Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi là một hiện tượng dễ gặp, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo trẻ đang thực sự mắc bệnh hoặc chỉ là một biểu hiện sinh lý. Thông thường, sốt thường đi kèm với ho và sổ mũi là biểu hiện của trẻ đang bị nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên nếu chỉ thấy bé sốt nhẹ cũng không được lơ là do có rất nhiều nguyên nhân chỉ gây sốt đơn thuần nhưng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Bài viết này chúng tôi mong muốn cung cấp cho các bố mẹ các cách trị trẻ bị sốt nhưng không
1. Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi là bệnh gì?
Sốt là một phản ứng sinh lý đặc trưng bởi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức thay đổi bình thường hàng ngày, sốt thường được định nghĩa là nhiệt độ cơ thể từ 38°C trở lên. Những nguyên nhân có thể gặp khiến trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi như:
Sốt do mọc răng
Sốt do mọc răng bắt đầu khoảng 1 ngày trước khi răng mọc và hết trong vòng một hoặc hai ngày sau khi răng đâm xuyên qua nướu. Trẻ sốt mọc răng thường sốt nhẹ và đi kèm số triệu chứng sau khi mọc răng:
-
Chảy nước dãi
-
Nướu sưng
-
Chà xát quanh miệng, má và tai
-
Khó chịu, quấy khóc nhiều
-
Phát ban miệng
-
Giảm thèm ăn tạm thời
Trẻ mọc răng có thể gây sốt mà không đi kèm với ho sổ mũi
Tiêm chủng
Sốt là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của việc tiêm phòng, là một phần bình thường của phản ứng miễn dịch. Vì vậy, sốt sau khi tiêm vaccine là bằng chứng cho thấy hệ thống miễn dịch của trẻ đang phản ứng với vaccine và kết quả là tạo ra khả năng miễn dịch chống lại virus hoặc vi khuẩn mà vaccine nhắm đến. Các tác dụng phụ thường gặp sau khi chủng ngừa bao gồm:
-
Đau, đỏ hoặc sưng nơi tiêm vaccine .
-
Mệt mỏi hoặc nhức đầu.
-
Sốt và ớn lạnh.
-
Đau cơ hoặc khớp.
-
Buồn nôn, nôn mửa, hoặc tiêu chảy.
-
Quấy khóc, bồn chồn, hoặc chán ăn ở trẻ sơ sinh
Trong một số ít trường hợp có thể gặp sốt phát ban ở trẻ sau khi tiêm vaccine, biểu hiện ở dạng sốt đi kèm phát ban hoặc ngứa ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ cơ thể của bé. Đây có thể là cảnh báo nguy hiểm, cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Sau tiêm vaccine trẻ có thể bị sốt, đây là tác dụng phụ phổ biến của việc tiêm phòng
Sốt do mặc quá nhiều quần áo cho bé
Trẻ sơ sinh và trẻ em đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Là cha mẹ, việc muốn bảo vệ con mình khỏi cái lạnh là điều tự nhiên. Nhiệt độ ban đêm thường giảm thấp hơn ban ngày và bố mẹ có thể lo lắng rằng con mình sẽ bị lạnh. Do đó, họ có thể cho con mặc quần áo dày và đắp chăn dày để giữ ấm cho con. Tuy nhiên, mặc quá nhiều quần áo cho bé có thể dẫn đến tình trạng quá nóng và có thể gây nguy hiểm cho bé.
Làm thế nào để kiểm tra xem em bé của bạn có mặc quá nhiều không? Em bé của bạn bị quá nóng và có thể mặc quá nhiều quần áo bao gồm đổ mồ hôi, má đỏ bừng, thở nhanh và bồn chồn. Một cách khác để kiểm tra xem con bạn có mặc quá nhiều quần áo hay không là sờ vào gáy của trẻ. Nếu mồ hôi ra nhiều, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé quá nóng.
Mặc quá nhiều quần áo cho bé có thể khiến thân nhiệt tăng lên
Sốt phát ban ở trẻ
Bệnh sốt phát ban không lây từ người sang người như cảm lạnh hoặc cúm. Có ba loại sốt phát ban khác nhau và mỗi loại gây ra bởi một loại vi khuẩn khác nhau và được truyền bởi một loại động vật chân đốt khác nhau (như bọ chét, chấy, rận).
Các triệu chứng của bệnh sốt phát ban thường xuất hiện đột ngột và bao gồm:
Sốt rét
Bệnh sốt rét là bệnh do muỗi mang theo ký sinh trùng bằng cách cắn người đã mắc bệnh. Sốt rét sau đó truyền sang người khác khi muỗi đốt họ. Bệnh thường liên quan nhiều đến yếu tố dịch tễ, bé có đi đến vùng có dịch trong 6 tháng gần đây. Các triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của bệnh sốt rét là sốt, nhức đầu và ớn lạnh.
Sốt xuất huyết có triệu chứng sốt, nhức đầu, ớn lạnh
Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng 10–15 ngày sau khi bị muỗi nhiễm bệnh cắn.
Một số loại sốt rét có thể gây bệnh nặng và tử vong. Các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm:
Trẻ có triệu chứng nghiêm trọng nên được chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức. Điều trị sớm bệnh sốt rét nhẹ có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng.
Bố mẹ có thể gọi đến tổng đài đặt lịch khám bệnh để được tư vấn hỗ trợ đặt khám nhanh tại bệnh viện, phòng khám uy tín gần nhất, giúp giảm thời gian chờ đợi và cho bé khám với bác sĩ giỏi theo yêu cầu.
1900 3367
2. Cách trị trẻ sốt nhưng không ho sổ mũi
Biết được nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ là cách tốt nhất để điều trị căn nguyên và triệu chứng. Tuy nhiên với những căn bệnh phức tạp cần có sự thăm khám và theo dõi điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa. Với những nguyên nhân làm trẻ bị sốt mà không ho sổ mũi thông thường như khi mọc răng hoặc sau tiêm vaccine,… bố mẹ có thể áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ như:
Chườm ấm cho bé
Khi trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi nên hạn chế tắm, thay vào đó dùng khăn sạch thấm nước ấm để lau người cho trẻ. Đây là cách hạ sốt nhanh cho trẻ và an toàn nhất, làm giãn nở các mạch máu để hạ nhiệt độ cơ thể. Một số vị trí cần lau nhiều hơn để hạ sốt nhanh cho trẻ là trán, nách và bẹn. Lau bằng khăn ấm cũng giúp bé dễ chịu và thoải mái hơn. Lưu ý tuyệt đối không dùng nước đá để hạ thân nhiệt cho bé.
Dùng khăn ấm lau người là một cách hạ sốt cho bé hiệu quả
Mặc quần áo phù hợp cho trẻ
Khi trẻ bị sốt có thể kèm theo cảm giác lạnh. Tuy nhiên, lúc này việc ủ ấm cho bé sẽ không khiến nhiệt độ cơ thể bé giảm xuống hoặc trẻ bị sốt do mặc quá nhiều quần áo, bố mẹ nên chọn quần áo nhẹ, rộng rãi và tránh đắp chăn quá nặng hoặc dày.
Cho trẻ uống nhiều nước, đồ uống hoặc thức ăn lỏng
Một cách hạ sốt cho trẻ mà các phụ huynh thường áp dụng cho trẻ là bổ sung thêm nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất khi cơ thể bé bị sốt. Ngoài nước lọc, có thể cho trẻ uống sữa, ăn thức ăn lỏng để vừa bổ sung nước vừa đảm bảo dinh dưỡng, do trẻ đang sốt hoặc mệt mỏi, bỏ ăn. Khi trẻ bị sốt thường đi kèm mệt mỏi, chán ăn do ăn không ngon miệng, bố mẹ cần chú ý đến bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là vitamin C và canxi.
Bổ sung vitamin C khi trẻ bị sốt thông qua một số loại trái cây phổ biến có hàm lượng vitamin C cao như cam, quýt, bưởi... vừa có tác dụng hạ sốt, vitamin C còn tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây bệnh.
Ngoài ra, những thực phẩm chứa nhiều canxi như cá, rau củ, … cũng cần được bổ sung cho trẻ để hỗ trợ quá trình hồi phục của trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung vitamin C có trong các loại trái cây
Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
Nhiều trường hợp trẻ có thể bị sốt cao. Khi đó nếu không nhanh chóng hạ sốt sẽ rất nguy hiểm. Một trong những cách hạ sốt cho trẻ nhanh nhất là cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc mẹ tham khảo thêm cách hạ sốt cho trẻ 40 độ. Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng phù hợp với cân nặng và độ tuổi của trẻ. Tránh dùng quá liều gây nguy hiểm cho trẻ. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ.
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ sốt cao kéo dài hoặc nhiệt độ của chúng trên 38°C và chúng có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
-
Cứng cổ hoặc ánh sáng làm đau mắt
-
Nôn mửa và không chịu uống nhiều
-
Phát ban
-
Vấn đề về hô hấp
-
Không giảm thân nhiệt sau khi dùng thuốc hạ sốt
-
Bị sốt hơn hai ngày và không có nguyên nhân rõ ràng
-
Dường như trở nên không khỏe hơn
-
Đã bị co giật do sốt
Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới hướng dẫn của bác sĩ
Cho trẻ thăm khám với bác sĩ nhi khoa
Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín có bác sĩ chuyên khoa nhi có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để được điều trị đúng bệnh, phù hợp với tình trạng của trẻ, không nên tự ý điều trị ở nhà.
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, bố mẹ chủ động tìm hiểu và đưa con đi khám như mong muốn:
Tên Cơ sở y tế |
Địa chỉ |
Mức giá khám |
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn |
Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội |
400,000đ |
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS |
Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội |
350,000đ |
Bệnh viện An Việt |
Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội |
200,000đ |
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân |
Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội |
200,000đ |
Phòng khám Nội CCare |
Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội |
350,000đ |
Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…
Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
Ngoài ra, bố mẹ có thể chủ động đặt lịch tư vấn nhi từ xa với bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị, chăm sóc trẻ hiệu quả. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ tư vấn nhi từ xa uy tín dưới đây:
Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám cùng bác sĩ tư vấn từ xa 24/24
Tải app
Tư vấn y tế từ xa từ xa với bác sĩ nhi và nhận đơn thuốc trực tuyến
3. Một số triệu chứng sốt thường gặp ở trẻ
Sốt siêu vi
Sốt siêu vi là tình trạng sốt do nhiễm virus siêu vi, đó là một trong những nguyên nhân phổ biến của sốt ở trẻ em. Virus siêu vi là một loại virus nhỏ, gây ra các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau họng, khó thở và mệt mỏi. Trẻ em và người lớn đều có thể bị nhiễm vi rút siêu vi, tuy nhiên sốt siêu vi ở trẻ thường gặp nhiều hơn người lớn.
Hầu hết các cơn sốt siêu vi sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày, nhưng trong khi bạn bị sốt, hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và giữ đủ nước.
Hãy khẩn trương đi khám bác sĩ hoặc đến khoa cấp cứu nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây cùng với sốt, bởi vì những triệu chứng này có thể cho thấy bệnh viêm màng não:
-
Đau đầu dữ dội
-
Cổ cứng
-
Ánh sáng làm đau mắt bé.
Sốt siêu vi là một trong những nguyên nhân phổ biến của sốt ở trẻ em
Trẻ sốt đầu nóng người lạnh
Bàn tay lạnh cũng có thể là một triệu chứng của sốt. Sốt thường là dấu hiệu cơ thể bé đang cố gắng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Nếu trán bé nóng nhưng tay lại lạnh, đừng lo lắng, vì đó là dấu hiệu sốt phổ biến ở trẻ sơ sinh do sốt có thể khiến tay và chân lạnh, vì máu được gửi từ các chi đến các cơ quan cốt lõi của cơ thể để chống lại điều gì đang gây sốt. Trị sốt nên giúp tay chân lạnh ấm lên.
Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần trong ngày
Sốt có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Những nguyên nhân này có thể bao gồm:
-
Một loại virus.
-
Nhiễm trùng do vi khuẩn.
-
Tiêm phòng.
Bé cũng có thể có nhiệt độ cơ thể cao hơn vào các thời điểm khác nhau trong và giảm xuống sau một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, sốt tái phát có thể không phải do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, thường gặp ở triệu chứng chính của các hội chứng sốt định kỳ khác nhau như viêm khớp cấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống...
Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần trong ngày bố mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đi khám
Trẻ sốt chân tay nóng
Đa số trường hợp bé bị sốt cao lòng bàn tay chân nóng là do các loại virus hay vi khuẩn tấn công. Hoặc các nguyên nhân khác như sau khi tiêm phòng vaccin hoặc mọc răng cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sốt.
Trẻ sốt về đêm
Trẻ sốt về đêm khiến nhiều bố mẹ lo lắng, trẻ thường đổ nhiều mồ hôi, nên cần chú ý mặc đồ thoáng mát cho trẻ để thoát mồ hôi tốt hơn.
Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi thì bố mẹ nên quá lo lắng cần phải bình tĩnh để tìm hiểu những nguyên nhân gây nên sốt ở bé để đưa ra những biện pháp điều trị hợp lý, thăm khám và điều trị với bác sĩ nhi khoa. IVIE - Bác sĩ ơi hy vọng những thông tin phía trên sẽ giúp bạn cũng như gia đình chăm sóc bé tốt hơn và có chuẩn bị giải pháp hiệu quả nhất để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.