Nội dung chính
  • 1. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh
  • 2. Các giai đoạn phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh
  • 3. Phân biệt trẻ thiếu và thừa cân
  • 4. Cách để cân nặng trẻ sơ sinh đạt chuẩn
Nội dung chính
  • 1. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh
  • 2. Các giai đoạn phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh
  • 3. Phân biệt trẻ thiếu và thừa cân
  • 4. Cách để cân nặng trẻ sơ sinh đạt chuẩn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh Việt Nam mới nhất: Phân biệt trẻ thiếu và thừa cân

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh là một cách để mẹ và bác sĩ có thể theo dõi sự tăng trưởng của bé. Cân nặng là một trong những dấu hiệu đánh giá sự phát triển thể chất của bé. Trẻ em phát triển ở những tốc độ khác nhau, nhưng biểu đồ tăng trưởng có thể cung cấp hướng dẫn về cân nặng trung bình của trẻ. Sự tăng trưởng đều đặn là một chỉ số tốt về sức khỏe nói chung. Hoặc phát hiện sớm trẻ chậm tăng trưởng hoặc giảm cân nặng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó.
Nội dung chính
  • 1. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh
  • 2. Các giai đoạn phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh
  • 3. Phân biệt trẻ thiếu và thừa cân
  • 4. Cách để cân nặng trẻ sơ sinh đạt chuẩn

1. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh là công cụ tham khảo hữu ích giúp các mẹ theo dõi sự phát triển cân nặng của trẻ so với trung bình các đứa trẻ cùng tuổi, cùng giới.

Bảng 1: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng tuổi của trẻ

Tháng tuổi

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

Bé trai

Bé gái

Bé trai

Bé gái

Sơ sinh

2.5- 4.4

45.4 - 52.9

46.1-53.7

45.4- 52.9

1 tháng

3.4- 5.8

49.8 - 57.6

50.8- 58.6

49.8- 57.6

2 tháng

4.3- 7.1

53.0 - 61.1

54.4- 62.4

53.0- 61.1

3 tháng

5.0- 8.0

55.6 - 64.0

57.3- 65.5

55.6- 64.0

4 tháng

5.6- 8.7

57.8 - 66.4

59.7- 68.0

57.8- 66.4

5 tháng

6.0- 9.3

59.6 - 68.5

61.7- 70.1

59.6- 68.5

6 tháng

6.4- 9.8

61.2 - 70.3

63.3- 71.9

61.2- 70.3

7 tháng

6.7- 10.3

62.7 - 71.9

64.8- 73.5

62.7- 71.9

8 tháng

6.9- 10.7

64.0 - 73.5

66.2- 75.0

64.0- 73.5

9 tháng

7.1- 11.0

65.3 - 75.0

67.5- 76.5

65.3- 75.0

10 tháng

7.4- 11.4

66.5 - 76.4

68.7- 77.9

66.5- 76.4

11 tháng

7.6- 11.7

67.7 - 77.8

69.9- 79.2

67.7- 77.8

12 tháng

7.7- 12.0

68.9 - 79.2

71.0- 80.5

68.9- 79.2

 

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng tuổi của trẻ theo chuẩn WHO

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng tuổi của trẻ theo chuẩn WHO

*Lưu ý:

  • Khi chiều cao và cân nặng của trẻ vượt ra khỏi ngưỡng tối thiểu, thì trẻ có nguy cơ còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng. 
  • Khi cân nặng của trẻ vượt ra khỏi ngưỡng tối đa, thì trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì. 

2. Các giai đoạn phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có hiện tượng sụt cân sinh lý từ ngày 2 – 10 sau đẻ do mất chất lỏng và em bé sử dụng nhiều năng lượng hơn khi chúng thích nghi với cuộc sống 'ngoài tử cung' và hầu hết trẻ sơ sinh lấy lại cân nặng lúc sinh khoảng hai tuần sau khi sinh. Trẻ đẻ non thường bị sụt cân nhiều hơn và hồi phục chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh thường được cân theo các thời điểm gồm:

  • Mỗi tháng một lần đến khi trẻ được 6 tháng tuổi.
  • Cứ hai tháng một lần từ 6-12 tháng.
  •  Cứ sau 3 tháng kể từ ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ.

Cân nặng của trẻ phát triển mạnh nhất trong năm đầu đời, nhất là 3 tháng đầu đời, có thể tăng gấp 2 vào tháng thứ 4 – 5, cân nặng có thể tăng gấp 3 lần so với lúc sinh khi trẻ 1 tuổi. Trung bình trong 6 tháng đầu tăng 750g/tháng, 6 tháng sau tăng 250g/tháng.

Các giai đoạn phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh

Các giai đoạn phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh

3. Phân biệt trẻ thiếu và thừa cân

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh khá đơn giản, tuy nhiên nó không đánh giá được sự thay đổi cân nặng theo thời gian của trẻ. Biểu đồ tăng trưởng ghi lại những thay đổi trong số đo của bé, bao gồm chiều cao và cân nặng của trẻ. Các phép đo này được ghi lại trên biểu đồ để bạn có thể thấy chúng thay đổi như thế nào theo thời gian. Tất cả trẻ sơ sinh đều phát triển với tốc độ khác nhau và mức tăng trưởng bình thường cũng khác nhau rất nhiều. Điều quan trọng là em bé của bạn tiếp tục phát triển với tốc độ tương tự.

Các bước sử dụng biểu đồ tăng trưởng và nhận định kết quả như sau:

Trục hoành của biểu đồ tăng trưởng thể hiện tuổi của trẻ tính theo tháng. Kẻ một đường thẳng song song với trục tung tại điểm tương ứng với tuổi xác định được trên biểu đồ. Đánh dấu cân nặng hoặc chiều dài hiện tại ở trục tung của biểu đồ tăng trưởng và kẻ một đường thẳng song song với trục hoành tại thời điểm cân nặng/chiều dài đã xác định. Giao điểm của 2 đường vừa kẻ chính là điểm biểu thị về cân nặng/ chiều dài của trẻ.

*Lưu ý: Biểu đồ tăng trưởng của WHO được áp dụng cho trường hợp:

  • Trẻ đủ tháng (là trẻ được sinh ra trong khoảng thời gian từ 37-40 tuần tuổi thai).
  • Lấy trẻ bú sữa mẹ làm tiêu chuẩn cho sự tăng trưởng. Các mẫu biểu đồ phản ánh trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ ít nhất 4 tháng và vẫn bú sữa mẹ lúc 12 tháng.
  • Mô tả cách trẻ sơ sinh phát triển trong điều kiện tối ưu.
  • Có đặc trưng về giới tính.

4. Cách để cân nặng trẻ sơ sinh đạt chuẩn

Trẻ dưới 6 tháng

  • Trẻ cần được bú sớm ngay sau sinh (30 phút đến 1 giờ đầu tiên)
  • Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cho trẻ ăn hoặc uống thêm bất cứ loại thức ăn hoặc nước uống nào khác, kể cả nước lọc. Đây là tiêu chuẩn vàng trong việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, kể cả trẻ nhẹ cân. Sữa mẹ rất giàu chất dinh dưỡng và kháng thể có thể hỗ trợ tăng cân lành mạnh ở trẻ sơ sinh. Sữa mẹ cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Bú theo nhu cầu của trẻ, không cho bú vặt. Cho trẻ bú cả ngày lẫn đêm.
  • Cho trẻ bú hết một bên bầu vú mới chuyển sang bên tiếp theo để trẻ nhân được dinh dưỡng từ cả sữa đầu và sữa cuối cữ bú.
  • Khuyến khích sự tiếp xúc da kề da thường xuyên giữa em bé và cha mẹ hoặc người chăm sóc. Cách thực hành này, còn được gọi là chăm sóc kangaroo, đã được chứng minh là giúp cải thiện việc tăng cân và sức khỏe tổng thể. Nó giúp thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ cho mẹ và bé, đồng thời mang lại sự ấm áp cả về tinh thần và thể chất cho bé, từ đó hỗ trợ tăng cân.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Trẻ 6 đến 12 tháng

  •  Trẻ đủ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu cho ăn dặm.
  • Nguyên tắc ăn dặm là nên cho trẻ ăn ít một và tăng dần để trẻ quen với thức ăn mới. Tăng dần số bữa ăn, thức ăn và độ đặc của thức ăn dặm phù hợp theo lứa tuổi.
  •  Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ được ăn thêm trái cây (lưu ý không thêm đường)
  • Mẹ không nên cho trẻ ăn đồ ăn vặt giữa các bữa ăn.
  • Cần chuẩn bị các loại thực phẩm đa dạng trong bữa ăn để đảm bảo cung cấp đủ các chất cần thiết. Thành phần của bữa ăn dặm cần đầy đủ 4 nhóm chính sau: Gluxit, protein, vitamin và khoáng chất, chất béo.

Bảng cân nặng trẻ từ 6 đến 12 tháng

Bảng cân nặng trẻ từ 6 đến 12 tháng

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh giúp các mẹ có thể dễ dàng đối chiếu cân nặng của bé nhà mình so với cân nặng trung bình của các bé cùng giới tính, cùng độ tuổi. Trẻ tăng cân và phát triển nhanh chóng trong năm đầu tiên. Nhưng việc tăng cân có thể xảy ra với tốc độ và phạm vi khác nhau đối với mỗi đứa trẻ. 

Như vậy, IVIE – Bác sĩ ơi  vừa chia sẻ đến bạn bảng cân nặng trẻ sơ sinh. Việc tăng cân của con bạn phụ thuộc vào rất nhiều thứ, bao gồm di truyền, mức độ hoạt động và việc bạn đang cho con bú, bú sữa công thức hay cả hai. Nếu đường cong tăng trưởng của bé trông hơi khác so với mức trung bình, hãy liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng để được hỗ trợ tư vấn, hoặc đặt câu hỏi miễn phí với bác sĩ  để được giải đáp chi tiết.

Tải app

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/12/2023 - Cập nhật 10/01/2024
5/5 - (23 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
49 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
68 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
82 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
105 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG