Nội dung chính
  • 1. Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?
  • 2. Hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán như thế nào?
  • 3. Hội chứng buồng trứng đa nang được điều trị như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?
  • 2. Hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán như thế nào?
  • 3. Hội chứng buồng trứng đa nang được điều trị như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hội chứng buồng trứng đa nang: Chẩn đoán và điều trị 

Tham vấn y khoa:
BSPhạm Thị Quỳnh Nga
Tư vấn di truyền
Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn hay gặp ở nữ giới gây ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Điều trị hội chứng này tùy thuộc vào việc bệnh nhân có muốn mang thai hay không. 
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?
  • 2. Hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán như thế nào?
  • 3. Hội chứng buồng trứng đa nang được điều trị như thế nào?

1. Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

Hội chứng PCOS Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome - PCOS) là một tình trạng rối loạn nội tiết tố. ‘Polycystic’ dịch theo nghĩa đen là ‘nhiều nang’. Điều này đề cập đến nhiều nang được hình thành một phần trên buồng trứng, mỗi nang chứa một trứng. Những nang này hiếm khi phát triển đến trưởng thành hoặc tạo ra trứng có thể được thụ tinh.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang

2. Hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, Hội chứng PCOS có thể được chẩn đoán khi khám lâm sàng. Sau khi khám lâm sàng và có chẩn đoán sơ bộ nghi ngờ hội chứng buồng trứng đa nang bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu hoặc thực hiện siêu âm để giúp xác định chẩn đoán.

Bác sĩ sẽ:

  • Hỏi về các triệu chứng lâm sàng.
  • Hỏi về tiền sử bệnh của gia đình bệnh nhân.
  • Đo  huyết áp và cân nặng 
  • Khám lâm sàng bao gồm quan sát và tìm các dấu hiệu như rậm lông trên mặt, rụng tóc, mụn trứng cá, đổi màu da,,,
  • Khám phụ khoa để kiểm tra buồng trứng có to lên hoặc các khối u khác trong tử cung 
  • Chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone và lượng glucose.
  • Siêu âm vùng chậu để đánh giá số lượng và đặc điểm các nang trong buồng trứng và kiểm tra độ dày của niêm mạc tử cung.

Hội chứng PCOS có thể được chẩn đoán khi khám lâm sàng

Hội chứng PCOS có thể được chẩn đoán khi khám lâm sàng

Thông thường, có thể chẩn đoán PCOS nếu bệnh nhân có ít nhất hai trong số những dấu hiệu sau:

  • Rối loạn kinh nguyệt. Một số người mắc PCOS bị ra máu rất nhiều khi họ có kinh.
  • Dấu hiệu thừa androgen như mụn trứng cá hoặc mọc quá nhiều lông. Hoặc, xét nghiệm máu xác nhận mức androgen cao.
  • Nhiều nang trên một hoặc cả hai buồng trứng.

Thực hiện siêu âm để chẩn đoán PCOS

Thực hiện siêu âm để chẩn đoán PCOS

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám di truyền tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Hội chứng buồng trứng đa nang được điều trị như thế nào?

Bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị dựa trên các triệu chứng, tiền sử bệnh, các tình trạng sức khỏe khác kèm theo và nguyện vọng muốn mang thai của bệnh nhân. Điều trị có thể bao gồm thuốc, thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả hai.

Nếu bệnh nhân không có kế hoạch mang thai, các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Kiểm soát  triệu chứng bằng nội tiết tố: Các lựa chọn bao gồm thuốc tránh thai, miếng dán  tránh thai, thuốc tiêm  tránh thai, vòng  tránh thai hoặc dụng cụ tử cung (IUD). Kiểm soát nội tiết tố giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, cải thiện mụn trứng cá và rậm lông.
  • Thuốc làm giảm đề kháng với insulin: Metformin là một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường. Cơ chế tác dụng của metformin là giảm sản xuất glucose với sự có mặt của insulin. Khi insulin được kiểm soát, một số bệnh nhân mắc Hội chứng PCOS nhận thấy sự cải thiện rõ trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thuốc ngăn nội tiết tố androgen: Một số loại thuốc có thể ngăn chặn tác dụng của nội tiết tố androgen. Điều này giúp kiểm soát mụn trứng cá hoặc sự phát triển của lông do PCOS gây ra.

Thuốc ngăn nội tiết tố androgen

Thuốc ngăn nội tiết tố androgen

  • Thay đổi lối sống: Giảm cân và có một chế độ ăn uống lành mạnh có thể có tác động tích cực đến mức insulin.

Thay đổi lối sống: Giảm cân

Thay đổi lối sống: Giảm cân

Nếu bệnh nhân muốn mang thai ngay hoặc có kế hoạch có thai trong tương lai, điều trị PCOS sẽ bao gồm:

  • Thuốc kích thích phóng noãn: Quá trình thụ thai thành công bắt đầu bằng quá trình phóng noãn. Một số loại thuốc đã được chứng minh là gây phóng noãn ở phụ nữ mắc PCOS. Thuốc clomiphene và letrozole được dùng bằng đường uống, gonadotropins được dùng bằng đường tiêm.
  • Phẫu thuật: Một phẫu thuật nhằm tạo ra các lỗ nhỏ trong buồng trứng có thể kích hoạt quá trình phóng noãn bằng cách loại bỏ các mô trong buồng trứng đang sản xuất nội tiết tố androgen. Với các loại thuốc mới hơn và có sẵn, các bác sĩ phẫu thuật hiện nay hiếm khi thực hiện thủ thuật này.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Trứng của bệnh nhân được thụ tinh với tinh trùng của chồng trong phòng thí nghiệm và sau đó được chuyển vào tử cung của bệnh nhân. Đây là một lựa chọn cho phụ nữ bị PCOS khi thuốc không giúp phóng noãn.

Điều trị PCOS

Điều trị PCOS

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bệnh lý di truyền khác để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Để được tư vấn rõ ràng hơn, bạn hãy tới các cơ sở y tế uy tín hoặc đặt lịch khám ngay tại IVIE - Bác sĩ ơi để được IVIE - Bác sĩ ơi kết nối với các bác sĩ đầu ngành về di truyền học.

1900 3367

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh tăng cholesterole máu có tính gia đình: Nguyên...

Tăng cholesterol máu có tính gia đình là một bệnh lý di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở độ tuổi trẻ hơn bình thường. Đây là bệnh di truyền tim...

Icon thời gian
07/01/2023
1297 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Bạch tạng: những điều cần biết

Bạch tạng là một rối loạn di truyền hiếm gặp do đột biến của một số gen quy định tổng hợp melanin. Melanin kiểm soát sắc tố (màu) của da, mắt và tóc. Những...

Icon thời gian
07/01/2023
1065 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Ung thư vú di truyền: những ai cần được xét nghiệm gen

Ung thư vú là căn bệnh ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Bên cạnh việc sàng lọc thường xuyên bằng các phương pháp như tự khám tại nhà, siêu âm, ...

Icon thời gian
07/01/2023
905 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

Ung thư vú di truyền: nguyên nhân gây bệnh là gì?

Ung thư vú là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ và chiếm tỉ lệ tử vong cao trong số các bệnh lí ung thư trên toàn thế giới. Ung thư vú gây ra bởi nhiều yếu tố...

Icon thời gian
30/12/2022
765 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG