Nội dung chính
  • 1. Bệnh gai đen là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh gai đen
  • 3. Các triệu chứng của bệnh gai đen là gì?
  • 4. Điều trị bệnh như thế nào?
  • 5. Tiến triển và phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Bệnh gai đen là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh gai đen
  • 3. Các triệu chứng của bệnh gai đen là gì?
  • 4. Điều trị bệnh như thế nào?
  • 5. Tiến triển và phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh gai đen: Nguyên nhân, điều trị và dự phòng bệnh

Bệnh gai đen là một rối loạn về da, biểu hiện là xuất hiện những vệt màu nâu đen ở vùng cổ, nách, háng. Bệnh thường xảy ra ở những người bị béo phì hoặc tiểu đường. Trẻ em bị bệnh gai đen sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh gai đen là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh gai đen
  • 3. Các triệu chứng của bệnh gai đen là gì?
  • 4. Điều trị bệnh như thế nào?
  • 5. Tiến triển và phòng bệnh

1. Bệnh gai đen là gì?

Bệnh gai đen đặc trưng bởi hiện tượng dày sừng và tăng sắc tố ở các nếp gấp như cổ, nách và bẹn, khi sờ có cảm giác như sờ vào vải nhung. Lúc đầu, da vùng bệnh có thể chỉ đổi màu xám, nhìn giống như các vết bẩn trên vùng tổn thương, sau đó vùng tổn thương tăng dần sắc tố, sần sùi như giấy nhám,vì da  nổi các u nhú và tăng sừng

Tỉ lệ mắc bệnh khác nhau tùy chủng tộc tuy nhiên trong gia đình có người bị bệnh giống bệnh nhân

Bản thân bệnh nhân có thể mắc bệnh như tiểu đường hoặc u ở các cơ quan nội tạng

Tiền sử trước đó có thể dùng thuốc axit nicotinic, fusidic, stilboestrol

Bệnh gai đen đặc trưng bởi hiện tượng dày sừng và tăng sắc tố ở các nếp gấp như cổ, nách và bẹn

Bệnh gai đen đặc trưng bởi hiện tượng dày sừng và tăng sắc tố ở các nếp gấp như cổ, nách và bẹn

2. Nguyên nhân gây bệnh gai đen

Phần lớn các trường hợp của bệnh gai đen không rõ nguyên nhân

Bệnh thường gặp ở những người thừa cân béo phì, những người bị bệnh tiểu đường không đáp ứng với insulin. Insulin được cho là có liên quan đến căn sinh bệnh học của bệnh.

Một số yếu tố khác liên quan đến bệnh như tăng nồng độ hóc môn androgen trong máu, một số u ác tính ở các cơ quan trong cơ thể. Những đột biến về gen của thụ thể insulin (thiếu toàn bộ phần kinase) dẫn đến hiện tượng không đáp ứng với insulin và bệnh gai đen.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám da liễu tại các phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Các triệu chứng của bệnh gai đen là gì?

  • Thể trạng có thể biểu hiện thừa cân, béo phì
  • Da vùng tổn thương dày, trường hợp nặng có thể bị toàn thân
  • Vị trí thường gặp là các nếp gấp như:  nách, cổ, bẹn, bộ phận sinh dục…
  • Tăng sắc tố : Vùng da tổn thương có thể có màu nâu, nâu xám hoặc màu đen 
  • Khi sờ tay vào vùng tổn thương có thể thấy có cảm giác như sờ vào giấy nhám
  • Khi tình trạng bệnh nặng hơn các nếp da rõ, dày da, bề mặt trở nên thô ráp và xù xì hơn
  • Lòng bàn bàn chân cũng có thể dày trong trường hợp bệnh lan tỏa

Triệu chứng của bệnh gai đen

Triệu chứng của bệnh gai đen

   Các thể lâm sàng

  • Thể di truyền lành tính: Đây là thể bệnh không có sự kết hợp với các bệnh nội tiết khác, thương tổn thường xuất hiện từ lứa tuổi nhỏ, với lứa tuổi trưởng thành bệnh thường xuất hiện ở  người thừa cân, béo phì
  • Thể lành tính: Thể này có thể kết hợp với nhiều bệnh lý và hội chứng khác nhau trong đó hiện tượng không đáp ứng với insulin của tổ chức là phổ biến nhất
  • Thể giả gai đen:  Bệnh hay gặp ở người thừa cân béo phì, bệnh sẽ thuyên giảm khi giảm cân khi giảm cân
  • Thể do thuốc: một số thuốc như axit nicotinic, fusidic, stilboestrol có thể gây các triệu chứng của bệnh hoặc làm nặng bệnh hơn
  • Thể kết hợp với u ác tính: Thường là các adenocarcinoma, thương tổn thường nặng và lan tỏa, tăng sắc tố xảy ra nhanh và dễ nhận thấy hơn, tổn thương có thể xuất hiện ở cả vùng niêm mạc. Việc điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn các thể khác, điều trị cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh

Ngoài ra còn có các bệnh lý da liễu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

4. Điều trị bệnh như thế nào?

Điều trị bệnh gai đen được thực hiện bằng cách:

  • Chế độ tập luyện và chế độ ăn giảm calo, và giảm trọng lượng cơ thể đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh
  • Thuốc bôi tại chỗ và dưỡng ẩm da
  • Thuốc toàn thân cũng có thể được chỉ định trong một số trường hợp
  • Điều trị các bệnh phối hợp đặc biệt trong trường hợp bệnh kết hợp với u ác tính

Điều trị bệnh gai đen

Điều trị bệnh gai đen

Điều trị cụ thể bao gồm:

  • Tại chỗ: sử dụng các thuốc bôi chứa Retinoids hoặc thuốc chứa thành phần bạt sừng bong vảy như mỡ  salicylic acid 3-5%
  • Calcipotriol có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của các tế bào sừng giúp giảm tình trạng da sần sùi
  • Toàn thân: Acitretin đường uống là thuốc được khuyến cáo sử dụng. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên cần thăm khám cẩn thận và kê đơn bởi bác sĩ
  • Laser CO2: Đây là thủ thuật có tác dụng loại bỏ tổ chức đối với những thương tổn dày không cải thiện bằng được bằng các thuốc bôi.
  • Điều trị các bệnh phối hợp:bệnh tiểu đường, cắt bỏ các khối u

5. Tiến triển và phòng bệnh

  • Thể lành tính: tiến triển chậm, đáp ứng khó với điều trị tổn thương giảm dần nếu tình trạng béo phì được cải thiện.
  • Thể liên quan đến u ác tính: khi cắt bỏ u bệnh sẽ được thuyên giảm và cải thiện dần

Phòng bệnh gai đen như thế nào?

  • Thực hiện chế độ tập luyện thường xuyên, chế độ ăn giảm calo và tránh tình trạng béo phì.
  • Phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường nhất là thể kháng insulin giúp hạn chế hình thành tổn thương bệnh gai đen
  •  Phát hiện và điều trị triệt để các u là vấn đề quan trọng cần lưu ý.

Bạn cần đến khám bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh trường hợp dùng thuốc không đúng bệnh gây nên nhiều tác dụng không mong muốn.

Tuy nhiên, nếu bạn bè hoặc người thân của bạn có các dấu hiệu nghi ngờ trong số các triệu chứng kể trên, hãy đặt lịch khám thông qua IVIE - Bác sĩ ơi để được thăm khám, tư vấn và tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/11/2022 - Cập nhật 28/11/2022
4/5 - (3 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Ghẻ nước ở tay, chân: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh khỏi

Ghẻ nước ở tay, chân: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh khỏi

Ghẻ nước, hay còn được gọi là ghẻ chân tay, là một bệnh da phổ biến gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Bệnh này thường gây ra những triệu chứng ngứa...

25/10/2023

2016 Lượt xem

8 Phút đọc

Từ A đến Z về Chàm da mặt: Bí quyết chăm sóc da đến từ bác...

Từ A đến Z về Chàm da mặt: Bí quyết chăm sóc da đến từ bác...

Chàm da mặt là một trong những bệnh lý về da liễu gây mất tính thẩm mỹ và khó cho người mắc phải. Nếu chủ quan và không có những phương pháp xử lý và điều trị...

24/10/2023

622 Lượt xem

9 Phút đọc

Dị ứng thời tiết ở mặt có nguy hiểm không? 10 Cách điều trị ...

Dị ứng thời tiết ở mặt có nguy hiểm không? 10 Cách điều trị ...

Dị ứng thời tiết ở mặt tuy rằng không gây nguy hiểm nhưng người mắc phải không nên chủ quan vì nó có thể chuyển sang mãn tính hoặc dẫn đến một số biến chứng...

24/10/2023

492 Lượt xem

9 Phút đọc

8+ Cách trị ghẻ nước tại nhà nhanh khỏi, không để lại sẹo

8+ Cách trị ghẻ nước tại nhà nhanh khỏi, không để lại sẹo

Ghẻ nước là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu bạn đang tìm kiếm cách trị ghẻ nước tại nhà, mà không để lại sẹo, thì...

24/10/2023

5787 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG