Một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim, ngừng tim thầm lặng mà người bệnh có thể không có triệu chứng gì là tăng kali máu. Kali là một chất điện giải quan trọng trong cơ thể, rối loạn tăng lên trong bệnh lý và có thể thay đổi bởi chính trong lối sống, ăn uống của bạn.
1. Nguyên nhân gây tăng kali máu
Bình thường kali máu được cơ thể điều hòa chặt chẽ trong khoảng 3,5 – 5,0 mmol/l. Tăng kali máu là kali máu > 5,5 mmol/l. Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng kali máu như:
- Suy thận nặng, bệnh thận kẽ
- Suy tuyến thượng thận
- Do dùng một số loại thuốc: một số thuốc điều trị bệnh lý tăng huyết áp, suy tim như: ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể, thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng mineralocorticoid.
- Nhiễm toan máu
- Tăng áp lực thẩm thấu huyết tương
- Thiếu insulin
- Tan máu, tiêu cơ vân
- Truyền dung dịch có chứa kali
- Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều kali trong khi có rối loạn bài tiết kali
Chẩn đoán tăng kali máu hoàn toàn dựa vào xét nghiệm máu, cần phải phân biệt một số các trường hợp tăng kali máu giả như:
- Tăng tế bào tiểu cầu, bạch cầu trong máu
- Vận cơ trong khi chọc tĩnh mạch
- Chọc lấy máu tĩnh mạch nhiều lần, garo lâu
- Mẫu máu để lâu, máu vỡ hồng cầu.
Nguyên nhân tăng kali máu
2. Tăng kali máu – nguyên nhân gây ngừng tim thầm lặng
- Bệnh nhân tăng kali máu thường không có triệu chứng
- Nếu tăng kali máu nặng có thể biểu hiện bằng mệt mỏi, yếu liệt, nôn, buồn nôn, khó thở, rối loạn nhịp tim và thậm chí là hôn mê, co giật và tử vong.
- Chú ý là các thay đổi trên điện tim phản ánh mức độ nặng của tăng kali máu và thay đổi điện tim là nguyên nhân tử vong của tăng kali máu. Thế nên làm điện tâm đồ là chỉ định cần thiết.
Điện tâm đồ trong tăng kali máu
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
3. Bệnh nhân tăng kali máu được điều trị như thế nào?
Khi bạn được chẩn đoán có tình trạng kali máu, tùy vào mức độ tăng kali máu, biểu hiện trên điện tim, triệu chứng bác sĩ sẽ xác định bạn có tình trạng xử trí cấp cứu hay không. Một số biện pháp điều trị nhằm hạ kali máu cấp cứu và thuốc có thể được dùng như:
- Thuốc có tác dụng ổn định màng tế bào, đối kháng với kali trên màng tế bào cơ tim như calci chlorua hoặc calci gluconat.
- Thuốc vận chuyển kali từ ngoài vào trong tế bào: insulin pha với glucose, salbutamol hoặc natri bicarbonate
- Thuốc thải kali khỏi cơ thể như lợi tiểu, kayexalat
- Lọc máu cấp cứu
- Bệnh nhân tăng kali máu nên được nhận viện để chẩn đoán và điều trị nguyên nhân
- Cần phải hạn chế lượng kali đưa vào cơ thể
Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.
4. Một số lưu ý khi chọn thực phẩm cho người tăng kali máu
Hạn chế thực phẩm giàu kali
Trái cây và rau quả: Sản phẩm tươi thường rất giàu kali. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn nếu hạn chế khẩu phần hoặc nấu chín để giảm hàm lượng kali.
- Rau quả chứa nhiều kali cần hạn chế: chuối, quả hạch, khoai tây, nước ép từ rau và hoa quả, các loại đậu
- Rau quả chứa ít kali có thể bổ sung: các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây, nho, táo, dưa leo, măng tây, bông cải xanh, …
Sữa: Cần tránh hoặc ít nhất là hạn chế các sản phẩm từ sữa
Ngũ cốc: Thay vì ngũ cốc nguyên hạt và cám, người bệnh nên ăn gạo trắng (cơm trắng) hoặc bánh mì làm từ bột mì tinh chế, mì ống.
Chất đạm: Hầu hết đạm động vật và thực vật đều chứa nhiều kali. Tuy nhiên, bạn không thể loại bỏ protein trong chế độ ăn uống. Vì vậy, nên hạn chế đặc biệt những loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói và bất kỳ loại thịt chế biến nào khác có phụ gia có thể chứa kali.
Đồ ngọt: Cần hạn chế đồ ngọt tráng miệng vì nhiều món tráng miệng được làm từ các nguyên liệu có nhiều kali như: các loại hạt, xi-rô và sô cô la.
Đồ uống: Mất nước có thể phá vỡ sự cân bằng điện giải trong cơ thể và dẫn đến tăng kali huyết. Uống nước lọc là cách tốt nhất để giữ nước. Ngoài ra người bệnh cũng có thể uống các loại đồ uống khác như nước chanh tươi và nước trái cây làm từ trái cây có hàm lượng kali thấp. Cần tránh đồ uống có cồn vì trên thực tế uống nhiều rượu là một yếu tố nguy cơ gây tăng kali huyết.
IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.
1900 3367