Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây đau đầu thường gặp
  • 2. Các cận lâm sàng để giúp chẩn đoán đau đầu nguy hiểm
  • 3. Cần lưu ý gì khi đau đầu
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây đau đầu thường gặp
  • 2. Các cận lâm sàng để giúp chẩn đoán đau đầu nguy hiểm
  • 3. Cần lưu ý gì khi đau đầu
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nhận biết cơn đau đầu gây nguy hiểm

Hầu hết chúng ta đã từng trải qua một cơn đau đầu trong cuộc đời, có thể sau một ngày làm việc căng thẳng, khi thời tiết thay đổi, khi ngủ dậy …Và phần lớn những cơn đau đầu đó là lành tính, không gây nguy hiểm và có thể tự mất đi . Nhưng vẫn có một phần nhỏ những cơn đau đầu là nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây đau đầu thường gặp
  • 2. Các cận lâm sàng để giúp chẩn đoán đau đầu nguy hiểm
  • 3. Cần lưu ý gì khi đau đầu

1. Nguyên nhân gây đau đầu thường gặp

Những nguyên nhân đau đầu có thể gặp

Những nguyên nhân đau đầu có thể gặp

Nguyên nhân đau đầu không nghiêm trọng

Nguyên nhân đau đầu nghiêm trọng

  • Căng thẳng

  • Thiếu ngủ

  • Đau dây thần kinh

  • Căng cơ

  • Uống rượu

  • Do một số loại thực phẩm

  • Chứng đau nửa đầu mạn tính

  • Đau đầu do viêm xoang

  • Xuất huyết não

  • Nhồi máu não

  • Chấn thương sọ não

  • Viêm màng não

  • U não

  • Đau đầu do cơn tăng huyết áp

  • Xuất huyết não: Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng 1 cách đột ngột, có thể đau đầu dữ dội nôn, ý thức lơ mơ, nặng hơn là hôn mê và kèm theo một số dấu hiệu rất quan trọng như bị yếu liệt nửa người, nói ngọng hoặc không nói được, méo miệng một bên, có thể có co giật. Xuất huyết não do chủ yếu do tăng huyết áp, dị dạng mạch não như vỡ túi phồng động mạch, u mạch máu kiểu thông động tĩnh mạch, do rối loạn đông máu…

  • Nhồi máu não: Các triệu chứng cũng thường xuất hiện đột ngột, bệnh nhân thường đau đầu âm ỉ, có thể dữ dội, chóng mặt có các biểu hiện thiếu sót chức năng vùng não bị tổn thương như liệt nửa người, méo miệng, rối loạn cảm giác, có thể có co giật. Các nguyên nhân gây nhồi máu não là: cục máu đông, xơ vữa mạch lớn, các thuốc tránh thai nguy cơ tăng gấp 9 lần người bình thường, bóc tách động mạch não, viêm động mạch, loạn sản xơ cơ thành mạch, viêm động mạch, đa hồng cầu…

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau đầu

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau đầu

  • Viêm màng não: Cơn đau đầu dữ dội, uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ, cổ cứng, nôn, sợ ánh sáng, và sốt cao nặng hơn là bệnh nhân có thể lơ mơ, hôn mê và co giật đặc biệt trên trẻ nhỏ.

  • Đau đầu do u não chèn ép gây tăng áp lực nội sọ và diễn biến một cách từ từ nên ở giai đoạn đầu cơn đau thường âm ỉ và kéo dài, thường đau vào nửa đêm về sáng. Giai đoạn sau cùng với chứng đau đầu có kèm theo buồn nôn, giảm thị lực hoặc các dấu hiệu của thần kinh khu trú, ví dụ như liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não, và mắt mờ. Lúc này người bệnh cảm thấy đau đầu liên tục và uống thuốc giảm đau không giảm.

  • Cơn tăng huyết áp: Khi huyết áp tăng nhanh và nghiêm trọng, huyết áp tâm thu > 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 120 mmHg, và bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, đau ngực cần khẩn trương đến cơ sở y tế để được điều trị vì nguy cơ cao đột quỵ và các biến chứng tim mạch.

2. Các cận lâm sàng để giúp chẩn đoán đau đầu nguy hiểm

Chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán những nguyên nhân đau đầu 

Chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán những nguyên nhân đau đầu 

Triệu chứng đau đầu rất thường gặp nhưng không phải trường hợp nào cũng chần chụp chiếu sọ não, bởi vì nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tia X, thuốc cản quang và tốn kém chi phí không cần thiết. Nếu có những dấu hiệu đau đầu dữ dội, có những dấu hiệu khác đi kèm nên đi khám bác sĩ để được chỉ định thực hiện những chụp chiếu cần thiết:

  • Chụp cắt lớp vi tính sọ não tiêm thuốc hoặc không tiêm thuốc cản quang giúp chẩn đoán các bệnh lý chấn thương vùng sọ mặt, dị tật bẩm sinh hoặc mắc phải như não úng thủy, liền khớp sọ, tai biến mạch máu não, u não, viêm não….

  • Chụp cộng hưởng từ sọ não giúp phát hiện những bệnh lý liên quan đến não như xuất huyết não, nhồi máu não, viêm não, viêm màng não, bệnh lý mạch máu não, dị dạng mạch máu não,… Chụp cộng hưởng từ có thể phân biệt giữa chất trắng và chất xám, vượt trội hơn hẳn so với cắt lớp vi tính thường trong việc chẩn đoán các tổn thương có kích thước nhỏ, như tổn thương xơ hóa rải rác trong não, tình trạng phình động mạch hay khối u não. Nhưng chi phí chụp đắt hơn, bị nhiễu và chống chỉ định khi có vật kim loại trong người…

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

  • Chụp cắt lớp mạch máu não giúp dựng hình chi tiết hệ thống mạch máu não, hạn chế bỏ sót tổn thương các bệnh lý như hẹp tắc huyết khối động mạch, tĩnh mạch não, dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, dò động mạch cảnh xoang hang.

  • Ghi điện não đồ có thể xác định những thay đổi trong hoạt động của não (sóng điện não bất thường), giúp chẩn đoán một số bệnh lý thần kinh như bệnh động kinh. Bên cạnh đó còn giúp cho chẩn đoán các bệnh lý như u não, đột quỵ, chấn thương sọ não, rối loạn giấc ngủ, sa sút trí tuệ

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

3. Cần lưu ý gì khi đau đầu

Bạn nên được chăm sóc y tế ngay khi:

  • Cơn đau đầu đột ngột với cường độ dữ dội

  • Đau đầu đi kèm với sốt, nôn nửa, gáy cứng và đau

  • Đau đầu đi kèm với các dấu hiệu thần kinh như đột ngột yếu liệt tê bì ở nửa người hoặc toàn thân, thay đổi giọng nói hoặc khó diễn đạt, co giật, hôn mê bất tỉnh

  • Cần phải cảnh giác với cơn đau đầu nếu bạn đang mang thai, trên 50 tuổi, bị khuyết tật hoặc mới bị chấn thương như ngã hoặc chấn động, tiền sử bị bệnh lý tăng huyết áp và đái tháo đường

  • So sánh cơn đau đầu với những cơn đau đầu khác mà bạn đã trải qua trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng qua xem có thay đổi bất thường gì khác không.

  • Nên đo huyết áp nếu có ngay khi bạn cảm thấy đau đầu.

Nếu bạn đang cần tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn hoặc người thân, hãy đặt lịch khám thông qua IVIE để đội ngũ bác sĩ và chuyên gia có thể giúp bạn phát hiện các bất thường một cách chính xác nhất hoặc gọi đến tổng đài để được tư vấn hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/01/2023 - Cập nhật 08/01/2023
5/5 - (2 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nhận biết cơn đau đầu gây nguy hiểm

Nhận biết cơn đau đầu gây nguy hiểm

Hầu hết chúng ta đã từng trải qua một cơn đau đầu trong cuộc đời, có thể sau một ngày làm việc căng thẳng, khi thời tiết thay đổi, khi ngủ dậy …Và phần lớn...

08/01/2023

705 Lượt xem

5 Phút đọc

Thuốc Corticoid – thần dược hay con dao 2 lưỡi

Thuốc Corticoid – thần dược hay con dao 2 lưỡi

Thuốc corticoid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch mạnh giúp giảm các triệu chứng viêm của cơ thể rất nhanh, giúp cho bệnh nhân nhanh chóng cảm giác dễ...

19/11/2022

1083 Lượt xem

4 Phút đọc

Cấp cứu rối loạn điện giải tăng kali máu

Cấp cứu rối loạn điện giải tăng kali máu

Một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim, ngừng tim thầm lặng mà người bệnh có thể không có triệu chứng gì là tăng kali máu. Kali là một chất điện...

29/10/2022

714 Lượt xem

4 Phút đọc

Tăng Acid uric máu - Mối nguy của bệnh gút

Tăng Acid uric máu - Mối nguy của bệnh gút

Khi kinh tế phát triển thì bệnh lý rối loạn chuyển hóa xuất hiện càng nhiều, chỉ số acid uric trong máu cũng được quan tâm hơn, đặc biệt liên quan đến bệnh...

27/10/2022

533 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG