Nội dung chính
  • 1. Nhận biết 8 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng
  • 2. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau bụng?
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Nội dung chính
  • 1. Nhận biết 8 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng
  • 2. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau bụng?
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

8 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng và cách chữa trị

Tham vấn y khoa:
ThSNguyễn Thị Thảo
Dinh dưỡng,Dinh dưỡng
Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng là kiến thức chăm con rất cơ bản mà ba mẹ nên trang bị. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thường rất non nớt. Do vậy, tình trạng đau bụng khá phổ biến. Cùng điểm qua 8 dấu hiệu điển hình để nhận biết cũng như 1 số cách chữa trị hiệu quả từ các chuyên gia y tế.
Nội dung chính
  • 1. Nhận biết 8 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng
  • 2. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau bụng?
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

1. Nhận biết 8 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 25% trẻ sơ sinh bị đau bụng và thường diễn ra vào giữa tuần thứ 2 và tuần thứ 4. Vậy, làm sao để nhận biết chính xác các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng? Bác sĩ khuyên ba mẹ nên đặc biệt chú ý tới 8 dấu hiệu điển hình sau đây: 

Khóc nhiều hơn bình thường, khóc to và kéo dài hơn

Trẻ khóc nhiều hơn bình thường, khó to và kéo dài hơn chính là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng đầu tiên ba mẹ cần lưu ý. Thông thường trẻ sơ sinh có khóc hờn lâu nhất cũng chỉ khoảng 3 giờ 1 ngày khi trẻ được hơn 6 tuần tuổi.

Sau đó, con số này giảm còn từ 1 - 2 giờ khi trẻ được 3 - 4 tháng. Do vậy, nếu trẻ khóc nhiều hơn thời gian này thì rất có thể trẻ đang bị tổn thương hoặc có bệnh lý đi kèm và dễ nghĩ đến nhất là đau bụng.

Bé khóc nhiều hơn bình thường, khóc to và kéo dài hơn là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng

Bé khóc nhiều hơn bình thường, khóc to và kéo dài hơn là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng

Không chịu bú hoặc chỉ bú được một lúc ngắn

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng thứ 2 đó là trẻ không chịu bú hoặc chỉ bú được 1 lúc ngắn. Bú mẹ là phản xạ cũng như nhu cầu sinh lý thiết yếu ở trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh bú mẹ trực tiếp khoảng từ 1.5 - 2 giờ/ 1 cữ. Với sữa công thức thì thời gian này sẽ lâu hơn khoảng 2 - 3 giờ/1 cữ.

Bởi vậy, nếu trẻ không chịu bú hoặc chỉ bú 1 lúc ngắn và số lần quá ít trong ngày thì ba mẹ nên chú ý ngay vì có thể trẻ đang bị đau bụng hoặc khó chịu trong người.

Trẻ thường xuyên có cảm giác đầy bụng, khó chịu

Thường xuyên có cảm giác đầy bụng, khó chịu cũng là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng điển hình. Ba mẹ có thể thấy bụng trẻ căng chướng. Hoặc có thể khi bú xong trẻ không hay ợ hơi hoặc xì hơi. Khi đó rất có thể trẻ bị đau bụng và hệ tiêu hóa đang có vấn đề. Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Vùng bụng căng cứng và cảm giác sờ vào đau

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng tiếp theo là vùng bụng trẻ căng cứng và cảm giác sờ vào đau. Thông thường, bụng của trẻ có thể to nhưng thường mềm. Khi ba mẹ chạm vào trẻ không bị đau và không khóc. Nhưng nếu ngược lại những điều trên thì rất có thể trẻ đang đau bụng.

Nguy hiểm hơn có thể là dấu hiệu của 1 số bệnh lý tiêu hóa như viêm ruột, liệt ruột hay tắc ứ phân ở trẻ sơ sinh.

Vùng bụng căng cứng và cảm giác sờ vào đau

Vùng bụng căng cứng và cảm giác sờ vào đau

Có thể thấy trẻ nắm chặt các ngón tay, ưỡn lưng. Sờ bụng trẻ thấy bụng chướng hay cứng, chân tay trẻ gập luân phiên về phía bụng

Nếu ba mẹ thấy trẻ có hiện tượng nắm chặt các ngón tay, ưỡn lưng đồng thời sờ bụng trẻ thấy bụng chướng hay cứng, chân tay trẻ gập luân phiên về phía bụng thì đây chính là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng. Trẻ đang có những hành động để làm giảm đi cơn đau và biểu thị sự khó chịu. Ba mẹ nên chú ý nhé.

Thay đổi thói quen ăn, như ăn ít hơn hoặc không muốn ăn

1 trong những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng điển hình đó là trẻ thay đổi thói quen ăn, như ăn ít hơn hoặc không muốn ăn. Trẻ thường chỉ ăn ít hơn hoặc bỏ hay không muốn ăn khi cảm thấy khó chịu và khó tiêu. Nên nếu ba mẹ thấy lượng ăn của trẻ giảm dưới 50% lượng hằng ngày thì có thể trẻ đang bị đau bụng và ba mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để loại trừ nguyên nhân bệnh lý.

Trẻ buồn nôn, nôn trớ

Trẻ buồn nôn và nôn trớ cũng là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng dễ nhận biết. Mặc dù nôn trớ là hiện tượng sinh lý khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Lý do bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và thực quản - dạ dày trẻ còn nằm trên 1 đường thẳng. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên buồn nôn và nôn trớ nhiều lần thì rất có thể trẻ đang bị đau bụng và khó chịu ở hệ tiêu hóa.

Trẻ buồn nôn và nôn trớ cũng là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng dễ nhận biết

Trẻ buồn nôn và nôn trớ cũng là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng dễ nhận biết

Lượng phân thay đổi, phân có thể ra nhiều hoặc ít hơn thường

Ngoài những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng nêu trên, ba mẹ cũng nên chú ý tới lượng phân cũng như tính chất phân của trẻ. Nếu lượng phân thay đổi, phân có thể ra nhiều hoặc ít hơn bình thường và đi kèm những biểu hiện như quấy khóc thì nhiều khả năng trẻ đang bị đau bụng. Ba mẹ nên theo dõi kỹ lượng phân và tính chất phân để đánh giá cũng như có hướng hỗ trợ trẻ kịp thời.

Cha mẹ có thể gọi đến tổng đài đặt khám để được hỗ trợ tư vấn bệnh viện, phòng khám nhi gần nhất, ưu tiên khám bệnh, giảm thời gian xếp hàng chờ đợi và đặt khám nhi với bác sĩ theo yêu cầu.

1900 3367

2. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau bụng?

Sau khi nhận biết 8 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng nêu trên, ba mẹ chắc hẳn sẽ băn khoăn không biết nên làm gì để hỗ trợ trẻ. Cùng bỏ túi 6 giải pháp hiệu quả sau đây:

Sử dụng men vi sinh hỗ trợ trẻ

Men vi sinh sẽ giúp lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột khi trẻ bị đau bụng. Thêm nữa chúng sẽ giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Trong 1 số trường hợp trẻ khóc dạ đề hay đau bụng colic thì sử dụng men vi sinh đã ghi nhận nhiều hiệu quả. 

Điều chỉnh lại sữa và lượng sữa

Với trẻ sơ sinh sữa là thức ăn chính của trẻ. Do vậy, trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đau bụng, việc điều chỉnh lại sữa và lượng sữa là rất cần thiết. Mẹ có thể vắt bỏ bớt phần sữa trong đầu dòng đi rồi mới cho trẻ bú. Phần sữa đầu này chủ yếu là đường lactose, nên với trẻ bị bất dung nạp lactose thì càng nên bỏ bớt.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng, việc điều chỉnh lại sữa và lượng sữa là rất cần thiết

Trẻ sơ sinh bị đau bụng, việc điều chỉnh lại sữa và lượng sữa là rất cần thiết

Vỗ ợ hơi cho trẻ sau bú

Vỗ ợ hơi cho trẻ sau bú sẽ làm trẻ giảm cảm giác đầy bụng cũng như dịu cơn đau bụng nhanh chóng. Điều này còn cần thiết khi trẻ có đi kèm triệu chứng căng, chướng bụng. Ba mẹ nên thực hiện vỗ ợ hơi thường quy cho trẻ kể cả khi không có dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng.

Massage cho trẻ giảm đau bụng

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên massage cho trẻ giảm đau bụng. Việc massage này vừa giúp trẻ giảm đau, vừa giúp trẻ thư giãn cũng như giúp thức ăn di chuyển trong hệ tiêu hóa được tốt hơn. Ba mẹ nên massage cho trẻ từ 3 - 5 lần/ngày và nên thực hiện đều đến khi trẻ hết các cơn đau bụng.

Nên tắm nước nóng cho trẻ

Tắm nước nóng ấm cho trẻ cũng là cách giúp giảm cơn đau bụng. Cách này vừa giúp trẻ thư giãn vừa giúp trẻ ngủ ngon và đỡ quấy khóc hơn. Bên cạnh đó, khi tắm nước nóng cho trẻ, ba mẹ cũng nên nhẹ nhàng vuốt ve vùng bụng để đẩy bớt lượng khí ra ngoài.

Tắm nước nóng ấm cho trẻ cũng là cách giúp giảm cơn đau bụng

Tắm nước nóng ấm cho trẻ cũng là cách giúp giảm cơn đau bụng

Chú ý chế độ ăn của mẹ

Sữa mẹ là thức ăn duy nhất và phù hợp với trẻ sơ sinh. Do vậy, khi trẻ bị đau bụng, bà mẹ cũng quản lý chế độ ăn chặt chẽ lại. Mẹ cần ăn uống khoa học, lành mạnh và tránh các chất kích thích như rượu bia, chè, cafe, ..

3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Mặc dù có những giải pháp hỗ gợi ý để hỗ trợ khi có dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng, tuy nhiên bác sĩ cũng khuyên ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu nguy hiểm sau: 

  • Trẻ bị sốt và đau bụng quanh rốn, trẻ sơ sinh đau bụng kèm sốt cao trên 38 độ C.

  • Trẻ sơ sinh đau bụng, đi ngoài có kèm phân dính máu.

  • Trẻ sơ sinh đau bụng và thường xuyên bỏ ăn, cân nặng chững hoặc sụt cân.

  • Trẻ sơ sinh đau bụng kèm nôn trớ nhiều không dứt.

  • Trẻ sơ sinh đau bụng và thường lơ mơ, thậm chí ngủ li bì.

Trẻ sơ sinh đau bụng và thường lơ mơ, thậm chí ngủ li bì

Trẻ sơ sinh đau bụng và thường lơ mơ, thậm chí ngủ li bì

Nếu trẻ có 1 trong 5 dấu hiệu nguy hiểm trên, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám trực tiếp hoặc thăm khám online ngay với các bác sĩ nhi khoa. Bởi chúng rất có thể là triệu chứng đi kèm của các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm. 

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, bố mẹ chủ động tìm hiểu và đưa con đi khám như mong muốn: 

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám Lưu ý
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 400,000đ  
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 350,000đ  
Bệnh viện An Việt Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám Nội CCare Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội 350,000đ Có Bác sĩ khám tại nhà

Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

Đặt khám Nhi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo khám nhi online tại nhà với bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị, chăm sóc trẻ hiệu quả.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:

Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ

Tải app

Khám nhi online tại nhà, qua cuộc gọi trực tuyến bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc online và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online tại nhà với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

8 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng và các giải pháp hỗ trợ tại nhà ba mẹ có thể tham khảo. Mong rằng, với những thông tin hữu ích mà IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp phía trên ba mẹ có thể có thêm hành trang kiến thức để áp dụng vào quá trình chăm sóc con. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/05/2023 - Cập nhật 31/05/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Đa số thường nhẹ có thể tự khỏi hoặc chỉ cần...

24/08/2023

3267 Lượt xem

8 Phút đọc

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời thơ ấu là khoảng thời gian trẻ phát triển thị lực khỏe mạnh. Nếu...

14/08/2023

9340 Lượt xem

12 Phút đọc

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ em 2 tuổi bị nháy mắt liên tục không hiếm gặp, có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên nháy mắt thường xuyên hiếm khi do các tình trạng nghiêm trọng...

04/08/2023

9195 Lượt xem

8 Phút đọc

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm do nó xuất hiện rất phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Các trường hợp nhẹ thường...

03/08/2023

11822 Lượt xem

10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG