Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu bị nấm miệng
  • 2. Nguyên nhân trẻ bị nấm miệng, nấm lưỡi
  • 3. Trẻ bị nấm miệng có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào cần đưa đi khám bác sĩ
  • 5. 3 Cách điều trị nấm miệng ở trẻ
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu bị nấm miệng
  • 2. Nguyên nhân trẻ bị nấm miệng, nấm lưỡi
  • 3. Trẻ bị nấm miệng có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào cần đưa đi khám bác sĩ
  • 5. 3 Cách điều trị nấm miệng ở trẻ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dấu hiệu trẻ bị nấm miệng, lưỡi và cách chữa trị khỏi ngay lập tức

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Dấu hiệu trẻ bị nấm miệng thường dễ được phát hiện nếu bố mẹ quan sát khoang miệng của trẻ. Nấm miệng là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em, nó thường không gây nguy hiểm nhưng nó có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ăn uống khó khăn. Cùng IVIE  Bác sĩ ơi tìm hiểu các dấu hiệu trẻ bị nấm miệng, nguyên nhân và cách điều trị để giúp bé nhanh chóng hồi phục ngay dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu bị nấm miệng
  • 2. Nguyên nhân trẻ bị nấm miệng, nấm lưỡi
  • 3. Trẻ bị nấm miệng có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào cần đưa đi khám bác sĩ
  • 5. 3 Cách điều trị nấm miệng ở trẻ

1. Dấu hiệu bị nấm miệng

Nấm miệng là một bệnh phổ biến do nấm Candida Albicans kí sinh trong miệng gây ra. Ở điều kiện thường chúng không gây hại gì cho trẻ. Khi gặp điều kiện thuận lợi (hệ miễn dịch của trẻ yếu đi), virus sẽ nhanh chóng phát triển và gây ra bệnh nấm lưỡi.

Dấu hiệu bị nấm miệng ở trẻ

Dấu hiệu bị nấm miệng ở trẻ

Bệnh nấm miệng ở trẻ thường xuất hiện dưới dạng các mảng trắng, mịn trên lưỡi và bên trong má, có thể chảy máu khi lau. Các mảng trắng do nấm miệng thường che phủ nhiều bề mặt trong miệng của trẻ và không thể dễ dàng lau sạch. Khi các mẹ cố gắng lau sạch chúng, vết loét có thể chảy máu. Bệnh nấm miệng thường có viền đỏ xung quanh mảng trắng và còn gây ra các triệu chứng như: 

  • Đỏ bên trong miệng
  • Đau miệng
  • Mất vị giác
  • Khô miệng
  • Khóc hoặc quấy khóc
  • Từ chối cho ăn hoặc sử dụng núm vú giả do đau.

Các giai đoạn nấm miệng ở trẻ:

Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ - Một lớp phủ màu trắng phú trên lưỡi và không thể dễ dàng làm loại bỏ được

Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ - Một lớp phủ màu trắng phú trên lưỡi và không thể dễ dàng làm loại bỏ được

 Đôi khi có những đốm trắng trong miệng

Đôi khi có những đốm trắng trong miệng

Không được điều trị kịp thời, nấm miệng lan ra toàn bộ khoang miệng và vòm họng

Không được điều trị kịp thời, nấm miệng lan ra toàn bộ khoang miệng và vòm họng

Khi lau sạch mảng trắng, có thể để lại đốm đỏ có thể chảy máu

Khi lau sạch mảng trắng, có thể để lại đốm đỏ có thể chảy máu

2. Nguyên nhân trẻ bị nấm miệng, nấm lưỡi

Nấm lưỡi, nấm miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em do nấm Candida albicans gây ra. Bệnh này tăng nhanh có thể do các nguyên nhân vì:

  • Di truyền từ mẹ: Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh cũng có thể xảy ra khi sinh con qua đường âm đạo. Nếu mẹ bị nhiễm nấm âm đạo, nấm men có thể truyền sang con khi nó di chuyển qua đường sinh và được sinh ra.
  • Miễn dịch giảm ở trẻ: Trẻ đang dùng một đợt thuốc kháng sinh, loại thuốc này đã làm giảm lượng vi khuẩn khỏe mạnh trong cơ thể, tạo điều kiện cho nấm candida lây lan.
  • Thường xuyên sử dụng núm vú giả.
  • Vệ sinh khoang miệng của trẻ chưa đúng.
  • Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu cũng là một yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển.

3. Trẻ bị nấm miệng có nguy hiểm không?

Nấm miệng ở trẻ không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bệnh nấm miệng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và gây nhiễm trùng nặng hơn, đặc biệt ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu.

Ngoài ra, vì các triệu chứng của nó có thể khiến trẻ không chịu ăn nên có thể dẫn đến mất nước ở trẻ.

Tìm hiểu thêm: Đau mắt đỏ ở trẻ em

4. Khi nào cần đưa đi khám bác sĩ

Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ, hoặc tư vấn từ xa với bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn điều trị về tình trạng nấm miệng ở trẻ nếu có biểu hiện sau:

  • Gây đau đớn khiến trẻ quấy khóc nhiều.
  • Bé đau và không chịu ăn.
  • Số lượng tã ướt giảm đi, có thể do bé đang có biểu hiện của mất nước.
  • Trẻ yếu, mệt và bị sốt.
  • Miệng cực kỳ khô, nhợt nhạt.
  • Chảy máu trong miệng.
  • Nhiễm trùng trở nên tái phát ngay cả sau khi dùng thuốc.

Khám nấm miệng ở trẻ với bác sĩ

Khám nấm miệng ở trẻ với bác sĩ

5. 3 Cách điều trị nấm miệng ở trẻ

Điều trị bằng thuốc

Trẻ bị nấm miệng nếu không được điều trị đúng cách sẽ rất dễ tái phát. Một số thuốc điều trị nấm miệng, nấm lưỡi ở trẻ em gồm:

- Thuốc Nystatin: là thuốc kháng sinh chống nấm, dùng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường được kê đơn ở dạng viên ngậm hoặc nước súc miệng dạng lỏng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó được áp dụng bằng cách dùng tăm bông hoặc ngón tay bôi thuốc trực tiếp lên vùng nấm nấm men hoạt động. Với nystatin lỏng, bạn súc miệng và nuốt thuốc.

- Thuốc Clotrimazole: là một loại thuốc dùng tại chỗ, dùng cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên, được kê đơn dưới dạng viên ngậm, tan chậm trong miệng trong vòng 20 đến 30 phút. 

- Thuốc Miconazol: Trong khi nystatin được ưu tiên cho trẻ nhỏ thì gel Miconazole (bôi lên vùng bị ảnh hưởng) có thể dùng cho trẻ từ 4 tháng trở lên.

- Thuốc Fluconazole: là thuốc trị nấm, dùng được cả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phương pháp điều trị mạnh hơn đối với bệnh nấm miệng và thường được điều trị nhiễm candida nặng ở trẻ sơ sinh non tháng và đủ tháng.

Điều trị tại nhà

Dưới đây là một số mẹo chăm sóc tại nhà để ngăn ngừa bệnh nấm miệng ở trẻ và giảm bớt các triệu chứng của bệnh nấm miệng ở trẻ em:

  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm để đánh răng ở trẻ lớn hoặc rơ lưỡi ở trẻ sơ sinh.
  • Dùng nước muối ấm để súc miệng.
  • Cho trẻ ăn sữa chua không đường trong thời gian dùng thuốc trị nấm miệng.
  • Ăn thức ăn lạnh và uống nước lạnh có thể làm giảm bớt sự khó chịu của bệnh. Ngoài ra, ăn thức ăn mềm, dễ nuốt có thể làm giảm bớt sự khó chịu của bệnh nấm miệng.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ để phòng ngừa nấm phát triển

Vệ sinh răng miệng cho trẻ để phòng ngừa nấm phát triển

Để phòng ngừa bệnh nấm miệng ở trẻ, mẹ có thể thực hiện một số bước khác để giúp bé mau lành hơn và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh nấm miệng:

  • Vệ sinh thường xuyên và khử trùng núm vú giả, bình sữa, máy hút sữa hoặc các thiết bị khác dùng để cho bé ăn.
  • Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ nếu và tư vấn thêm từ bác sĩ Sữa mẹ chứa các kháng thể có thể giúp bé chống lại nhiễm trùng và cũng có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng sang núm vú của bạn.
  •  Nếu bạn đang sử dụng sữa công thức cho trẻ, hãy sử dụng nước vô trùng để pha và khử trùng tất cả các thiết bị dùng để pha sữa công thức.
  • Nếu bé đã đủ lớn để ăn thức ăn đặc, hãy tránh cho bé ăn những thực phẩm có nhiều đường vì điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của Candida.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Bạn cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế, hoặc đặt khám bác sĩ tư vấn từ xa để được tư vấn nếu gặp phải các vấn đề như:

  • Trẻ biếng ăn, bỏ bú kéo dài không rõ nguyên nhân.
  • Xuất hiện nhiều mảng trắng sữa khó cạo bỏ ở miệng và lưỡi bé, da miệng khô và có vết nứt.
  • Trẻ quấy khóc nhiều không rõ nguyên nhân, mất nước, ốm sốt.

Dấu hiệu trẻ bị nấm miệng rất dễ phát hiện và cũng khá phổ biến, thường do nấm Candida gây ra. Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh thường không nghiêm trọng và tình trạng này có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị nếu con bạn có vẻ khó chịu, mất nước hoặc không chịu ăn. Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa nhi, bạn liên hệ IVIE – Bác sĩ ơi qua tổng đài 1900.3367 để được hỗ trợ tốt nhất.

1900 3367

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
540 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
1931 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
1252 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
2991 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG