Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và những điều cần biết 
  • 2. Phân biệt bệnh sởi và phát ban
  • 3. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cần nhập viện ngay
  • 4. Cách xử lý khi trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh sởi
  • 5. Cách đề phòng trẻ dưới 1 tuổi bị sởi
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và những điều cần biết 
  • 2. Phân biệt bệnh sởi và phát ban
  • 3. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cần nhập viện ngay
  • 4. Cách xử lý khi trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh sởi
  • 5. Cách đề phòng trẻ dưới 1 tuổi bị sởi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có độ lây lan nhanh, dễ trở thành dịch do lây qua đường không khí. Nếu không để ý tới những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu ngay qua bài chia sẻ này nhé. 
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và những điều cần biết 
  • 2. Phân biệt bệnh sởi và phát ban
  • 3. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cần nhập viện ngay
  • 4. Cách xử lý khi trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh sởi
  • 5. Cách đề phòng trẻ dưới 1 tuổi bị sởi

1. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và những điều cần biết 

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi đặc trưng là sốt, phát ban, viêm kết mạc, viêm đường hô hấp ở cả trẻ em và người lớn. Do virus thuộc họ Paramyxoviridae khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích sinh kháng thể, miễn dịch ở sởi là miễn dịch bền vững. Bệnh sởi diễn biến qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1 (ủ bệnh): Từ 10 – 12 ngày người bệnh không có dấu hiệu của bệnh sởi, khi đến ngày 9 – 10 thì sẽ sốt nhẹ.
  • Giai đoạn 2 (khởi phát): Trong 4 – 5 ngày là khoảng thời gian lây lan và gặp các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi như: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, viêm ở mắt, kết mạc mắt đỏ, sổ mũi, ho có đờm, viêm đường tiêu hoá và gây tiêu chảy…

Bệnh sởi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Bệnh sởi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ

  • Giai đoạn 3 (phát ban nốt sởi): Những nốt sởi bắt đầu thấy xuất hiện ở sau tai và lan sang hai bên má đến cổ xuống ngực, hai cánh tay. Trong 24h tiếp các nốt sởi lan xuống lưng, hông và 2 chân dưới. Ban đầu các nốt sởi màu hồng nhạt và đỏ dần lên.
  • Giai đoạn 4 (phục hồi): Nốt sởi biến mất và để lại những vết thâm đen trên da.

Mẹ xem thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khắp người

2. Phân biệt bệnh sởi và phát ban

Sởi là phát ban dễ nhầm lẫn với nhau vì cả 2 bệnh có khá nhiều dấu hiệu giống nhau, tuy nhiên đây là 2 bệnh khác nhau. Sau đây sẽ là những đặc điểm giống và khác nhau để quý phụ huynh có thể phân biệt tránh nhầm lẫn 2 bệnh này.

 Giống nhau

Cả sởi và phát ban đều giống nhau ở giai đoạn 1 (ủ bệnh) có biểu hiện như: sốt, mệt mỏi lừ đừ, đau đầu, với trẻ dưới 1 tuổi thì có thể bỏ bú và nhiệt độ cơ thể trẻ hạ dần các nốt phát ban bắt đầu xuất hiện. Bên cạnh đó có một số bé xuất hiện tình trạng tiêu chảy và nôn ói.

Bố mẹ cần phân biệt sởi và phát ban qua nốt ban nổi trên da của bé

Bố mẹ cần phân biệt sởi và phát ban qua nốt ban nổi trên da của bé

Khác nhau

Đặc điểm khác nhau

Sởi

Phát ban

Khái niệm

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi (thuộc họ Paramyxoviridae hình cầu) gây nên.

Là bệnh do các virus gây bệnh đường hô hấp hoặc do virus Rubella gây ra.

Giai đoạn bệnh

Có 4 giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn phát ban nổi sởi, giai đoạn phục hồi.

Có 3 giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát (viêm xuất tiết), giai đoạn toàn phát (mọc ban).

Đặc điểm các nốt ban

Màu sắc: màu sẫm.

Hình dạng: dạng sần và gồ trên da.

Hình thức nổi các nốt ban: xuất hiện theo trình tự: từ tai lan tới mặt xuống ngực, bụng và nổi toàn thân.

Khi hết ban: để lại những vết thâm (vết thâm vằn da hổ). 

Màu sắc: đỏ và sáng.

Hình dạng: ít sần sùi, mịn.

Hình thức nổi các nốt ban: nổi đồng loạt khắp cơ thể không theo thứ tự.

Khi hết ban: không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Biến chứng

Những biến chứng thường gặp như: viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, tiêu chảy, suy dinh dưỡng… Có một số biến chứng ít gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm là: viêm não, viêm màng não, viêm tủy cấp tính…

Nếu được chăm sóc đúng cách thì bé bị sốt phát ban có thể tự khỏi sau 5 -7 ngày mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên nếu tự ý chăm sóc mà không đúng có thể để lại một số biến chứng như: biến chứng ở đường hô hấp, biến chứng thần kinh, đường tiêu hoá…

Mẹ tìm hiểu: Trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm

3. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cần nhập viện ngay

Do bệnh sởi để lại những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ trẻ, vì vậy khi thấy bé có những dấu hiệu sau nên đưa ngay tới viện để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • Trẻ không uống, không bú và xuất hiện co giật.
  • Tình trạng sốt cao khó hạ, ngủ li bì khó đánh thức.
  • Nhịp thở nhanh, khi thở co lõm ngực, tiếng thở rít.
  • Xuất hiện loét miệng nhiều, loét giác mạc, thị lực giảm.
  • Mất nước nặng: môi trẻ khô, khóc không nước mắt, tiểu ít và da chùng.
  • Suy dinh dưỡng nặng và viêm xương chũm.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cần nhập viện ngay

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cần nhập viện ngay

4. Cách xử lý khi trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh sởi

  • Khi thấy trẻ sốt: cho uống paracetamol theo chỉ định, không mặc nhiều quần áo, cho trẻ tiếp tục bú mẹ hoặc sữa công thức và đảm bảo trẻ uống nhiều nước.
  • Xuất hiện tình trạng ho: thấy trẻ ho nhưng không kèm theo thở nhanh thì có thể cho bé uống thuốc ho mà mà bác sĩ chỉ định hoặc cho uống trà chanh, mật ong nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Trẻ bị nghẹt mũi: gây khó khăn cho trẻ khi ăn và bú, rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi.

Làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để thông thoáng mũi cho trẻ 

Làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để thông thoáng mũi cho trẻ 

  • Mắt đỏ và loét miệng: việc mắt đỏ không cần làm gì và đưa bé đi khám bác sĩ khi bị dính ghèn. Súc miệng cho trẻ bằng nước sạch, ít nhất 4 lần/ngày và thường xuyên uống nước để tránh trẻ bị mất nước.
  • Chế độ dinh dưỡng: khi bị sởi tình trạng dinh dưỡng bị ảnh hưởng do bị tiêu chảy và nôn hay lười ăn do bị loét miệng. Nên tăng cường cho con bú, chia nhỏ cữ ăn và cho bú nhiều hơn so với ngày thường để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

5. Cách đề phòng trẻ dưới 1 tuổi bị sởi

Cách phòng bệnh sởi quan trọng nhất là tiêm vaccin cho bé. Theo lịch tiêm chủng hiện nay của nước ta, bắt đầu thực hiện tiêm sởi mũi đầu tiên cho trẻ đủ 9 tháng tuổi để đảm bảo hiệu quả. Những trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa đủ tuổi để tiêm các mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Không nên đưa trẻ tới những nơi đông người khi không quá cần thiết.
  • Tránh tiếp xúc với những trẻ bị ốm đặc biệt là những người đang bị sởi hoặc nghi bị sởi.
  • Không đưa trẻ tới những nơi có dịch bệnh, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện – phòng khám những nơi đang điều trị bệnh nhân mắc bệnh sởi.
  • Người chăm sóc trẻ không tiếp xúc với trẻ đang bị sởi hoặc nghi bị sởi. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì cần thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ trước khi chăm sóc bé. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi bế bé và chăm sóc.
  • Đảm bảo dinh dưỡng – vệ sinh cho trẻ, khi đủ tháng tuổi cần cho trẻ đi tiêm vaccine đúng lịch.
  • Không có bằng chứng khoa học nào việc tắm hạt mùi để phòng tránh sởi là có tác dụng.

Cần đưa trẻ đi tiêm vaccine khi đủ tháng để phòng tránh bị sởi

Cần đưa trẻ đi tiêm vaccine khi đủ tháng để phòng tránh bị sởi

Vì vậy để tránh bùng phát thành dịch bệnh khi trẻ bị sởi cần cách ly để không lây sang người khác. Khi tiếp xúc với những người nghi bị sởi hoặc đang bị sởi cần đeo khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau tiếp xúc trong trường hợp phải tiếp xúc gần. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ và thoáng mát.

Trên đây là những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cũng như là cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban mà IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ. Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh sởi cũng như cách phòng tránh cho trẻ. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp quý phụ huynh có được những kiến thức bổ ích. Để được tư vấn chi tiết hơn bạn chỉ cần tải App IVIE - Bác sĩ ơi đặt câu hỏi tại hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Tải app

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/04/2024 - Cập nhật 30/04/2024
5/5 - (11 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

Khám phụ khoa giúp chị em phụ nữ tự tin về sức khỏe của mình. Để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, việc chọn nơi khám bộ phận sinh dục nữ là rất quan...

22/04/2024

47 Lượt xem

10 Phút đọc

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Trẻ em bị nổi hạch ở háng khiến rất nhiều mẹ lo lắng, liệu rằng việc nổi hạch này có ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình không? Nếu mẹ băn khoăn về tình trạng...

20/04/2024

65 Lượt xem

7 Phút đọc

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Tình trạng nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ gây ra tâm lý lo lắng ở đối với các phụ huynh. Chắc hẳn, rất nhiều cha mẹ đã tìm hiểu về tình hạch nổi hạch sau gáy ở trẻ ...

20/04/2024

62 Lượt xem

6 Phút đọc

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có độ lây lan nhanh, dễ trở thành dịch do lây qua đường không khí. Nếu không để ý tới những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và ...

20/04/2024

66 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG