Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây đau vai gáy bên phải
  • 2. Cách chữa trị đau vai gáy bên phải
  • 3. Lưu ý giúp cải thiện tình trạng đau vai gáy bên phải
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây đau vai gáy bên phải
  • 2. Cách chữa trị đau vai gáy bên phải
  • 3. Lưu ý giúp cải thiện tình trạng đau vai gáy bên phải
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nguyên nhân gây đau vai gáy bên phải và cách chữa trị

Đau vai gáy bên phải có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có hướng điều trị hiệu quả hơn. Trong bài viết hôm nay, IVIE - Bác sĩ ơi sẻ chia sẻ các nguyên nhân gây đau vai gáy bên phải cũng như các cách chữa trị đau vai gáy hiệu quả nhất.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây đau vai gáy bên phải
  • 2. Cách chữa trị đau vai gáy bên phải
  • 3. Lưu ý giúp cải thiện tình trạng đau vai gáy bên phải

1. Nguyên nhân gây đau vai gáy bên phải

Đau vai gáy bên phải là bệnh lý mà nhiều người thường gặp phải. Tình trạng đau nhức vùng vai gáy phía bên phải là do các nguyên nhân sau đây: 

Do chấn thương

Đau vai gáy bên phải có thể do bạn đã từng bị chấn thương, chẳng hạn như căng cơ khi ít vận động, tập thể thao. Bệnh này thường xảy ra do ít vận động, làm việc trong thời gian dài, và đột ngột vận động mạnh, khiến cho các cơ ở vai gáy không thích ứng kịp và dẫn đến đau.  

Đau vai gáy bên phải do nhiều nguyên nhân gây ra

Đau vai gáy bên phải do nhiều nguyên nhân gây ra

Do căng thẳng

Những cơn đau vai gáy bên phải có thể xuất phát từ các yếu tố tâm thần như stress, lo âu, và căng thẳng. Căng thẳng có thể gây ra sự căng thẳng và thắt chặt các cơ ở vùng vai gáy, dẫn đến đau nhức. Tuy nhiên, những cơn đau này thường không nguy hiểm và có thể khỏi hoàn toàn khi bạn ổn định được sức khỏe tâm thần của mình.

Ngủ sai tư thế

Sai tư thế khi ngủ, ngồi, làm việc và vận động có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau vai gáy bên phải. Vì thế bạn nên điều chỉnh lại tư thế để hạn chế tình trạng đau vai gáy bên phải. 

Bong gân

Đau vai gáy bên phải có thể xuất phát từ việc bạn bị bong gân, chấn thương ở cổ hoặc những vận động quá sức cũng có thể tăng nguy cơ gây ra đau vai gáy bên phải.

Bệnh lý

Các bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, viêm khớp và đau dây thần kinh tọa có thể gây chèn ép dây thần kinh ở cổ, vai và gáy. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra đau vai gáy bên phải và có thể phát triển thành các biến chứng như thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình.

Tìm hiểu thêm: Chữa đau xương khớp bằng đu đủ xanh tại nhà

2. Cách chữa trị đau vai gáy bên phải

Để chữa trị đau vai gáy bên phải, bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa trị sau đây: 

Chườm nóng giảm đau

Sử dụng nhiệt độ từ các vật nóng có thể giúp làm dịu phần cơ bả vai căng cứng, tăng lưu thông máu đến khu vực đau, giảm cảm giác đau nhức và sưng viêm ở vùng này. Chườm nóng cũng mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn cho người bệnh. Đây là cách trị đau vai gáy bên phải khá hiệu quả và được nhiều người áp dụng. 

Chườm nóng có tác dụng giảm đau vai gáy hiệu quả

Chườm nóng có tác dụng giảm đau vai gáy hiệu quả

Xoa bóp bấm huyệt

Người bệnh thường được thực hiện xoa bóp và bấm huyệt, châm cứu để giảm căng thẳng và thư giãn vùng bả vai đau và sưng. Sau đó, họ có thể thực hiện các liệu pháp vật lý để tăng hiệu quả điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp giảm đau như xung điện, nhiệt năng, sóng ngắn hoặc sóng siêu âm. Ngoài ra, các phương pháp kéo giãn, nắn và bài tập vận động đặc biệt cho vùng bả vai cũng giúp người bệnh điều trị đau nhức hiệu quả.

Massage, bấm huyệt giúp giãn cơ, giảm đau nhức vai gáy

Massage, bấm huyệt giúp giãn cơ, giảm đau nhức vai gáy

Thực hiện việc xoa bóp và massage định kỳ vùng cổ, vai, gáy giúp cải thiện lưu thông máu đến não, từ đó giảm nguy cơ mắc các vấn đề như rối loạn tiền đình và thiếu máu não.

Thư giãn khớp vai

Phương pháp này được áp dụng khi người bệnh gặp đau nhức ở vai do căng cơ quá mức, thường xảy ra khi tham gia hoạt động thể thao hoặc làm các công việc nặng nhọc. Đa số các cơn đau từ các nguyên nhân này có thể tự khỏi khi người bệnh dành đủ thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi và tránh làm việc hoặc hoạt động quá mức. 

Biện pháp thư giãn khớp vai giúp giảm căng thẳng cho các cơ bắp, sụn viền và dây chằng vùng vai. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên chỉ nên áp dụng tối đa trong vòng 3 ngày. Nếu sau thời gian này, triệu chứng đau vẫn không giảm, nên lựa chọn phương pháp khác vì nằm quá nhiều có thể gây mỏi lưng và hạn chế lưu thông tuần hoàn.

Uống thuốc giảm đau

Cách trị đau vai gáy bên phải hiệu quả đó là dùng thuốc giảm đau. Khi cơn đau ở vai gáy bên phải trở nên nặng nề và khó chịu, hoặc có triệu chứng sưng viêm nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để điều trị. Tùy thuộc vào mức độ đau, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng hai nhóm thuốc sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs: Loại thuốc này giúp giảm đau nhức ở mức độ nhẹ đến vừa, đồng thời giảm sưng viêm. NSAIDs thường được sử dụng trong điều trị triệu chứng đau nhức do viêm. Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen sodium...
  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc này giúp cải thiện cơn đau nghiêm trọng một cách nhanh chóng bằng cách ức chế tín hiệu đau từ hệ thần kinh. Tác dụng của thuốc giảm đau thường bắt đầu sau khoảng 10 - 15 phút từ khi sử dụng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Một số loại thuốc giảm đau cổ vai gáy thường được kê là Acetaminophen, Aspirin…

Sử dụng thuốc để giảm đau vai gáy

Sử dụng thuốc để giảm đau vai gáy

Đi khám bác sĩ

Để điều trị đau vai gáy bên phải khi cơn đau kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Thông thường, các bác sĩ cơ xương khớp sẽ thực hiện khám đau vai gáy bên phải theo trình tự như sau: 

Xét nghiệm

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân của đau vai gáy bên phải. Một vài xét nghiệm chẩn đoán bệnh thường được thực hiện là: 

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC): Được sử dụng để phát hiện nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR): Giúp phát hiện các dấu hiệu viêm.
  • Xét nghiệm protein phản ứng C (CRP): Kiểm tra tình trạng viêm.

Xét nghiệm giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng và đưa ra hướng điều trị hiệu quả

Xét nghiệm giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng và đưa ra hướng điều trị hiệu quả

Ngoài ra, các xét nghiệm chức năng gan (LFT) cũng có thể được yêu cầu để phát hiện các bệnh lý liên quan đến gan.

Chẩn đoán hình ảnh

Trong quá trình chẩn đoán, tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như sau: 

  • Chụp X-quang: Kết quả chụp X-quang thường cho thấy các thay đổi do viêm khớp tại khớp vai như gai xương hoặc gãy xương, nhưng không cho thấy vấn đề ở các mô mềm như cơ và gân.
  • Siêu âm: Được sử dụng để kiểm tra tình trạng viêm, rách hoặc đứt gân. Phương pháp này hữu ích vì có thể cung cấp thông tin để xác định nguyên nhân của cơn đau.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI): Thường được chỉ định khi có nghi ngờ về gãy xương hoặc có liên quan đến tai nạn. Các phương pháp này giúp xác định mức độ tổn thương và đánh giá xem liệu bệnh nhân có cần phẫu thuật và điều trị bổ sung hay không.

Kiểm tra tim

Để kiểm tra xem liệu đau vai có liên quan đến vấn đề tim mạch không, bác sĩ có thể yêu cầu các kiểm tra sau:

  • Điện tâm đồ (ECG): Phương pháp này giúp theo dõi hoạt động, tốc độ và nhịp điệu của tim. Nếu có bất thường, ECG có thể phát hiện ra.
  • Nghiệm pháp gắng sức (cardiac stress test): Kiểm tra này giúp xác định liệu các triệu chứng như đau ngực, khó thở có phải do vấn đề tim mạch không, đồng thời đánh giá khả năng hoạt động của trái tim khi cơ thể tăng cường hoạt động.

Nếu bạn muốn được tư vấn online trước khi đi khám, bạn có thể đặt lịch khám với các bác sĩ cơ xương khớp qua ứng dụng y tế. 

IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng đặt lịch khám tại nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc như: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E, Bệnh viện Thu Cúc, Bệnh viện Hưng Việt, Bệnh viện Bảo Sơn, Bệnh viện quốc tế Dolife, Bệnh viện Tràng An...

Ngoài ra, khi đặt lịch khám đau vai gáy bên phải tại IVIE - Bác sĩ ơi, bạn sẽ được kết nối tư vấn 1:1 với các bác sĩ giỏi tại khoa cơ xương khớp như: 

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ân 

  • Địa chỉ: Bác sĩ Trần Ngọc Ân làm việc tại bệnh viện Đa khoa Hồng Phát tại số nhà 219 Lê Duẩn - Hà Bà Trưng - Hà Nội
  • Giờ khám bệnh: Bác làm từ thứ 2 đến thứ 8 lúc 8h00 đến 20h00 hàng ngày
  • Giá khám đau vai gáy bên phải: 500.000đ
  • Tổng đài đặt lịch khám bệnh: 1900.3367

1900 3367

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ân khám và điều trị xương khớp hiệu quả

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ân khám và điều trị xương khớp hiệu quả

Giáo sư Trần Ngọc Ân là một chuyên gia khám và điều trị bệnh lý xương khớp hàng đầu tại Việt Nam. Bác Ân đã có hơn 50 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị bệnh, đồng thời Bác Ân cũng giữ vị trí quan trọng trong ngành. 

Giáo sư Trần Ngọc Ân thường điều trị các bệnh lý như: Bệnh Gout cấp và mãn tính, Viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp và cột sống cổ, thắt lưng, Viêm khớp dạng thấp, đau vai gáy bên phải, thoát vị đĩa đệm và thần kinh tọa, viêm khớp, loãng xương và nhức khớp, cũng như lupus ban đỏ hệ thống.

Phó Giáo Sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Văn Đệ

  • Địa chỉ: Bác sĩ Đoàn Văn Đệ làm việc tại bệnh viện quốc tế Dolife ở số 108 Nguyễn Hoàng - Nam Từ Liêm - Hà Nội
  • Giờ khám bệnh của bác Đệ không cố định, liên hệ với tổng đài để được hỗ trợ
  • Giá khám đau vai gáy bên phải:  300.000đ - 500.000đ
  • Tổng đài đặt lịch khám online với bác sĩ: 1900.3367

1900 3367

Phó giáo sư Đoàn Văn Đệ - Bác sĩ xương khớp giỏi tại bệnh viện quốc tế Dolife

Phó giáo sư Đoàn Văn Đệ - Bác sĩ xương khớp giỏi tại bệnh viện quốc tế Dolife

Tiến sĩ, Phó giáo sư Đoàn Văn Đệ là một chuyên gia bác sĩ xương khớp có hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến Khớp, Nội tiết, Tim, Thận. Ông đã có những đóng góp đáng kể trong ngành y học, đặc biệt là trong lĩnh vực Thấp khớp học. Bác sĩ Đoàn Văn Đệ chuyên thăm khám và điều trị các vấn đề của khớp như đau vai gáy bên phải, đau xương khớp, đau nhức cổ vai gáy…

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu

  • Địa chỉ: Bác Lưu làm việc tại Trung tâm Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Remedy số 154 Nguyễn Thái Học - Ba Đình - Hà Nội
  • Giờ khám bệnh của bác Lưu không cố định, liên hệ với tổng đài để được hỗ trợ
  • Giá khám đau vai gáy bên phải: 500.000đ
  • Tổng đài đặt lịch khám online với bác sĩ: 1900.3367

1900 3367

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu là chuyên gia xương khớp giỏi, mát tay

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu là chuyên gia xương khớp giỏi, mát tay

PGS TS Nguyễn Trọng Lưu chuyên khám và điều trị các bệnh như thoái hóa cột sống (cả lưng và cổ), thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy bên phải, viêm gân, suy tĩnh mạch chi dưới, và đau lưng sau sinh. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành y, bác Lưu đã đưa ra các phương pháp điều trị xương khớp tốt nhất, giúp nhiều bệnh nhân khỏi bệnh trong thời gian ngắn. 

Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục bị đau khớp vai

3. Lưu ý giúp cải thiện tình trạng đau vai gáy bên phải

Khi bị đau vai gáy bên phải, bạn cần lưu ý đến một vài điều sau đây để tình trạng bệnh không bị nghiêm trọng hơn. 

Thực hành tư thế đúng

Để phòng ngừa cơn đau ở vùng cổ, vai, gáy, bạn nên thực hiện các động tác và duy trì tư thế đúng khi ngồi, đi lại, ngủ, sử dụng điện thoại, máy tính là rất quan trọng. Dưới đây là một số động tác hữu ích giúp căn chỉnh cơ thể về tư thế đúng để tránh căng thẳng cho cổ và vai:

  • Đứng dựa vào tường, căn chỉnh vai cho thẳng, hông và gót chân đặt sát vào tường.
  • Di chuyển lòng bàn tay vào tường càng cao càng tốt, sau đó hạ xuống.
  • Lặp lại động tác này 10 lần, sau đó di chuyển về phía trước.

Tập thể dục

Việc tập thể dục đều đặn là một thói quen quan trọng giúp thư giãn vùng cổ, vai và lưng. Tuy nhiên, các bài tập cần được thực hiện đúng kỹ thuật để tránh căng thẳng cơ, gân, dây chằng quá mức, có thể dẫn đến nhiều vấn đề không mong muốn.

Tập thể dục đúng cách sẽ giúp bạn giảm đau vai gáy bên phải hiệu quả

Tập thể dục đúng cách sẽ giúp bạn giảm đau vai gáy bên phải hiệu quả

Tránh các hoạt động gây hại cơ vai gáy

Thói quen ngồi quá lâu có thể gây căng thẳng cho vùng cổ, vai, gáy, dẫn đến cảm giác đau nhức khó chịu. Do đó, việc đứng dậy và di chuyển xung quanh sau mỗi 30 phút là rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số giải pháp hữu ích khác bao gồm:

  • Sử dụng ghế ngồi có chiều cao phù hợp, có khả năng hỗ trợ tốt cho vùng cổ, vai, gáy.
  • Tránh nghe điện thoại ở tư thế kẹp giữa cổ và vai.
  • Nghỉ ngơi và thư giản thường xuyên.
  • Tránh mang vác đồ nặng.

Thực phẩm dinh dưỡng

Khi bị đau vai gáy bên phải, bạn nên chọn lựa thực phẩm phù hợp có thể giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm triệu chứng đau nhức xương cổ, vai, gáy. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm có thể được tích hợp vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi là chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của xương và sự truyền tín hiệu thần kinh. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm bông cải xanh, đậu bắp, sữa thực vật, đậu phụ, hạnh nhân, rong biển...
  • Thực phẩm giàu Vitamin D: Để canxi hấp thụ tốt hơn trong cơ thể, cần bổ sung đầy đủ Vitamin D. Các nguồn cung cấp Vitamin D tốt nhất là cá hồi, cá mòi, dầu gan cá, cá trích, lòng đỏ trứng, nấm...
  • Thực phẩm chống oxy hóa: Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp kiểm soát triệu chứng đau vai gáy một cách hiệu quả.
  • Gừng: Gừng có tính chất chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau hiệu quả đối với đau nhức vai gáy thường gặp. Bạn có thể sử dụng gừng làm gia vị, uống trà gừng hoặc bôi hỗn hợp bột gừng và dầu dừa lên vùng đau.
  • Nghệ: Nghệ chứa thành phần Curcumin giúp giảm viêm, giảm đau và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương.
  • Tỏi: Tỏi giúp giảm đau khớp và hạn chế các enzym gây hại cho sụn.
  • Vitamin C: Giúp tăng cường sức mạnh cho xương, da và phục hồi mô tổn thương.
  • Protein: Đây là thành phần quan trọng trong quá trình phục hồi tổn thương xương khớp.
  • Omega-3: Giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành.
  • Kẽm: Hỗ trợ sửa chữa và phục hồi các mô tổn thương.
  • Vitamin K1 và K2: Tăng cường sức mạnh cho xương và giảm triệu chứng đau.
  • Magie: Giữ sự ổn định và tăng cường sức mạnh cho xương.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Giúp chống viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành.

Chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân đối là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi khi bị đau cổ vai gáy.

Để điều trị bệnh đau vai gáy bên phải hiệu quả, bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây ra cơn đau và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Hy vọng với các thông tin mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ, bạn đọc có thể biết thêm nhiều điều hữu ích để giảm đau vai gáy bên phải.

Đặt lịch khám đau vai gáy bên phải tại bệnh viện uy tín

 
Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/05/2024 - Cập nhật 17/05/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khám cột sống ở bệnh viện nào tốt nhất? Review chi tiết

Khám cột sống ở bệnh viện nào tốt nhất? Review chi tiết

Những bệnh về cột sống hoặc xương khớp đều có nguy cơ gây ra di chứng cho người mắc phải. Do đó, các phương pháp điều trị, phòng ngừa các bệnh về cột sống được ...

Icon thời gian
12/08/2024
193 Lượt xem
Icon thời gian
11 Phút đọc
Cong vẹo cột sống học đường: Dấu hiệu và cách điều trị

Cong vẹo cột sống học đường: Dấu hiệu và cách điều trị

Cong vẹo cột sống học đường là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Phụ huynh hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm...

Icon thời gian
01/08/2024
253 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống từ chuyên gia cơ...

Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống từ chuyên gia cơ...

Cong vẹo cột sống xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn tuổi. Nguyên nhân của tình trạng vẹo cột sống chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt của con...

Icon thời gian
31/07/2024
133 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
12+ Bài tập chữa cong vẹo cột sống cho người lớn và trẻ em

12+ Bài tập chữa cong vẹo cột sống cho người lớn và trẻ em

Người lớn và trẻ em đều có nguy cơ bị cong vẹo cột sống. Dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cùng với đó, ...

Icon thời gian
30/07/2024
194 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG