Nội dung chính
  • 1. Cấy máu
  • 2. Siêu âm tim
  • 3. Công thức máu
  • 4. Chức năng thận và điện giải
  • 5. Máu lắng và CRP
  • 6. Chẩn đoán hình ảnh khác
Nội dung chính
  • 1. Cấy máu
  • 2. Siêu âm tim
  • 3. Công thức máu
  • 4. Chức năng thận và điện giải
  • 5. Máu lắng và CRP
  • 6. Chẩn đoán hình ảnh khác
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thăm dò cận lâm sàng trong viêm nội mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là nhiễm khuẩn màng trong của tim do vi khuẩn hoặc vi nấm, và một số trường hợp hiếm do Chlamydia hay Rickettsia. Nhiễm khuẩn màng trong của động mạch (shunt động – tĩnh mạch, ống động mạch còn tồn tại, hẹp eo động mạch chủ) tuy gọi đúng tên là viêm nội mạc động mạch nhiễm khuẩn (infective endarteritis) nhưng về lâm sàng và bệnh học cũng giống viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Nội dung chính
  • 1. Cấy máu
  • 2. Siêu âm tim
  • 3. Công thức máu
  • 4. Chức năng thận và điện giải
  • 5. Máu lắng và CRP
  • 6. Chẩn đoán hình ảnh khác

1. Cấy máu

- Là xét nghiệm vi sinh nhằm phát hiện sự có mặt của các vi sinh vật gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng và những sinh vật khác trong máu.

- Bên cạnh siêu âm tim, đây là tiêu chuẩn chính trong chẩn đoán xác định viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Hình ảnh mô tả 1 quy trình cấy máu cơ bản

Hình ảnh mô tả 1 quy trình cấy máu cơ bản

- Người bệnh nghi ngờ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cần được cấy máu càng sớm càng tốt. Cấy máu âm tính từ 3 lần trở lên giúp loại trừ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tới 85%. Cấy máu dương tính cho phép bắt đầu điều trị sớm theo phác đồ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn nếu có thêm kết quả siêu âm tim nghi ngờ.

- Với người bệnh đã bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, cấy máu càng sớm càng tốt, nhất là trước khi dùng kháng sinh. Cấy máu nhằm phát hiện chính xác loại vi sinh vật gây bệnh, từ đó lựa chọn phác đồ thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút, thuốc kháng nấm phù hợp, giúp điều trị chính xác nguyên nhân và sớm cải thiện tình trạng cho người bệnh.

- Một số người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch, có van tim nhân tạo, hoặc nghi nhiễm nấm gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn … có thể cần cấy máu nhiều lần.

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Siêu âm tim

Tổ chức sùi (mũi tên xanh) trên siêu âm tim

Tổ chức sùi (mũi tên xanh) trên siêu âm tim

- Bên cạnh cấy máu, siêu âm tim là tiêu chuẩn chính còn lại trong chẩn đoán xác định viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

- Đa số người bệnh sẽ chỉ cần siêu âm tim qua thành ngực là có thể đánh giá được. Tuy nhiên đôi khi những tổn thương trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn như sùi quá nhỏ (< 2mm) hoặc lần đầu siêu âm tim qua thành ngực chưa phát hiện ra nhưng trên lâm sàng người bệnh vẫn có triệu chứng nghĩ nhiều đến viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thì có thể cần siêu âm tim qua thực quản.

- Siêu âm tim qua thực quản có thể cân nhắc trên những người bệnh siêu âm tim qua thành ngực mờ (bệnh phổi mạn, quá gầy, quá béo,…). Ngoài ra với những người bệnh có tổn thương áp xe tại vị trí động mạch chủ, van hai lá hoặc có thiết bị cấy ghép (van tim, máy tạo nhịp,…) thì đây cũng là phương pháp cho độ nhạy cao hơn.

Siêu âm tim qua thực quản sẽ có ích trong một số trường hợp khó

Siêu âm tim qua thực quản sẽ có ích trong một số trường hợp khó

- Bên cạnh phát hiện các tổn thương đặc trưng của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là sùi, siêu âm tim còn giúp đánh giá các biến chứng có thể xảy ra như: hẹp/hở van tim, thủng/rách lá van, đứt dây chằng, cột cơ, …

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Công thức máu

- Đa số người bệnh sẽ bị thiếu máu, rõ hơn ở những người bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mạn tính do tình trạng nhiễm trùng và dinh dưỡng bị suy giảm.

- Giai đoạn đầu thường có tăng bạch cầu, cụ thể là bạch cầu đa nhân trung tính khi hệ miễn dịch còn hoạt động. Khi hệ miễn dịch yếu dần, có thể có giảm bạch cầu và / hoặc giảm tiểu cầu.

- Cả hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu cũng có thể bị biến đổi, tăng hoặc giảm bất thường do tác dụng phụ của dùng kháng sinh.

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

4. Chức năng thận và điện giải

Các tổ chức sùi từ van tim theo dòng máu tới thận gây suy thận

Các tổ chức sùi từ van tim theo dòng máu tới thận gây suy thận

- Chức năng thận của người bệnh thường sẽ bị suy giảm ở các mức độ khác nhau, nguyên nhân do: 

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây hở van tim gây suy tim làm giảm lưu lượng máu tới thận gây suy thận.
  • Dùng nhiều loại kháng sinh đào thải qua thận khác nhau và trong thời gian dài ngày gây suy thận.
  • Mảnh sùi có thể theo dòng máu từ buồng tim đi tới các mạch máu thận gây tắc mạch thận dẫn đến suy thận.
  • Nhiễm khuẩn nặng do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn đi theo dòng máu tới thận gây suy thận.

- Điện giải đồ, đặc biệt là Natri, kali, canxi,… được hấp thu và thải trừ qua thận, do đó khi suy thận sẽ dẫn đến rối loạn các ion này và có thể dẫn tới một số rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

5. Máu lắng và CRP

- Máu lắng và CRP là 2 xét nghiệm giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đang diễn ra trong cơ thể. Tùy vào mức độ nhiễm trùng, đáp ứng của hệ miễn dịch cũng như triệu chứng, phản ứng của cơ thể với kết quả điều trị mà 2 xét nghiệm này cũng thay đổi theo.

Chỉ số máu lắng và CRP tăng gợi ý tình trạng nhiễm trùng đang diễn ra trong cơ thể

Chỉ số máu lắng và CRP tăng gợi ý tình trạng nhiễm trùng đang diễn ra trong cơ thể

- Trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, thường 2 xét nghiệm này sẽ tăng trong giai đoạn cấp tính. Khi bệnh ổn định hoặc mạn tính, xét nghiệm sẽ trở về mức tăng nhẹ hoặc có thể về bình thường.

6. Chẩn đoán hình ảnh khác

- Điện tâm đồ có thể cho thấy một số biến chứng như rối loạn đường dẫn truyền (block nhĩ thất các mức độ), tăng gánh buồng tim (do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây hở van tim dẫn đến giãn buồng tim), nhồi máu cơ tim cấp (mảnh sùi  theo dòng máu vào động mạch vành),…

- X quang ngực có thể thấy hình ảnh suy tim cấp, tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp, viêm phổi, thuyên tắc mạch phổi,…

- Chụp động mạch vành qua da:

  • Khi người bệnh đang mắc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn nhưng có dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp do mảnh sùi di chuyển vào động mạch vành.
  • Chụp trước mổ trên những người bệnh nhiều bệnh lý nền hoặc có yếu tố nguy cơ tim mạch ( tuổi cao, tăng huyết áp, đái tháo đường,…) từ đó đưa ra phương án phẫu thuật có thể xử lý cả động mạch vành của người bệnh.

Chụp động mạch vành qua da

Chụp động mạch vành qua da

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/09/2022 - Cập nhật 20/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Người bệnh mắc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn sẽ nhập viện trong rất nhiều tình trạng bệnh lý cũng như mức độ tổn thương khác nhau, do đó tỉ lệ tử vong cũng khá...

14/09/2022

461 Lượt xem

5 Phút đọc

Tiên lượng và biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Tiên lượng và biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Bệnh viêm nội tâm mạc thường là nhiễm khuẩn thứ phát, khi tác nhân gây bệnh gây nhiễm khuẩn da, nhiễm răng miệng trước. Không nên chủ quan với viêm nội tâm...

14/09/2022

482 Lượt xem

5 Phút đọc

Thăm dò cận lâm sàng trong viêm nội mạc nhiễm khuẩn

Thăm dò cận lâm sàng trong viêm nội mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là nhiễm khuẩn màng trong của tim do vi khuẩn hoặc vi nấm, và một số trường hợp hiếm do Chlamydia hay Rickettsia. Nhiễm khuẩn...

14/09/2022

434 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Triệu chứng và yếu tố nguy cơ

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Triệu chứng và yếu tố nguy cơ

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn được định nghĩa là tình trạng nhiễm trùng lớp màng trong của tim, với đặc trưng tổn thương là tổ chức “sùi”. Bệnh có căn nguyên và ...

28/08/2022

1026 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG