Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng lâm sàng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  • 2. Yếu tố nguy cơ của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng lâm sàng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  • 2. Yếu tố nguy cơ của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Triệu chứng và yếu tố nguy cơ

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTCao Mạnh Hưng
Chuyên khoa Nội tim mạch,Chuyên khoa Siêu âm tim
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn được định nghĩa là tình trạng nhiễm trùng lớp màng trong của tim, với đặc trưng tổn thương là tổ chức “sùi”. Bệnh có căn nguyên và biểu hiện đa dạng, hay gặp ở các nước đang phát triển và trên người bệnh có bệnh lý van tim (thay van, hẹp hở van, sửa van,…). Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ 2/1. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao do gây ra nhiều biến chứng tại tim, ngoài kháng sinh là điều trị bắt buộc có trường hợp phải phẫu thuật để cứu tính mạng người bệnh. Bài viết dư
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng lâm sàng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  • 2. Yếu tố nguy cơ của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

1. Triệu chứng lâm sàng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Biểu hiện lâm sàng của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn rất đa dạng - phụ thuộc vào tổn thương cấu trúc tim, độc lực vi khuẩn và các yếu tố ngoài tim. Một số bệnh nhân nhiễm liên cầu thường có biểu hiện lâm sàng kín đáo; trong khi bệnh nhân nhiễm tụ cầu vàng thường có dấu hiệu lâm sàng rầm rộ.
Trên lâm sàng, cần nghĩ đến viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn nếu người bệnh có tam chứng Osler: sốt, thiếu máu, tiếng thổi mới ở tim.

a. Triệu chứng tại tim mạch

- Tiếng thổi mới xuất hiện tại tim do tổn thương van tim gây hở van, hở cạnh chân van, đứt dây chằng, cơ nhú và cấu trúc cơ tim từ đó dẫn đến suy tim tiến triển, phù phổi cấp, sốc tim.

Vi khuẩn gây tổn thương van tim

Vi khuẩn gây tổn thương van tim

- Rối loạn nhịp tim: block nhĩ thất do tổn thương đường dẫn truyền hoặc nhịp tim nhanh, tụt huyết áp (trong bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn).
- Abces tổ chức cạnh van tim thường xảy ra ở van động mạch chủ hoặc van hai lá nhưng hiếm khi xảy ra ở van ba lá, hay gặp nhất ở van nhân tạo. Triệu chứng nhiễm trùng rầm rộ và điển hình.
- Viêm màng ngoài tim: Đau ngực liên quan đến thay đổi tư thế, tăng lên khi ho, hít vào sâu; nghe tim có tiếng cọ màng ngoài tim.

Viêm nội tâm mạc gây viêm và tràn dịch màng ngoài tim

Viêm nội tâm mạc gây viêm và tràn dịch màng ngoài tim

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

b. Các biểu hiện lâm sàng do lắng đọng phức hợp miễn dịch

- Tại da: chấm xuất huyết (thường gặp nhất); nốt Osler: ban đỏ giả chín mé; tổn thương Janeway: hồng ban ở gan bàn tay. Đây là các dấu hiệu của viêm mạch máu và phản ứng dị ứng xảy ra ở mức độ vi thể và đại thể, hình thành qua trung gian miễn dịch.

- Tại mắt: nốt Roth: nốt xuất huyết võng mạc hình tròn, trung tâm màu trắng. Cơ chế do sự phản ứng miễn dịch lắng đọng các sản phẩm miễn dịch gây vỡ các mạch máu và kích hoạt hệ thống đông máu. Ngoài ra có thể gặp xuất huyết kết mạc, xuất huyết võng mạc hình ngọn lửa.

- Tại thận: đái máu vi thể, viêm cầu thận, suy thận.

- Tại não: bệnh não nhiễm độc.

- Tại cơ xương khớp: đau khớp, viêm khớp.

Tổn thương ban đỏ Osler ở ngón chân và ban đỏ Janeway ở lòng bàn tay

Tổn thương ban đỏ Osler ở ngón chân và ban đỏ Janeway ở lòng bàn tay

c. Triệu chứng nhiễm khuẩn hệ thống

Triệu chứng toàn thân

- Mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút cân.

- Sốt, gai rét hoặc rét run, ra mồ hôi trộm; sốt có thể kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng nếu không được phát hiện và điều trị.

- Tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài gây thiếu máu, ngón tay dùi trống, lách to.

- Triệu chứng nhiễm trùng tại: vùng răng miệng, họng, da, đường hô hấp, tiết niệu...có thể là ổ nhiễm trùng ban đầu gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Một số biểu hiện lâm sàng tại các cơ quan trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Một số biểu hiện lâm sàng tại các cơ quan trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Triệu chứng của thuyên tắc mạch do nhiễm khuẩn

- Thuyên tắc mạch hệ thống có thể gặp khoảng 20 - 45% bệnh nhân và có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào (động mạch não, chi, mạch vành, gan, thận, lách, mạc treo...).
- Thuyên tắc động mạch phổi gặp trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở van ba lá.

- Nguy cơ thuyên tắc mạch phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh (phổ biến với vi khuẩn Gram âm, tụ cầu vàng hoặc nấm Candida) và kích thước cục sùi (gặp ở 30% bệnh nhân không thấy sùi trên siêu âm tim, 40% với sùi < 5 mm và 65% với sùi > 5 mm).

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

2. Yếu tố nguy cơ của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Yếu tố nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn được kể đến như:

Mức độ

Các yếu tố nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Nguy cơ cao

- Van tim nhân tạo.

- Tiền sử viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

- Bệnh lý van động mạch chủ.

- Hở van hai lá hoặc bệnh van hai lá phối hợp (hẹp và hở).

- Bệnh tim bẩm sinh có tím.

- Còn ống động mạch.

- Bệnh tim bẩm sinh shunt trái - phải chưa được sửa chữa (trừ thông liên nhĩ).

- Tồn tại shunt trong buồng tim và shunt chủ - phổi.

Nguy cơ trung bình

- Hẹp van hai lá đơn độc.

- Sa van hai lá gây hở van hoặc van xơ cứng.

- Bệnh van ba lá.

- Hẹp van động mạch phổi.

- Bệnh cơ tim phì đại.

- Van động mạch chủ hai lá van.

- Thoái hoá van ở người già.

- Huyết khối buồng tim (sau nhồi máu cơ tim).

Nguy cơ thấp

- Bất thường van ba lá không gây hẹp/hở van.

- Sa van hai lá nhưng không gây ra dòng phụt ngược.

- Thông liên nhĩ đơn độc.

- Bệnh tim bẩm sinh có shunt trái - phải đã phẫu thuật sửa chữa,

không còn shunt tồn dư.

- Canxi hoá vòng van hai lá.

- Tiền sử hội chứng động mạch vành mạn và/hoặc cầu nối chủ vành.

- Máy tạo nhịp vĩnh viễn.

- U nhầy nhĩ trái.

Các yếu tố tăng nguy

cơ viêm nội tâm mạc

nhiễm khuẩn

- Có đoạn mạch nhân tạo hoặc thông động tĩnh mạch.

- Tiền sử nhiễm khuẩn, ví dụ: sử dụng thuốc đường tĩnh mạch,

viêm quanh răng nặng, ung thư biểu mô đại tràng.

- Đái tháo đường, suy thận, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch.

- Đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm gần đây.

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/08/2022 - Cập nhật 08/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Người bệnh mắc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn sẽ nhập viện trong rất nhiều tình trạng bệnh lý cũng như mức độ tổn thương khác nhau, do đó tỉ lệ tử vong cũng khá...

14/09/2022

442 Lượt xem

5 Phút đọc

Tiên lượng và biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Tiên lượng và biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Bệnh viêm nội tâm mạc thường là nhiễm khuẩn thứ phát, khi tác nhân gây bệnh gây nhiễm khuẩn da, nhiễm răng miệng trước. Không nên chủ quan với viêm nội tâm...

14/09/2022

463 Lượt xem

5 Phút đọc

Thăm dò cận lâm sàng trong viêm nội mạc nhiễm khuẩn

Thăm dò cận lâm sàng trong viêm nội mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là nhiễm khuẩn màng trong của tim do vi khuẩn hoặc vi nấm, và một số trường hợp hiếm do Chlamydia hay Rickettsia. Nhiễm khuẩn...

14/09/2022

419 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Triệu chứng và yếu tố nguy cơ

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Triệu chứng và yếu tố nguy cơ

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn được định nghĩa là tình trạng nhiễm trùng lớp màng trong của tim, với đặc trưng tổn thương là tổ chức “sùi”. Bệnh có căn nguyên và ...

28/08/2022

998 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG