Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân khiến trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi là gì?
  • 2. Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi có nguy hiểm không?
  • 3. Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi khi nào cần đi khám
  • 4. Cách xử lý trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân khiến trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi là gì?
  • 2. Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi có nguy hiểm không?
  • 3. Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi khi nào cần đi khám
  • 4. Cách xử lý trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Làm gì khi trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi với 5 bước đơn giản

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, thời tiết thay đổi. Tình trạng này thường khiến trẻ ngứa, đau nhiều và khó chịu, vì vậy bố mẹ không được chủ quan và định hướng nguyên nhân để xử lý hiệu quả, hạn chế biến chứng có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc trẻ.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân khiến trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi là gì?
  • 2. Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi có nguy hiểm không?
  • 3. Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi khi nào cần đi khám
  • 4. Cách xử lý trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi là gì?

Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi là hiện tượng xảy ra khi đi ngủ, có thể gây ngứa khó chịu nhưng cũng có một số tác dụng bảo vệ có ích như ngăn nước mắt, giữ ẩm, mắt không bị khô. 

Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi, đổ ghèn mắt và chảy nước mũi đơn thuần do tiếp xúc nhiều bụi bẩn hay cảm lạnh, nhiễm virus… Nhưng một số trường hợp có thể kèm theo sốt, đau nhức mắt, sưng đỏ đau do nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên. Vì vậy bố mẹ không được chủ quan và tìm hiểu một số nguyên nhân cụ thể như sau: 

  • Sức đề kháng yếu là nguyên nhân quan trọng khiến trẻ dễ mắc các bệnh như ho sốt, viêm xoang … dẫn tới đổ ghèn mắt và chảy nước mũi.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Như trong giai đoạn cho con bú nhưng chế độ dinh dưỡng của mẹ quá tự do, không hợp lý (mẹ thoải mái ăn đồ cay nóng …) hay chính bản thân trẻ ăn đồ ăn quá cay nóng có thể khiến trẻ chảy nước mũi hay đổ ghèn mắt.
  • Vệ sinh mắt mũi cho trẻ chưa đúng cách: Mắt mũi là bộ phận khá nhạy cảm (đặc biệt ở trẻ nhỏ), vì vậy những tác động bên ngoài đến mắt trẻ rất dễ gây tổn thương hay mất cân bằng. Vì vậy, khi bố mẹ không vệ sinh mắt mũi trẻ sạch hay dùng một số thuốc nhỏ mắt mũi chưa hợp lý rất dễ khiến mắt đổ ghèn và chảy mũi. trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi

Vệ sinh mắt mũi không đúng cách là nguyên nhân thường gặp gây đổ ghèn mắt và chảy nước mũi ở trẻ

  • Cảm lạnh thường gặp gây chảy nước mũi, đổ ghèn mắt kèm theo ho, hắt hơi hay triệu chứng ở xoang, tai, lồng ngực. Lúc này, chất nhầy tích tụ ở mũi và có thể tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi khoảng 7 đến 10 ngày và tự khỏi tùy vào khả năng miễn dịch trẻ đẩy vi khuẩn và chất nhầy ra ngoài.
  • Nhiễm các loại virus, điển hình như adenovirus là một nhóm virus gây  nhiễm trùng, có thể gặp ở mọi độ tuổi và xuất hiện quanh năm nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và hoạt động mạnh ở lúc chuyển giao thời tiết. 

Một số thống kê y tế đưa ra nhận định trẻ trước 10 tuổi thường sẽ nhiễm virus adeno ít nhất 1 lần trong đời. Khi nhiễm virus, dấu hiệu bệnh của trẻ có thể xuất hiện trên nhiều hệ cơ quan của cơ thể (hô hấp, tiêu hóa hay thận tiết niệu …) khiến trẻ có hiện tượng đổ ghèn mắt, sổ mũi và có thể kèm theo đỏ mắt, sưng nề mi mắt, ho, đau bụng cùng các triệu chứng của cúm nên có thể nhầm lẫn. 

Bố mẹ cần chú ý trong chăm sóc trẻ để nhận biết sớm và có thái độ xử trí kịp thời tránh các biến chứng của bệnh. 

  • Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi có thể do những người xung quanh tiếp xúc với trẻ có vấn đề về mắt. Vì trẻ nhỏ, sức đề kháng chưa hoàn thiện đầy đủ rất dễ bị lây nhiễm chéo, đặc biệt bộ phận mắt giác mạc non yếu càng dễ lây nhiễm tổn thương. 
  • Khi vi khuẩn cư trú và gây nhiễm trùng ở các xoang cạnh mũi, có thể gây viêm xoang khiến mắt trẻ có ghèn, chảy nước mũi và có thể kèm theo ho sốt. 
  • Một nguyên nhân gây đổ ghèn mắt có thể gặp ở trẻ sơ sinh là vì nước ối thì nước ối của mẹ chảy vào mắt gây nhiễm trùng và khiến mắt bé bị ghèn.

Đổ ghèn mắt và chảy nước mũi ở trẻ cần xử lý sớm

Đổ ghèn mắt và chảy nước mũi ở trẻ cần xử lý sớm

2. Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi có nguy hiểm không?

Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi tùy từng nguyên nhân có dấu hiệu nhận biết và tiên lượng nặng khác nhau. Cảm lạnh là nguyên nhân thông thường trẻ sẽ tự khỏi sau một vài ngày, và nhiễm một số loại virus đặc biệt như: adenovirus có thể gây ra biến chứng như suy hô hấp, bệnh phổi mạn, nhiễm trùng bội nhiễm nặng… nếu bố mẹ không chăm sóc và theo dõi trẻ cẩn thận. 

Một số trường hợp, mắt có thêm biểu hiện bất thường như: gỉ mắt nhiều hơn thường ngày, thay đổi màu sắc phần gỉ mắt hay có mủ vàng, đau rát nhiều khóe mắt hay rụng lông mi nhiều … Khi quan sát thấy trẻ có dấu hiệu như vậy bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. 

 Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi

 Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi

3. Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi khi nào cần đi khám

Bố mẹ có thể tham khảo một số dấu hiệu kèm theo dưới đây khi trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi để biết cách chăm sóc trẻ kịp thời, hiệu quả và đưa trẻ đến cơ sở y tế:

  • Trẻ đổ nhiều ghèn đến mức hai mí mắt không mở nổi, gây khó chịu, gây ngứa.
  • Màu ghèn mắt thay đổi, có thể từ trắng sang xanh hay xuất hiện mủ vàng … bố mẹ cần để ý để sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế.
  • Trẻ chảy nước mũi nhiều hơn, từ dạng trắng ít sang xanh đặc hay kèm theo chất nhầy cũng là dấu hiệu mà bố mẹ cần lưu ý. 
  • Chảy nước mũi xanh: Khi bé bị chảy nước mũi từ dạng trắng ít chuyển sang dạng xanh đặc kịt, cùng với chất nhầy cũng là một dấu hiệu ba mẹ cần lưu ý.
  • Hay trẻ xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường khác về mắt, toàn trạng không cải thiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến trẻ mệt nhiều khó chịu. 

Cần đưa trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi cần đi khám

Cần đưa trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi cần đi khám

“IVIE - Bác sĩ ơi” tìm hiểu một số địa chỉ phòng khám trẻ em được nhiều người tin tưởng tại Hà Nội, bố mẹ tham khảo đặt lịch thăm khám: 

Bố mẹ có thể đặt lịch trước, gọi tổng đài để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi qua tổng đài: 1900.3367.

Tìm hiểu, đặt lịch và đưa con đến bệnh viện, phòng khám uy tín

Tìm hiểu, đặt lịch và đưa con đến bệnh viện, phòng khám uy tín

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì bố mẹ cần lưu ý cẩn thận, chỉ dùng thuốc khi có kê đơn của bác sĩ, chuyên gia. Bố mẹ có thể đặt lịch tư vấn nhi từ xa với bác sĩ dày dặn chuyên môn tại bệnh viện tuyến trung ương để được định hướng sớm nguyên nhân, hướng dẫn chăm sóc khoa học trẻ tại nhà. Trong trường hợp cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, tìm hiểu các phòng khám bệnh viện uy tín một cách dễ hơn với app “IVIE - Bác sĩ ơi”.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý bác sĩ tư vấn nhi từ xa 24/24 uy tín, giàu kinh nghiệm trên ứng dụng: 

  • ThS. bác sĩ nội trú Đỗ Anh Tuấn, hiện làm việc tại Bệnh viện Nhi trung ương, có nhiều năm kinh nghiệm, có hơn 3000 lượt tư vấn nhi từ xa. Ngoài ra bác sĩ có thể tư vấn các bệnh lý khác ở trẻ như truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ.
  • PGS. TS. bác sĩ nội trú Phạm Thị Bích Đào, chuyên ngành Tai Mũi Họng, hiện công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, với hơn 20 năm khám chữa bệnh và thực nghiệm hơn 1000 lượt tư vấn y tế từ xa;
  • ThS. BSNT Nguyễn Sỹ Đức – Bệnh viện Nhi trung ương với hơn 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện hơn 7000 lượt tư vấn y tế từ xa.
  • BSCKII. Đàm Nhật Thanh - Bệnh viện Tai mũi họng trung ương với hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em;
  • Cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm khác tại các bệnh viện phòng khám hàng đầu, tải App ngay dưới đây.

Khám nhi và tư vấn online nhanh chóng, kê đơn thuốc trực tuyến cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm

Khám nhi và tư vấn online nhanh chóng, kê đơn thuốc trực tuyến cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm

4. Cách xử lý trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi

Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi làm trẻ thấy khó chịu và khiến bố mẹ mệt mỏi, lo lắng dù bất cứ nguyên nhân gì. Vì vậy, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp để cải thiện tình trạng trẻ tại nhà, như: 

  • Vệ sinh hàng ngày cho trẻ: Bố mẹ chăm sóc, vệ sinh sạch hàng ngày cho trẻ với nước sạch hay nước muối sinh lý để hạn chế vi khuẩn gây hại. 
  • Dùng khăn mềm: Sử dụng một chiếc khăn mềm thấm nước muối rồi lau vùng mắt bị ghèn khoảng 2 đến 3 lần sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt sử dụng bình rửa mũi khi vệ sinh mũi trẻ để đem lại hiệu quả cao.

Vệ sinh sạch, thường xuyên mắt mũi trẻ với nước muối sinh lý để cải thiện tình trạng đổ ghèn và chảy nước mũi ở trẻ

Vệ sinh sạch, thường xuyên mắt mũi trẻ với nước muối sinh lý để cải thiện tình trạng đổ ghèn và chảy nước mũi ở trẻ

  • Xây dựng chế độ ăn uống: Bố mẹ nên chú ý đến cả việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nên bổ sung cho trẻ nhiều loại thực phẩm giàu vitamin như cam, đu đủ, đu đủ hay rau xanh… vì các loại rau củ quả này tốt cho khả năng đề kháng miễn dịch của trẻ.  
  • Bổ sung đầy đủ nước: là việc vô cùng cần thiết cho trẻ, bố mẹ tạo thói quen uống đủ nước mỗi ngày và hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa dầu mỡ. 

Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng góp phần cải thiện tình trạng bệnh ở trẻ

Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng góp phần cải thiện tình trạng bệnh ở trẻ

  • Tạo một môi trường xung quanh trẻ sạch và thoáng: hạn chế tiếp xúc với động vật, tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng, luôn giữ ấm cơ thể trẻ … để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng trẻ, tránh tác nhân gây hại, góp phần giảm hiện tượng đổ ghèn mắt và chảy nước mũi.
  • Tiêm phòng vacxin cho trẻ: tiêm phòng đầy đủ theo lứa tuổi, vai trò quan trọng trong khả năng đề kháng của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. 

Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi là hiện tượng thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bố mẹ hãy tìm hiểu và trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích để chăm sóc trẻ đúng cách, khoa học tại nhà và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần, tải App ngay dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất. 

1900 3367

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
4.6/5 - (23 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
527 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
1905 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
1213 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
2882 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG