Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng đau xương ngón tay
  • 2. Bị đau xương ngón tay là do đâu?
  • 3. Khi nào đau xương ngón tay cần đi khám bác sĩ
  • 4. Cách giảm đau và điều trị đau xương ngón tay
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng đau xương ngón tay
  • 2. Bị đau xương ngón tay là do đâu?
  • 3. Khi nào đau xương ngón tay cần đi khám bác sĩ
  • 4. Cách giảm đau và điều trị đau xương ngón tay
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đau xương ngón tay là do đâu? Cách giảm đau và trị dứt điểm

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Tình trạng đau xương ngón tay lâu ngày không những khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi phiền toái mà rất có thể đây là một biểu hiện của một trạng thái bệnh lý nguy hiểm.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng đau xương ngón tay
  • 2. Bị đau xương ngón tay là do đâu?
  • 3. Khi nào đau xương ngón tay cần đi khám bác sĩ
  • 4. Cách giảm đau và điều trị đau xương ngón tay

Đau xương ngón tay có nguy hiểm

Đau xương ngón tay có nguy hiểm

1. Dấu hiệu, triệu chứng đau xương ngón tay

Biểu hiện đau xương ngón tay sẽ khiến cho người mắc phải có cảm giác nhức, nhói đau, đôi khi là đau buốt, tê dại các ngón tay như thể bị chuột rút. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do chấn thương, va chạm mạnh ở các khớp ngón tay. Một số trường hợp hiếm gặp thì đau ngón tay còn có thể là do những tổn thương từ sâu bên trong của gân, mạch máu hoặc các mô liên kết giữa vùng sụn.

Nhìn chung, đau xương ngón tay đa số sẽ tự khỏi sau khoảng 1 đến 2 tuần. Thế nhưng, nếu bạn bị đau ngón tay kéo dài, không rõ nguyên nhân thì rất có thể đây là một trong những biểu hiện bệnh lý đáng quan ngại.

Đau ngón tay thường bao gồm các triệu chứng sau đây:

  • Đau ngón tay kéo dài và âm ỉ, đôi khi cơn đau bộc phát thành đau nhức, tê buốt hoặc có cảm giác như chuột rút ngón tay rất khó chịu.
  • Các cơn đau kèm theo sưng tấy ở các khớp: Triệu chứng này thường thấy ở các trường hợp bị chấn thương, bị va đập mạnh. Nếu bị gãy hay dập ngón tay thì các vết thương sẽ bị sưng lên, chuyển sang thâm tím hoặc bầm dập rất đau đớn. 
  • Cảm giác tê buốt hoặc đau khi cử động: Hội chứng đau gần ống cổ tay rất có thể là tác nhân liên quan đến sự chèn ép các dây thần kinh và cơ ở cánh tay và bàn tay.
  • Xuất hiện cục và nốt dưới da tại ngón tay, cảm nhận như có tồn tại chất dịch hoặc chai cứng, di chuyển hoặc dồn nén tại chỗ gây ra những cơn đau kéo dài.

Nhìn chung, tình trạng đau xương ngón tay nếu để kéo dài sẽ rất nguy hiểm bởi bàn tay là một bộ phận chứa rất nhiều dây thần kinh, các thụ cảm và mô tế bào quan trọng của cơ thể. Theo các chuyên gia y tế thì nếu hiện tượng đau nhức ngón tay kéo dài thì người bệnh cần phải được đi khám và điều trị ngay, không được để lâu sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.

Đau xương khớp kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống

Đau xương khớp kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống

Xem thêm: Đau xương bàn chân là bị bệnh gì? Cách trị đau

2. Bị đau xương ngón tay là do đâu?

Hiện tượng đau nhức các khớp ngón tay nếu không phải do các chấn thương, va đập vật lý thì rất có thể là biểu hiện của những chứng bệnh nguy hiểm sau đây:

  • Hội chứng ống cổ tay: Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay dẫn đến những viêm nhiễm, sưng tấy khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, tê nhức. Đôi khi còn bị mất cảm giác, không thể cử động được các đầu ngón tay hoặc khớp cổ tay.
  • Viêm xương khớp bàn tay: Những cơn đau kéo dài và thường xuyên bột phát thành đợt là một biểu hiện rõ ràng của bệnh viêm xương khớp bàn tay. Những người bước qua tuổi trung niên (trên 45 tuổi) thường phải đối diện với nguy cơ lão hóa khớp và viêm khớp. Khi tuổi tác đã cao, lớp sụn ở giữa các khớp bị suy giảm, dịch khớp cũng không còn được bài tiết ổn định nữa nên dễ dẫn đến tình trạng viêm khớp, thấp khớp làm đau xương ngón tay.
  • Hội chứng De Quervain: Đây là một hội chứng phổ biến ở nữ giới tuổi trung niên. Hội chứng De Quervain thường đi liền với các bệnh về viêm khớp, thấp khớp. Những căn bệnh này làm cho gân cơ tăng kích thước dài thêm ra và duỗi ngắn ngón cái, bởi vậy gây ra ra cảm giác nhức nhối, tê buốt ở bên ngón cái của cổ tay. Khi người bệnh vận động vùng cổ tay và ngón tay thì cơn đau sẽ bột phát dữ dội hơn. Nếu giữ nguyên trạng thái thì cơn đau có thể chỉ dừng ở mức âm ỷ.
  • Viêm đa khớp dạng thấp: Chứng bệnh này cũng tạo ra những cơn đau ngón tay, cảm giác tê bại ngón tay đặc biệt là những khi thời tiết thay đổi. Những cơn đau nhức ngón tay do viêm đa khớp dạng thấp gây ra rất dữ dội sẽ khiến người bệnh bị sưng phồng ngón tay, không thể cử động và làm việc như bình thường.
  • Nang bao hoạt dịch: Những nang tròn chứa đầy dịch nhờn là tác nhân gây ra cảm giác đau và sưng phồng nơi các đầu ngón tay. Nang bao hoạt dịch không gây ra những cơn đau ngón tay dữ dội nhưng chúng âm ỷ kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt bình thường của người mắc bệnh.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ yếu nêu trên thì biểu hiện đau xương ngón tay còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như: Gout, Hội chứng Raynaud, Lupus,… Một số trường hợp thì việc xuất hiện khối u hoặc do biến chứng bệnh tiểu đường, bệnh lý thần kinh, nhiễm trùng da ...

3. Khi nào đau xương ngón tay cần đi khám bác sĩ

Như đã nói ở trên, tình trạng đau xương ngón tay nhìn chung sẽ không quá nghiêm trọng nếu chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Vậy nhưng, nếu các cơn đau nhức kéo dài, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau dữ dội hoặc làm cho bàn tay của bạn ngừng hoạt động bình thường. Thậm chí, cơn đau ngày càng gia tăng về cường độ mạnh hơn hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần…… Thì lời khuyên dành cho bạn là nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho hệ cơ xương khớp của bạn.

Nếu không kịp thời khám bác sĩ mà để tình trạng đau khớp ngón tay kéo dài thì người bệnh rất có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Biến dạng ngón tay: Khi các cơn đau gia tăng cường độ và tần suất, khiến cho các đốt ngón tay sưng tấy lên, thì ngón tay của người bệnh sẽ dần dần bị biến dạng. Hiện tượng các ngón tay lệch về bên xương trụ (thường là thiên về ngón út), gây đau và suy yếu bàn tay sẽ xảy ra. 
  • Biến dạng khớp liên đốt: Những cơn đau khớp ngón tay kéo dài, kèm theo sưng tấy sẽ khiến cho các khớp liên đốt gần bị to mặt sau, dần dần biến dạng hình thành những nốt sưng to, mà y khoa gọi là hội chứng Heberden.

Biến dạng ngón tay do đau nhức lâu ngày

Biến dạng ngón tay do đau nhức lâu ngày

4. Cách giảm đau và điều trị đau xương ngón tay

Để giảm đau xương ngón tay, dần dần tiến tới điều trị dứt điểm chứng bệnh này và ngăn các hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Người bệnh cần phải đi khám tại bệnh viện, phòng khám xương khớp uy tín để điều trị ngay khi vết thương đau kéo dài quá 2 tuần. Không nên tự điều trị bệnh tại nhà và sử dụng thuốc một cách tùy tiện.

Hiện nay, các bác sĩ xương khớp sử dụng các phương pháp sau đây để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đau xương ngón tay:

  • Khám lâm sàng: Người bệnh sẽ trả lời những câu hỏi của bác sĩ về tiền sử bệnh lý, những triệu chứng và quan sát hiện trạng của vùng tổn thương trên tay của bệnh nhân. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ có những phương án điều trị ngay lập tức và phù hợp với thể trạng của người bệnh. Thông thường, biện pháp nẹp giữ cho khớp người bệnh cố định trong khi di chuyển ngón tay là phương án được nhiều bác sĩ cân nhắc sử dụng.
  • Chụp X-quang để tìm hiểu nguyên nhân gây ra đau xương ngón tay. Việc đau nhức các xương và khớp ngón tay có thể là do bệnh lý: Gai xương, mòn sụn, mất không gian chung gây ra. Dựa trên kết quả chụp X - quang các bác sĩ sẽ đưa ra được kết luận chính xác nhất về nguyên nhân gây ra tổn thương ở xương ngón tay. Từ đó, đưa ra được phương án trị bệnh phù hợp nhất.

Điều trị đau ngón tay nhìn chung là không quá khó khăn đối với trình độ y học hiện đại. Nếu tình trạng đau nhức ở tay chưa quá nghiêm trọng thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh uống thuốc giảm đau, kháng viêm. Đồng thời, trong quá trình điều trị người bệnh cũng không nên hoạt động nặng, hạn chế hoặc ngừng làm các việc phải cử động bàn tay nhiều.

Để chống lại tình trạng sưng tấy, đau nhức ở các đốt ngón tay, bác sĩ điều trị có thể sẽ phải tiêm thuốc bổ sung huyết tương giàu tiểu cầu kích thích tế bào biểu mô, tạo chất nền, phân chia tế bào, tái tạo tế bào máu, kích thích phát triển mạch máu. Đồng thời phối hợp tiêm thuốc kháng sinh, kháng viêm liều cao. Qua đó, giúp giảm dần tình trạng sưng tấy ở các khớp, đầu ngón tay.

Ngoài việc dùng thuốc uống, thuốc tiêm ra thì các liệu pháp vật lý trị liệu, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách để chấm dứt tình trạng đau xương ngón tay rất hiệu quả.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị đau xương ngón tay rất nghiêm trọng. Các liệu pháp điều trị bằng thuốc và xoa bóp thông thường không hiệu quả, thì buộc phải sử dụng đến các biện pháp trị liệu như can thiệp bằng nẹp ngón tay, băng thun hoặc thậm chí là phẫu thuật.

Nếu phải phẫu thuật để điều trị đau nhức xương ngón tay thì các bác sĩ chuyên khoa thường áp dụng các phương pháp sau đây:

  • Hàn xương: Đối với các trường hợp đau nhức ngón tay, biến dạng xương nghiêm trọng thì hàn xương là biện pháp tốt nhất để chấm dứt các cơn đau. Hàn xương sẽ giúp cho các xương tạo thành khớp đó phát triển về phía nhau hay kết hợp với nhau tạo thành một khối xương đặc. Cách thức trị liệu này thường được dùng cho các khớp liên đốt gần và liên đốt xa. Trong và sau quá trình hàn xương từ 3 đến 6 tháng thì người bệnh phải hạn chế vận động cánh tay được hàn.
  • Thay khớp nhân tạo: Trong trường hợp khớp ngón tay đã bị biến dạng hoàn toàn, mất khả năng tái tạo và chỉnh hình thì buộc phải thay khớp nhân tạo. Thực hiện thay khớp nhân tạo, bác sĩ dùng những khớp nhân tạo bằng nhựa hay kim loại để thay thế cho những khớp bị biến dạng. Việc thay khớp nhân tạo sẽ cho phép tay của người bệnh chuyển động tự do, đồng thời giảm đau hiệu quả.

Việc chăm sóc sức khỏe nói chung, khám chữa bệnh nói riêng luôn rất quan trọng và cần thiết với mỗi người. IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng chăm sóc sức khỏe chủ động, hỗ trợ bạn đặt lịch khám tại nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc. Bạn dễ dàng tải App ngay trên app store và CH Play về và sử dụng, với nhiều ưu thế như:

  • Việc đặt lịch khám trước trên IVIE - Bác sĩ ơi diễn ra vô cùng nhanh chóng và hiệu quả với chỉ vài thao tác đơn giản là bạn đã lựa chọn được địa chỉ khám bệnh, cũng như bác sĩ chuyên khoa ưng ý.
  • Với IVIE người bệnh sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức không phải chờ đợi, xếp lịch khám như kiểu đặt lịch khám truyền thống. Hơn nữa, bạn hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn nơi khám bệnh, bác sĩ điều trị theo ý của mình vì tất cả các thông tin liên quan đã được đăng tải đầy đủ trên ứng dụng.
  • IVIE - Bác sĩ ơi đã được cập nhật đầy đủ dữ liệu của các bệnh viện tuyến đầu của Việt Nam như: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E, Bệnh viện Thu Cúc,...... Giúp bạn có được sự lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao như ý một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất.

Như vậy, IVIE - Bác sĩ ơi vừa giải đáp băn khoăn của bạn về vấn đề Đau xương ngón tay là do đâu? Cách giảm đau và trị dứt điểm. Để đặt lịch khám với bác sĩ xương khớp nhiều năm kinh nghiệm, bạn liên hệ App đặt lịch khám bệnh qua số hotline: 1900 3367 để được tư vấn chi tiết.

1900 3367

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khám cột sống ở bệnh viện nào tốt nhất? Review chi tiết

Những bệnh về cột sống hoặc xương khớp đều có nguy cơ gây ra di chứng cho người mắc phải. Do đó, các phương pháp điều trị, phòng ngừa các bệnh về cột sống được ...

Icon thời gian
12/08/2024
706 Lượt xem
Icon thời gian
11 Phút đọc

Cong vẹo cột sống học đường: Dấu hiệu và cách điều trị

Cong vẹo cột sống học đường là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Phụ huynh hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm...

Icon thời gian
01/08/2024
671 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống từ chuyên gia cơ...

Cong vẹo cột sống xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn tuổi. Nguyên nhân của tình trạng vẹo cột sống chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt của con...

Icon thời gian
31/07/2024
514 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

12+ Bài tập chữa cong vẹo cột sống cho người lớn và trẻ em

Người lớn và trẻ em đều có nguy cơ bị cong vẹo cột sống. Dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cùng với đó, ...

Icon thời gian
30/07/2024
799 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG