Nội dung chính
  • 1. Kháng sinh
  • 2. Điều trị cụ thể một số nhóm nguyên nhân gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  • 3. Phẫu thuật 
Nội dung chính
  • 1. Kháng sinh
  • 2. Điều trị cụ thể một số nhóm nguyên nhân gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  • 3. Phẫu thuật 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTCao Mạnh Hưng
Chuyên khoa Nội tim mạch,Chuyên khoa Siêu âm tim
Người bệnh mắc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn sẽ nhập viện trong rất nhiều tình trạng bệnh lý cũng như mức độ tổn thương khác nhau, do đó tỉ lệ tử vong cũng khá dao động, từ 10 – 25%. Không nên chủ quan với viêm nội tâm mạc bởi bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị tốt.
Nội dung chính
  • 1. Kháng sinh
  • 2. Điều trị cụ thể một số nhóm nguyên nhân gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  • 3. Phẫu thuật 

1. Kháng sinh

a. Một số nguyên tắc cơ bản

Dù người bệnh tới nhập viện trong tình trạng bệnh lý ra sao, hay yếu tố thể trạng, bệnh nền đi kèm phức tạp như thế nào, thì kháng sinh vẫn luôn là hướng điều trị căn bản và nền tảng đối với mọi người bệnh. Một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gồm: 

  • Sử dụng kháng sinh dựa theo kết quả kháng sinh đồ có được từ cấy máu, nếu không có thì dựa vào kinh nghiệm lâm sàng và khuyến cáo.
  • Để tránh nguy cơ cấy máu âm tính dẫn đến không sử dụng được chính xác kháng sinh, nên sử dụng kháng sinh sau khi đã cấy máu đủ số lần theo tiêu chuẩn Duke.

Khuyến cáo sử dụng kháng sinh dựa vào phương pháp kháng sinh đồ

Khuyến cáo sử dụng kháng sinh dựa vào phương pháp kháng sinh đồ

  • Ưu tiên sử dụng kháng sinh theo đường truyền tĩnh mạch ngay khi xác định chẩn đoán viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn nhằm sớm cải thiện tình trạng nhiễm trùng.
  • Liều kháng sinh cho trẻ em không vượt quá liều người lớn, thay đổi theo cân nặng và mức độ suy thận.

Ưu tiên kháng sinh đường truyền tĩnh mạch

Ưu tiên kháng sinh đường truyền tĩnh mạch

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Điều trị cụ thể một số nhóm nguyên nhân gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

a. Liên cầu đường miệng và tiêu hóa (Streptococci)

- Kháng sinh được khuyến cáo: Penicillin G hoặc Amoxicillin hoặc Ceftriaxone truyền tĩnh mạch.

- Thời gian điều trị chuẩn là 4 tuần, đối với người bệnh tuổi cao và/hoặc suy thận và/hoặc biến chứng thần kinh.

- Với người bệnh van tim tự nhiên không bị suy thận, thời gian điều trị là 2 tuần.

- Với người bệnh mang van tim nhân tạo, thời gian điều trị tối thiểu 6 tuần.

- Nếu người bệnh dị ứng thuốc nhóm beta-lactam, có thể sử dụng vancomycin đơn độc hoặc phối hợp gentamicin.

Một số loại kháng sinh thường được dùng với nhóm viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do liên cầu.

Một số loại kháng sinh thường được dùng với nhóm viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do liên cầu.

b. Tụ cầu (Staphylococcus)

- Kháng sinh được khuyến cáo: Methicillin hoặc cotrimoxazole phối hợp clindamycin truyền tĩnh mạch.

- Thời gian điều trị chuẩn từ 4 đến 6 tuần. 

- Với người bệnh mang van tim nhân tạo, thời gian điều trị tối thiểu 6 tuần.

- Nếu người bệnh dị ứng penicillin hoặc kháng methicillin, có thể sử dụng vancomycin hoặc daptomycin.

Hai loại kháng sinh thường được dùng với nhóm viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do tụ cầu

Hai loại kháng sinh thường được dùng với nhóm viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do tụ cầu

c. Enterococcus

- Kháng sinh được khuyến cáo: có 3 dạng phối hợp: Amoxicillin + Gentamicin hoặc Ampicillin + Ceftriaxone hoặc Vancomycin + Gentamicin.

- Thời gian điều trị chuẩn là 4 – 6 tuần. 

- Với người bệnh mang van tim nhân tạo, thời gian điều trị tối thiểu là 6 tuần.

d. Nhóm vi sinh vật cấy máu âm tính

- Thường kết hợp từ 2 – 3 nhóm kháng sinh với nhau.

- Do số lượng người bệnh mắc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thuộc nhóm này còn hạn chế, do đó thời gian sử dụng kháng sinh chuẩn chưa được khuyến cáo rõ ràng, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâm sàng và sự phối hợp các chuyên khoa.

- Một số dạng phối hợp kháng sinh được khuyến cáo: 

  • Doxycyclin + Cotrimoxazol +Rifampin đối với vi khuẩn Brucella spp.
  • Doxycyclin + Hydroxychloroquine đối với vi khuẩn C.burnetii
  • Levofloxacin uống trong vòng ít nhất 6 tháng đối với Mycoplasma spp.

- Đối với nhóm người bệnh này, nên hội chẩn ý kiến của chuyên khoa truyền nhiễm.

Hai nhóm kháng sinh thường được dùng với nhóm viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấy máu âm tính

Hai nhóm kháng sinh thường được dùng với nhóm viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấy máu âm tính

e. Vi khuẩn Gram âm

- Đa số vi khuẩn gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trong nhóm này thuộc nhóm HACEK.

- Khuyến cáo dùng Cefriaxone đơn độc hoặc phối hợp ampicillin và gentamicin tùy thuộc độc lực và tính chất của vi khuẩn, thời gian ít nhất 4 tuần với van tim tự nhiên và 6 tuần với van tim nhân tạo.

g. Nấm

- Người bệnh mắc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do nấm thường có cơ địa suy giảm miễn dich (tiêm chích ma túy,…), có van tim nhân tạo, sử dụng quá mức thuốc truyền tĩnh mạch,…

- Tỉ lệ tử vong và tỉ lệ tái phát cao.

- Chủ yếu điều trị bằng thuốc chống nấm Amphotericin B kết hợp với can thiệp ngoại khoa sửa/thay van tim càng sớm càng tốt.

- Sau phẫu thuật, nên duy trì thuốc kháng nấm đường uống cho người bệnh (fluconazole với candida và voriconazole với aspergillus).

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Phẫu thuật 

- Bên cạnh kháng sinh là hướng điều trị bắt buộc và nền tảng, can thiệp ngoại khoa luôn cần lưu ý và dự phòng trước, có thể cần đặt ra bất kì lúc nào đối với người bệnh mắc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. 

- Thời điểm phẫu thuật phù hợp phụ thuộc: huyết động của người bệnh khi mắc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, mức độ và sự lan rộng của nhiễm khuẩn, các biến chứng.

Chỉ định phẫu thuật đối với viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn van tim bên trái theo Hội Tim mạch học Châu Âu (ESC 2015)

Chỉ định phẫu thuật đối với viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn van tim bên trái theo Hội Tim mạch học Châu Âu (ESC 2015)

- Đối với van tim bên phải, người bệnh có chỉ định phẫu thuật sửa/thay van tim khi:

  • Điều trị kháng sinh đúng theo phác đồ nhưng triệu chứng còn dai dẳng, không hoặc ít cải thiện.
  • Sùi van ba lá (>20mm) sau tắc động mạch phổi do tổ chức sùi di chuyển theo dòng máu hoặc tắc mạch nghịch thường.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có tổ chức sùi dẫn tới hở van tim nặng gây suy tim cấp kém đáp ứng với điều trị nội khoa.

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/09/2022 - Cập nhật 19/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Người bệnh mắc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn sẽ nhập viện trong rất nhiều tình trạng bệnh lý cũng như mức độ tổn thương khác nhau, do đó tỉ lệ tử vong cũng khá...

14/09/2022

441 Lượt xem

5 Phút đọc

Tiên lượng và biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Tiên lượng và biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Bệnh viêm nội tâm mạc thường là nhiễm khuẩn thứ phát, khi tác nhân gây bệnh gây nhiễm khuẩn da, nhiễm răng miệng trước. Không nên chủ quan với viêm nội tâm...

14/09/2022

463 Lượt xem

5 Phút đọc

Thăm dò cận lâm sàng trong viêm nội mạc nhiễm khuẩn

Thăm dò cận lâm sàng trong viêm nội mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là nhiễm khuẩn màng trong của tim do vi khuẩn hoặc vi nấm, và một số trường hợp hiếm do Chlamydia hay Rickettsia. Nhiễm khuẩn...

14/09/2022

419 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Triệu chứng và yếu tố nguy cơ

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Triệu chứng và yếu tố nguy cơ

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn được định nghĩa là tình trạng nhiễm trùng lớp màng trong của tim, với đặc trưng tổn thương là tổ chức “sùi”. Bệnh có căn nguyên và ...

28/08/2022

998 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG