Rối loạn mỡ máu hay rối loạn lipid máu là một trong những bệnh mạn tính không lây nguy hiểm cần được điều trị thuốc kịp thời và có chế dinh dưỡng khoa học hợp lý để dự phòng các biến chứng nguy hiểm.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người rối loạn mỡ máu
Dinh dưỡng cho người rối loạn mỡ máu cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
a. Năng lượng
Đối với những người thừa cân béo phì cần giảm năng lượng của khẩu phần từng chút một, tránh cắt giảm đột ngột, nhịn ăn để ép cân vì sẽ có nguy cơ gây hạ đường huyết. Khẩu phần ăn của người bệnh có thể đặt khoảng 20 - 25 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Đối với những người không dự cân nặng năng lượng nên đạt khoảng 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
b. Chất béo
Chất béo nên chiếm khoảng 15 - 20% tổng năng lượng hàng ngày. Trong đó chất béo no (chủ yếu có các sản phẩm từ động vật như mỡ, nội tạng…) chỉ nên chiếm ⅓ tổng số chất béo. Còn lại ⅔ nên bổ sung thêm các loại chất béo chưa no 1 nối đôi và nhiều nối đôi như omega 3.
Đồng thời, giảm lượng cholesterol ăn vào xuống dưới 250mg/ngày.
Dùng dầu lạc, dầu oliu, dầu đậu nành thay cho mỡ và nên bổ sung thêm dầu cá trong chế độ ăn hàng ngày vì chứa nhiều chất béo chưa no.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người rối loạn mỡ máu
c. Chất đạm
Lượng protein nên chiếm khoảng 12 - 20% tổng năng lượng. Trong đó bao gồm cả đạm động vật và đạm thực vật. Sử dụng thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà bỏ da, thịt lợn thăn….
d. Tinh bột
Thay thế các loại axit béo no bằng lượng năng lượng từ axit béo chưa no một nối đôi hoặc glucid đều có tác dụng tốt đối với người rối loạn mỡ máu. Cơ cấu khẩu phần nên có trên 55 - 60% năng lượng từ glucid và ưu tiên các loại glucid phức hợp.
Khi tình trạng dinh dưỡng có dấu hiệu thay đổi, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa dinh dưỡng có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
2. Người rối loạn mỡ máu nên ăn gì?
Để đảm bảo dinh dưỡng cho người rối loạn mỡ máu, người bệnh cần bổ sung một số loại thực phẩm như:
a. Các loại thực phẩm giàu omega 3
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của omega 3 đối với việc dự phòng và điều trị rối loạn mỡ máu. Chúng không những có tác dụng giảm cholesterol máu mà còn giảm cả triglycerid ở những người có triglycerid cao. Đồng thời omega 3 còn có tác dụng dự phòng chứng loạn nhịp tim, rung tâm thất, huyết khối và điều hòa huyết áp.
Một số các loại thực phẩm giàu omega 3 bạn nên sử dụng hàng ngày bao gồm:
- Các loại cá béo: cá hồi, cá nục, cá thu (2 -3 lần/tuần)
- Dầu thực vật: dầu oliu, óc chó, dầu hạt lanh, dầu đậu nành…
- Các loại hạt nhiều béo: macca, hạnh nhân, óc chó…

Đảm bảo dinh dưỡng cho người rối loạn mỡ máu
b. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa
Nghiên cứu về vai trò của các loại vitamin chống oxy hóa trong việc dự phòng các biến chứng tim mạch do rối loạn mỡ máu gây ra đang rất được chú ý trong những năm gần đây. Theo đó, các báo cáo mới nhất cho thấy: việc sử dụng các loại thực phẩm chứa vitamin E, vitamin C, selen, beta caroten thường xuyên có thể giảm 20 -40% nguy cơ mắc các bệnh mạch vành.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám dinh dưỡng tại các phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
Bạn có thể tìm thấy những chất chống oxy hóa này trong các loại thực phẩm sau:
- Thức ăn giàu vitamin E: giá đỗ, dầu thực vật
- Thức ăn giàu beta caroten: cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, các loại rau lá màu xanh đậm.
- Thức ăn giàu vitamin C: Bưởi, kiwi, ổi, đu đủ, cam, quýt….
- Thức ăn giàu selen: rau ngót, rau muống, cải bắp.
3. Người bị rối loạn mỡ máu cần kiêng gì?
a. Các loại thức ăn nhiều cholesterol
Lượng cholesterol trong khẩu phần có ảnh hưởng đến lượng cholesterol toàn phần trong huyết thanh và có mối liên quan với bệnh mạch vành. Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Mỹ, lượng cholesterol nên được khống chế ở mức dưới 300mg/ngày/người bình thường, và dưới 250mg/ngày/người có tiền sử mắc rối loạn mỡ máu.
Cholesterol chủ yếu có trong các loại thức ăn nguồn gốc động vật như: óc heo (2500 mg/100g), bầu dục bò (400mg/100mg), bầu dục lợn (375mg/100g), tim (140 mg/100g), trứng gà (600mg/100g), gan lợn (300mg/100g).

Người bị rối loạn mỡ máu cần kiêng thực phẩm
b. Các loại thực phẩm chứa acid béo thể Trans
Axit béo thể trans có thể làm tăng cholesterol toàn phần, LDL - cholesterol và giảm HDL - cholesterol dẫn tới tăng nguy cơ các biến chứng về tim mạch, xơ vữa động mạch vô cùng nguy hiểm.
Các axit béo thể Trans này thường có nhiều nhất trong các loại dầu mỡ chiên rán nhiều lần, hoặc các loại thịt nướng, cá nướng…
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, hạn chế các biến chứng nguy hiểm trong chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn mỡ máu cũng cần chú ý:
- Nên chế biến các món ăn nhạt tới mức có thể chấp nhận được và giảm dần lượng muối tới mục tiêu <5g muối/ngày
- Không nên sử dụng các loại mì chính, bột nêm trong quá trình chế biến món ăn.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê….
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về các bài viết về chuyên khoa dinh dưỡng, để có chế độ ăn hợp lý, chế biến phù hợp và đa dạng, duy trì các chất dinh dưỡng.
IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng tư vấn y tế từ xa uy tín, đáng tin cậy dành cho người bệnh với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa trong đó có dinh dưỡng. Bạn hãy tải ứng dụng về điện thoại hoặc máy tính cá nhân. Sau đó lên lịch hẹn với bác sĩ mong muốn khám. Bạn cũng có thể đặt lịch khám thông qua hotline của IVIE - Bác sĩ ơi 19003367.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.