Nội dung chính
  • 1. Hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây ra hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser là gì?
  • 3. Các triệu chứng của hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser là gì?
  • 4. Phụ nữ mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser có thể sinh con không?
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây ra hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser là gì?
  • 3. Các triệu chứng của hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser là gì?
  • 4. Phụ nữ mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser có thể sinh con không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser: Nguyên nhân và triệu chứng

Tham vấn y khoa:
BSPhạm Thị Quỳnh Nga
Tư vấn di truyền
Nguyên nhân của hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser hiện nay vẫn chưa thực sự rõ ràng. Triệu chứng chủ yếu là vô kinh và đau khi giao hợp hoặc không giao hợp được.
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây ra hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser là gì?
  • 3. Các triệu chứng của hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser là gì?
  • 4. Phụ nữ mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser có thể sinh con không?

1. Hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser là gì?

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser (viết tắt là hội chứng MRKH) là một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến phụ nữ, đặc trưng bởi sự không phát triển của tử cung và âm đạo ở những phụ nữ có chức năng buồng trứng và cơ quan sinh dục ngoài bình thường.

Phụ nữ mắc hội chứng này phát triển các đặc điểm sinh dục phụ bình thường trong tuổi dậy thì (ví dụ, phát triển vú và lông mu), nhưng không có chu kỳ kinh nguyệt (vô kinh nguyên phát).

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser

Mức độ nghiêm trọng của hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser có thể rất khác nhau và được chia thành 2 loại.

  • Loại 1: có buồng trứng và ống dẫn trứng hoạt động bình thường nhưng có phần trên âm đạo, cổ tử cung và tử cung kém phát triển hoặc không có. Ngoài ra, không có cơ quan nào khác bị ảnh hưởng.
  • Loại 2 ngoài các bất thường như loại 1 thì còn kèm theo các bất thường về ống dẫn trứng, buồng trứng, cột sống, thận hoặc các cơ quan khác

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser là gì?

Các nhà nghiên cứu không hoàn toàn chắc chắn nguyên nhân nào gây ra hội chứng MRKH, nhưng có một điều chắc chắn là các vấn đề về gen và nhiễm sắc thể đóng một vai trò quan trọng trong đó. Trong một thời gian dài, hội chứng này đã được coi là các bất thường lẻ tẻ nhưng ngày càng có nhiều trường hợp các bệnh nhân trong cùng gia đình đã ủng hộ giả thuyết về nguyên nhân di truyền. Trong các trường hợp có tính gia đình, hội chứng này có vẻ như được di truyền theo quy luật di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường với tính thấm không hoàn toàn và độ biểu hiện thay đổi đa dạng. Điều này cho thấy sự liên quan của các đột biến trong một gen phát triển chính hoặc sự mất cân bằng nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, căn nguyên của hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser vẫn chưa rõ ràng.

Hội chứng MRKH

Hội chứng MRKH

Các cơ quan sinh sản phát triển trong vài tuần đầu tiên của sự phát triển bào thai. Các ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung và phần trên của âm đạo hình thành từ ống Müllerian. Với hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser, ống Müllerian ngưng phát triển. Hiện nay vẫn chưa tìm ra lý do tại sao điều này xảy ra ở một số người mà không phải những người khác. Tử cung, cổ tử cung và 2/3 trên của âm đạo sẽ hợp nhất và ngưng phát triển cùng với ống Mullerian vì vậy người bệnh không có tử cung và âm đạo. Buồng trứng phát triển riêng biệt với phần còn lại của các cơ quan sinh sản (từ lớp ngoại bì phôi), đó là lý do tại sao hầu hết bệnh nhân đều không có chức năng buồng trứng bình thường.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám di truyền tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Các triệu chứng của hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser là gì?

Các triệu chứng của hội chứng MRKH có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser.

Trong nhiều trường hợp, không có kinh nguyệt (vô kinh) ở tuổi 16 có thể là một dấu hiệu cho thấy tử cung hoặc âm đạo của bệnh nhân không phát triển. Nếu buồng trứng của bệnh nhân hoạt động bình thường, bệnh nhân vẫn có thể bị đầy hơi, thay đổi tâm trạng hoặc các triệu chứng khác liên quan đến kinh nguyệt nhưng không ra máu kinh.

triệu chứng khác liên quan đến kinh nguyệt

Triệu chứng khác liên quan đến kinh nguyệt

Vì bệnh nhân bộ có nhiễm sắc thể và nội tiết tố nữ, bệnh nhân sẽ trải qua quá trình phát triển giới tính bình thường như ngực, lông dưới cánh tay và lông mu phát triển. Bệnh nhân cũng có thể gặp khó khăn hoặc đau khi giao hợp qua đường âm đạo lần đầu tiên. Điều này là do âm đạo của bệnh nhân mỏng hơn, hẹp hơn và ngắn hơn so với âm đạo bình thuòng.

Nếu bệnh nhân mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser loại 2, bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng:

  • Các biến chứng liên quan đến thận hoặc thiếu một hoặc cả hai thận.
  • Các vấn đề với cột sống hoặc các dị dạng xương khác.
  • Mất thính lực.
  • Các biến chứng với tim.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bệnh lý di truyền khác để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

4. Phụ nữ mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser có thể sinh con không?

Có, những người mắc Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser có thể sinh con. Nếu buồng trứng của bệnh nhân hoạt động bình thường, trứng của bệnh nhân có thể được thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm (phương pháp IVF). Sau đó, phôi được chuyển cho người mang thai hộ.

Bệnh nhân có thể được thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm

Bệnh nhân có thể được thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm

Đặt lịch khám thông qua IVIE - Bác sĩ ơi để đội ngũ bác sĩ và chuyên gia có thể giúp bạn phát hiện các bất thường một cách chính xác nhất hoặc gọi đến tổng đài để được tư vấn hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/11/2022 - Cập nhật 11/11/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh tăng cholesterole máu có tính gia đình: Nguyên...

Bệnh tăng cholesterole máu có tính gia đình: Nguyên...

Tăng cholesterol máu có tính gia đình là một bệnh lý di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở độ tuổi trẻ hơn bình thường. Đây là bệnh di truyền tim...

07/01/2023

983 Lượt xem

4 Phút đọc

Bạch tạng: những điều cần biết

Bạch tạng: những điều cần biết

Bạch tạng là một rối loạn di truyền hiếm gặp do đột biến của một số gen quy định tổng hợp melanin. Melanin kiểm soát sắc tố (màu) của da, mắt và tóc. Những...

07/01/2023

678 Lượt xem

4 Phút đọc

Ung thư vú di truyền: những ai cần được xét nghiệm gen

Ung thư vú di truyền: những ai cần được xét nghiệm gen

Ung thư vú là căn bệnh ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Bên cạnh việc sàng lọc thường xuyên bằng các phương pháp như tự khám tại nhà, siêu âm, ...

07/01/2023

698 Lượt xem

3 Phút đọc

Ung thư vú di truyền: nguyên nhân gây bệnh là gì?

Ung thư vú di truyền: nguyên nhân gây bệnh là gì?

Ung thư vú là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ và chiếm tỉ lệ tử vong cao trong số các bệnh lí ung thư trên toàn thế giới. Ung thư vú gây ra bởi nhiều yếu tố...

30/12/2022

529 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG