Nội dung chính
  • 1. Các triệu chứng của hội chứng kháng phospholipid là gì?
  • 2. Chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid như thế nào?
  • 3. Tiên lượng của hội chứng kháng phospholipid?
Nội dung chính
  • 1. Các triệu chứng của hội chứng kháng phospholipid là gì?
  • 2. Chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid như thế nào?
  • 3. Tiên lượng của hội chứng kháng phospholipid?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hội chứng kháng phospholipid: Triệu chứng và chẩn đoán

Hội chứng kháng phospholipid có thể gây tử vong do cục máu đông làm tắc các mạch máu trong tim, phổi hoặc não. Nếu người bệnh đã được chẩn đoán mắc hội chứng kháng phospholipid, điều quan trọng là họ phải uống thuốc thường xuyên để ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong cơ thể.
Nội dung chính
  • 1. Các triệu chứng của hội chứng kháng phospholipid là gì?
  • 2. Chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid như thế nào?
  • 3. Tiên lượng của hội chứng kháng phospholipid?

1. Các triệu chứng của hội chứng kháng phospholipid là gì?

Triệu chứng hội chứng kháng phospholipid gồm có:

  • Có cục máu đông gây tắc các mạch máu;
  • Sảy thai (liên tiếp) nhiều lần;
  • Lượng tiểu cầu trong máu thấp;
  • Thiếu máu;
  • Xuất hiện tại chân, tay hoặc có thể ở bụng một mạng lưới màu đỏ hoặc tím với trung tâm hình nón nhạt màu, đồng nhất, đối xứng. Sự biến đổi màu sắc này tăng lên khi lạnh và có thể biến mất hoàn toàn khi được làm ấm;
  • Có bất thường van tim;

Triệu chứng hội chứng kháng phospholipid

Triệu chứng hội chứng kháng phospholipid

Hội chứng kháng phospholipid thường có cục máu đông gây ra tắc mạch. Các triệu chứng của cục máu đông phụ thuộc vào vị trí cục máu đông trong cơ thể. Các triệu chứng và dấu hiệu của cục máu đông có thể bao gồm:

  • Đau ngực và khó thở
  • Đau, đỏ và sưng ở cánh tay hoặc chân.
  • Đau đầu thường xuyên.
  • Đau ở cánh tay, lưng, cổ và / hoặc hàm.
  • Đau bụng.

Điều quan trọng là cần đến bệnh viện gần nhất nếu người bệnh đang gặp các dấu hiệu và triệu chứng của có cục máu đông. Cục máu đông có thể gây chết người nếu nó gây biến chứng tắc mạch cấp.

Hội chứng kháng phospholipid thường có cục máu đông gây ra tắc mạch

Hội chứng kháng phospholipid thường có cục máu đông gây ra tắc mạch

2. Chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid như thế nào?

Chẩn đoán Hội chứng kháng phospholipid bằng xét nghiệm máu để kiểm tra sự có mặt của các kháng thể kháng phospholipid. Xét nghiệm này thường chỉ được chỉ định ở những người có cục máu đông và / hoặc những người bị sảy thai liên tiếp (thường xuyên). Một số người có thể có kháng thể kháng phospholipid nhưng không bao giờ có hiện tượng bị đông máu hay xuất hiện cục máu đông.

 Để chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid cần làm 3 loại xét nghiệm máu để kiểm tra các kháng thể kháng phospholipid bao gồm xét nghiệm miễn dịch tìm kháng thể IgG và IgM chống cardiolipin và beta2-glycoprotein (GP) I và xét nghiệm chức năng đối với kháng thể chống đông lupus.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám di truyền tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Mỗi loại xét nghiệm riêng lẻ không thể tìm thấy tất cả các kháng thể có thể có, vì vậy các xét nghiệm thường được kết hợp cùng nhau. Ít nhất một trong ba loại xét nghiệm máu phải dương tính hai lần và cách nhau ba tháng trở lên mới đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid.

Chẩn đoán Hội chứng kháng phospholipid bằng xét nghiệm máu

Chẩn đoán Hội chứng kháng phospholipid bằng xét nghiệm máu

Không phải ai có kháng thể kháng phospholipid cũng có triệu chứng hoặc biến chứng liên quan. Chỉ có kháng thể không có nghĩa là người bệnh mắc hội chứng kháng phospholipid. Để chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid (APS), ngoài tiền sử các vấn đề sức khỏe liên quan đến chứng rối loạn này, như có cục máu đông và / hoặc sẩy thai nhiều lần, người bệnh phải có kháng thể kháng phospholipid.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bệnh lý di truyền khác để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

3. Tiên lượng của hội chứng kháng phospholipid?

Nếu những người mắc hội chứng kháng phospholipid đang dùng thuốc điều trị chứng rối loạn này và sức khỏe vẫn đang ổn định, thì nhìn chung họ có thể sống khỏe mạnh. Thuốc chống đông máu có hiệu quả tốt để điều trị hội chứng kháng phospholipid và ngăn ngừa cục máu đông.

Tuy nhiên, người bệnh sẽ cần gặp bác sĩ thường xuyên nếu họ đang dùng thuốc chống đông máu để đảm bảo máu của họ vẫn có thể đông lại bình thường nếu bị chấn thương hoặc cần phẫu thuật. Hầu hết những người mắc hội chứng kháng phospholipid cần phải dùng thuốc để điều trị trong suốt quãng đời còn lại của họ.

Nếu được điều trị thích hợp, những người mang thai mắc hội chứng kháng phospholipid sẽ có nhiều khả năng sinh con đủ tháng hơn những người mang thai mắc hội chứng kháng phospholipid mà không được điều trị.

Chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid được thực hiện sớm có thể giảm nguy cơ tử vong. Tử vong có thể xảy ra do cục máu đông làm tắc các mạch máu trong tim, phổi hoặc não. Nếu người bệnh đã được chẩn đoán mắc hội chứng kháng phospholipid, điều quan trọng là họ phải uống thuốc thường xuyên để ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong cơ thể. Cần đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt nếu có các dấu hiệu và triệu chứng của cục máu đông gây tắc mạch.

Nhận tư vấn từ IVIE - Bác sĩ ơi hoặc gọi đến tổng đài để đặt lịch khám tại các bệnh viện, phòng khám hàng đầu.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/11/2022 - Cập nhật 26/11/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh tăng cholesterole máu có tính gia đình: Nguyên...

Bệnh tăng cholesterole máu có tính gia đình: Nguyên...

Tăng cholesterol máu có tính gia đình là một bệnh lý di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở độ tuổi trẻ hơn bình thường. Đây là bệnh di truyền tim...

Icon thời gian
07/01/2023
1188 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Bạch tạng: những điều cần biết

Bạch tạng: những điều cần biết

Bạch tạng là một rối loạn di truyền hiếm gặp do đột biến của một số gen quy định tổng hợp melanin. Melanin kiểm soát sắc tố (màu) của da, mắt và tóc. Những...

Icon thời gian
07/01/2023
924 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Ung thư vú di truyền: những ai cần được xét nghiệm gen

Ung thư vú di truyền: những ai cần được xét nghiệm gen

Ung thư vú là căn bệnh ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Bên cạnh việc sàng lọc thường xuyên bằng các phương pháp như tự khám tại nhà, siêu âm, ...

Icon thời gian
07/01/2023
839 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc
Ung thư vú di truyền: nguyên nhân gây bệnh là gì?

Ung thư vú di truyền: nguyên nhân gây bệnh là gì?

Ung thư vú là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ và chiếm tỉ lệ tử vong cao trong số các bệnh lí ung thư trên toàn thế giới. Ung thư vú gây ra bởi nhiều yếu tố...

Icon thời gian
30/12/2022
683 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG