đây:

  • Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400,000đ;

  • Tổ hợp Y tế MEDIPLUS: Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 350,000đ;

  • Bệnh viện An Việt: Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, mức giá khám Nhi: 200,000đ

  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200,000đ;

  • Phòng khám chuyên khoa Nội CCare: mức giá khám Nhi: 350,000đ (Có dịch vụ bác sĩ khám tại nhà);

  • Bệnh viện Thu Cúc cơ sở Thụy Khê, Tây Hồ giảm 50% phí khám Nhi 

  • Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước, gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin dưới đây để được tư vấn, đặt lịch khám tại CSYT phù hợp nhất.

Khám Nhi tại Bệnh viện Thu Cúc

Đặt lịch khám tại Bệnh viện, phòng khám Nhi uy tín


4. Cách nghe tiếng ho đoán bệnh của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Ho là triệu chứng chính của nhiều loại bệnh theo mùa và dị ứng. Thông thường, mỗi loại bệnh có các triệu chứng độc đáo khác giúp bác sĩ nhi khoa xác định nguồn gốc của ho.

Một số bệnh phổ biến nhất mà bác sĩ thường thấy như:

  • Ho do dị ứng có thể gây ngứa họng và ho khan ở người lớn và trẻ em, thường đi kèm với các triệu chứng như hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, đau rát họng khiến bé bỏ bú... Khi nghi ngờ bé bị dị ứng cần xác định liệu cơn ho của con bạn có phải là triệu chứng của bệnh dị ứng mãn tính hoặc theo mùa hay không, hay nguyên nhân là do một tình trạng nghiêm trọng hơn.

  • Ho do cảm lạnh thường bao gồm ho có đờm, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt và nghẹt mũi. Vào ban đêm, khi bé nằm xuống, chất nhầy chảy từ phía sau mũi và miệng vào khí quản của trẻ nên triệu chứng thường biểu hiện nặng hơn. Loại ho này thường biến mất trong vòng ba tuần, nhưng nó có thể kéo dài đến sáu tuần sau khi các triệu chứng cảm lạnh khác đã biến mất.

Ho là triệu chứng chính của nhiều loại bệnh theo mùa và dị ứng

  • Ho do hen suyễn thường nặng hơn vào ban đêm và sau khi tập thể dục. Con bạn cũng có thể bị thở khò khè và khó thở như thở dốc.

  • Ho do dị vật: Nếu con bạn bắt đầu ho đột ngột và thở khò khè sau một đợt nghẹt thở, thì có thể bé đã hít phải dị vật .

  • Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella gây ra. Trẻ bị ho gà sẽ có những cơn ho liên hồi mà không thở được giữa các cơn. Khi kết thúc cơn ho, họ sẽ hít một hơi thật sâu và phát ra âm thanh "khụ khụ". Các triệu chứng thường gặp là sổ mũi, hắt hơi, ho nhẹ và sốt nhẹ. Bệnh ho gà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nghiêm trọng nhất ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không được tiêm vaccine ho gà. Nó rất dễ lây lan, vì vậy tất cả trẻ em nên tiêm phòng bệnh ho gà khi được 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 tháng và 4–6 tuổi

5. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh lâu lâu bị ho vài tiếng

Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để làm giảm triệu chứng và nguy cơ mắc bệnh cho trẻ như sau:

  • Giữ cho bé sạch sẽ và khô ráo: Bé cần được tắm sạch, lau khô và thay tã thường xuyên để tránh bị ẩm ướt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

  • Thường xuyên vệ sinh mũi và miệng: Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối 0.9% để rửa mũi, cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi được cha mẹ thực hiện đúng sẽ giúp loại bỏ sổ mũi, chất nhầy trong đường hô hấp, tăng khả năng thở cho bé.

  • Nâng đỡ đầu bé khi ngủ: Khi bé nằm xuống, bạn hãy nâng đỡ phần đầu của bé để giúp bé thở dễ dàng hơn.

  • Tăng cường giữ ấm cho bé: Bé cần được giữ ấm, tránh thay đổi thời tiết, giúp bé tăng sức đề kháng và hạn chế bị ho nhiều.

  • Nguồn dinh dưỡng cho trẻ: Không nên cho trẻ bú quá no. Người mẹ nên chú ý chế độ ăn uống của mình, nên ăn các thực phẩm giàu protein, kẽm, canxi giúp tăng miễn dịch khi cho bé bú mẹ. Đồng thời không nên ăn các thực phẩm cay, nóng, đồ nhiều dầu mỡ để không làm bé ho nhiều hơn.

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và phòng ngủ của bé.

Nâng đỡ đầu bé khi ngủ giúp bé thở dễ dàng hơn

Nâng đỡ đầu bé khi ngủ giúp bé thở dễ dàng hơn

Trẻ sơ sinh bị ho 1-2 tiếng có sao không là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh, đây là vấn đề rất thường gặp, có thể không gây đáng ngại, tuy nhiên cũng không nên chủ quan để tránh làm tình trạng nặng thêm. Nếu bé có biểu hiện nặng hơn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc tới ngay bệnh viện, phòng khám gần nhất để bé được chăm sóc và điều trị kịp thời. IVIE -  bác sĩ ơi với bài viết trên hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/03/2023 - Cập nhật 19/12/2023
4.5/5 - (26 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xung quanh miệng bé bị mẩn đỏ là bệnh gì? Cách xử lý kịp...

Xung quanh miệng bé bị mẩn đỏ là bệnh gì? Cách xử lý kịp...

Dấu hiệu xung quanh miệng bé nổi mẩn đỏ có thể cho thấy sự xuất hiện của một số vấn đề da liễu nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn có...

10/04/2024

20 Lượt xem

13 Phút đọc

Sau khi hết sốt nổi mẩn đỏ ở trẻ em có sao không? Cách xử lý

Sau khi hết sốt nổi mẩn đỏ ở trẻ em có sao không? Cách xử lý

Hết sốt nổi mẩn đỏ ở trẻ em là tình trạng phổ biến thường gặp ở những trẻ trong độ tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi. Nguyên nhân của tình trạng này là do sức đề kháng ...

10/04/2024

21 Lượt xem

11 Phút đọc

6 Bệnh viện khám bộ phận sinh dục cho trẻ em, có khám ngoài ...

6 Bệnh viện khám bộ phận sinh dục cho trẻ em, có khám ngoài ...

Thăm khám cơ quan sinh dục là một phần không thể thiếu của chăm sóc sức khỏe ở trẻ em trong giai đoạn phát triển và dậy thì. Mục đích của việc này là đánh giá...

25/03/2024

39 Lượt xem

9 Phút đọc

5 Bệnh viện khám bộ phận sinh dục cho bé gái an toàn, uy tín

5 Bệnh viện khám bộ phận sinh dục cho bé gái an toàn, uy tín

Không chỉ phụ nữ trưởng thành đã lập gia đình hoặc đã quan hệ tình dục mới gặp các vấn đề về phụ khoa. Trẻ em nếu không được chăm sóc tốt hoặc bẩm sinh vẫn có...

20/03/2024

56 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG