Nội dung chính
  • 1. Cách xác định béo phì ở trẻ em
  • 2. Nguyên nhân béo phì ở trẻ em
  • 3. Cách phòng tránh thừa cân béo phì ở trẻ em
Nội dung chính
  • 1. Cách xác định béo phì ở trẻ em
  • 2. Nguyên nhân béo phì ở trẻ em
  • 3. Cách phòng tránh thừa cân béo phì ở trẻ em
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Béo phì ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Béo phì ở trẻ em là một tình trạng y tế nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về tầm vóc của các con khi trưởng thành. Đồng thời, chúng cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, tăng huyết áp và tăng cholesterol máu.
Nội dung chính
  • 1. Cách xác định béo phì ở trẻ em
  • 2. Nguyên nhân béo phì ở trẻ em
  • 3. Cách phòng tránh thừa cân béo phì ở trẻ em

1. Cách xác định béo phì ở trẻ em

Chẩn đoán chính xác về tình trạng thừa cân - béo phì bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu

Chẩn đoán chính xác về tình trạng thừa cân - béo phì bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu

Béo phì ở trẻ em không phải tất cả trẻ em nhìn “mũm mĩm” đều được chẩn đoán là béo phì. Vì thể trạng của trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào khung xương, lượng cơ, lượng chất béo trong cơ thể.

Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y tế thế giới (WHO). Một trẻ được nhận định là thừa cân béo phì cần dựa vào 2 yếu tố:

  • Cân nặng của trẻ có vượt trên ngưỡng quy định so với chiều cao hay không? (trẻ nhỏ tính theo ngưỡng +2SD, trẻ vị thành niên là BMI/ tuổi và trẻ lớn là BMI).
  • % mỡ cơ thể đặc biệt là mỡ nội tạng của trẻ chiếm bao nhiêu %?

Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác về tình trạng thừa cân - béo phì bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu rồi đưa ra kết luận

Chỉ số khối cơ thể (BMI), đưa ra hướng dẫn về cân nặng so với chiều cao, là thước đo thừa cân và béo phì được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. 

Theo đó:

BMI = cân nặng (kg)/ [(chiều cao - tính theo m) * chiều cao]

BMI <18.5

Suy dinh dưỡng nhẹ cân

18.5 <= BMI  < 23

Bình thường

23<= BMI <25

Thừa cân

BMI >=25 

Béo phì

2. Nguyên nhân béo phì ở trẻ em

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em có rất nhiều

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em có rất nhiều

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới béo phì ở trẻ em như di truyền, các bệnh rối loạn chuyển hóa, dùng thuốc…. Nhưng đa số tình trạng béo phì ở trẻ em là do các vấn đề về lối sống quá ít hoạt động và quá nhiều calo từ thực phẩm và đồ uống. Cụ thể

  • Chế độ ăn

Thường xuyên tiêu thụ, sử dụng các loại thức ăn có hàm lượng calo cao, chẳng hạn như thức ăn nhanh, đồ nướng, các món chiên rán, bánh kẹo, đồ uống có gas, nước ngọt….có thể khiến con bạn tăng cân. Ngoài ra, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc tiêu thụ các loại nước ép trái cây và đồ uống thể thao (nước tăng lực) cũng có thể là thủ phạm gây ra thừa cân, béo phì.

  • Ít hoạt động thể lực

Trẻ em không tập thể dục nhiều có nhiều khả năng tăng cân vì chúng không đốt cháy hết lượng calo mà cơ thể đã nạp vào.

Việc dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động tĩnh tại, chẳng hạn như xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử, cũng góp phần gây ra vấn đề. Các chương trình truyền hình cũng thường có quảng cáo về thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

  • Yếu tố gia đình

Nếu con bạn xuất thân từ một gia đình có nhiều người thừa cân, trẻ có thể dễ bị tăng cân hơn. Điều này không chỉ bởi chúng đã có sẵn những gen “nhạy cảm” với đồ ăn mà còn liên quan tới thói quen tiêu thụ những thực phẩm giàu calo, ít hoạt động thể lực trong gia đình.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám dinh dưỡng tại các phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

  • Yếu tố tâm lý

Quá căng thẳng hoặc thường xuyên căng thẳng về học tập,cha mẹ và gia đình…. có thể làm tăng nguy cơ béo phì của trẻ. Một số trẻ ăn do quá căng thẳng nên hình thành hội chứng rối loạn hành vi ăn uống, dẫn đến việc ăn quá nhiều để đối phó với các vấn đề hoặc để đối phó với cảm xúc.

  • Yếu tố kinh tế xã hội

Người dân ở một số cộng đồng có nguồn lực hạn chế và khả năng tiếp cận siêu thị hạn chế. Do đó, họ thường xuyên phải mua các loại thực phẩm tiện lợi đóng gói sẵn, chẳng hạn như đồ ăn đông lạnh, bánh mì và bánh quy. Đây đều là những thực phẩm có nhiều calo, khi tiêu thụ trong một thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng béo phì.

  • Cho dùng thuốc

Một số loại thuốc theo toa có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh béo phì. Chúng bao gồm prednisone, lithium, amitriptyline, paroxetine (Paxil), gabapentin (Neurontin, Gralise, Horizant) và propranolol (Inderal, Hemangeol).

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về các bài viết về chuyên khoa dinh dưỡng, để có chế độ ăn hợp lý, chế biến phù hợp và đa dạng, duy trì các chất dinh dưỡng.

3. Cách phòng tránh thừa cân béo phì ở trẻ em

Phòng tránh thừa cân béo phì ở trẻ em

Phòng tránh thừa cân béo phì ở trẻ em

Một trong những chiến lược tốt nhất để giảm béo phì ở trẻ em là cải thiện thói quen ăn uống và tập thể dục của cả gia đình. Để giúp ngăn ngừa tăng cân quá mức ở con, bố mẹ nên:

  • Cho trẻ ăn, sử dụng đa dạng các loại thực phẩm. Đảm bảo trẻ chỉ nhận đủ lượng calo theo nhu cầu của trẻ.
  • Nên sử dụng các loại thực phẩm có năng lượng thấp, ít chất béo như: sữa không đường tách béo, sử dụng các loại trái cây ít ngọt và không ép nước, các loại ngũ cốc nguyên hạt…..
  • Không mua, tích trữ quá nhiều đồ ăn vặt trong nhà.
  • Cho bé ngủ đủ giấc. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ quá ít có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Thiếu ngủ có thể gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn.

Ngoài ra, bố mẹ có thể cho bé tới gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần để xác định tốc độ tăng trưởng và tầm soát nguy cơ thừa cân béo phì.

IVIE - Bác sĩ ơi: ứng dụng đặt lịch khám bệnh IVIE, đặt lịch khám online IVIE với quy trình khám dinh dưỡng hoàn thiện sẽ là địa chỉ uy tín cho ba mẹ. Ba mẹ có thể đặt lịch thăm khám dinh dưỡng cho con qua hotline: 19003367.

Ba mẹ nên liên hệ sớm với IVIE để được sắp xếp lịch thăm khám cùng đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm. Chúc ba mẹ có thật nhiều kiến thức chuẩn khoa học để thực hành chăm sóc con khỏe mạnh toàn diện. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/12/2022 - Cập nhật 09/12/2022
5/5 - (5 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Béo phì ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng...

Béo phì ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng...

Béo phì ở trẻ em là một tình trạng y tế nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về tầm vóc của các con khi trưởng thành. Đồng thời, chúng cũng làm ...

09/12/2022

924 Lượt xem

5 Phút đọc

Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn mỡ máu

Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu hay rối loạn lipid máu là một trong những bệnh mạn tính không lây nguy hiểm cần được điều trị thuốc kịp thời và có chế dinh dưỡng khoa học hợp...

28/09/2022

572 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG