Nội dung chính
  • 1. Corticoid là gì và những loại thuốc chứa thành phần corticoid?
  • 2. Lợi ích và nguy cơ khi dùng corticoid
  • 3. Một số lưu ý khi dùng corticoid:
Nội dung chính
  • 1. Corticoid là gì và những loại thuốc chứa thành phần corticoid?
  • 2. Lợi ích và nguy cơ khi dùng corticoid
  • 3. Một số lưu ý khi dùng corticoid:
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thuốc Corticoid – thần dược hay con dao 2 lưỡi

Thuốc corticoid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch mạnh giúp giảm các triệu chứng viêm của cơ thể rất nhanh, giúp cho bệnh nhân nhanh chóng cảm giác dễ chịu. Nhưng việc lạm dụng corticoid lại gây ra vô cùng nhiều những tác dụng phụ, biến chứng và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nội dung chính
  • 1. Corticoid là gì và những loại thuốc chứa thành phần corticoid?
  • 2. Lợi ích và nguy cơ khi dùng corticoid
  • 3. Một số lưu ý khi dùng corticoid:

1. Corticoid là gì và những loại thuốc chứa thành phần corticoid?

Corticoid (hay thuốc chứa corticoid) có tác dụng giống như cortisol do vỏ tuyến thượng thận tiết ra có tác dụng làm giảm viêm, giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Hiện nay có rất nhiều thuốc, dạng thuốc chứa thành phần corticoid. Nhưng dù trong bất cứ dạng nào thì thuốc đều có nguy cơ ảnh hưởng đến toàn cơ thể đặc biệt khi dùng kéo dài. Thế nên chỉ dùng những thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ.

  • Dạng viên (corticoid đường uống): một số thuốc có thành phần như Medrol chứa Methylprednisolone, Prednisolon
  • Dạng tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, trong khớp, gân như Depo – Medrol, Solu Medrol,…
  • Dạng hít qua miệng: Symbicort, Seretide
  • Dạng xịt mũi như Avamys, Flixonase, Meseca, COLDi – B
  • Dạng dung dịch dùng với máy khí dung như Pulmicort, Combivent
  • Dạng kem, gel, thuốc mỡ.... dùng tại chỗ (bôi ngoài da, nhỏ mắt, mũi, tai....) như betamethasone, hydrocortisone.

Corticoid có rất nhiều dạng bào chế

Corticoid có rất nhiều dạng bào chế

2. Lợi ích và nguy cơ khi dùng corticoid

Thuốc corticoid được dùng rất nhiều trong y khoa với tác dụng giảm viêm, ức chế miễn dịch được dùng trong rất nhiều bệnh lý như:

  • Trong những tình huống cấp cứu như sốc phản vệ, dị ứng
  • Bệnh lý hệ thống miễn dịch như lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch, xơ cứng bì …
  • Hen phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Hội chứng thận hư
  • Bệnh ký ngoài da: eczema, vảy nến, phát ban
  • Bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, …
  • Có thể được dùng trong những bệnh lý nặng như viêm màng não, nhiễm covid 19, nhiễm trùng nặng ….

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Tuy rằng rất hiệu quả trong điều trị trong rất nhiều bệnh lý nhưng corticoid có rất nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến toàn cơ thể như:

  • Rối loạn phân bố mỡ
  • Tăng huyết áp
  • Nguy cơ tim mạch
  • Loãng xương
  • Bệnh cơ
  • Loét đường tiêu hóa
  • Suy tuyến thượng thận
  • Nhiễm trùng
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể
  • Rối loạn tâm thần
  • Viêm tụy
  • Hoại tử vô khuẩn
  • Rối loạn điện giải: hạ kali máu
  • Tăng đường huyết, đái tháo đường
  • Rối loạn chuyển hóa lipid: tăng cholesterol, triglycerid

Tác dụng không mong muốn toàn thân khi sử dụng corticoid

Tác dụng không mong muốn toàn thân khi sử dụng corticoid

3. Một số lưu ý khi dùng corticoid:

  • Do có rất nhiều tác dụng không mong muốn corticoid cần dùng theo đơn đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Thời gian dùng nhỏ hơn 2-3 tuần nếu không cần thiết để giảm nguy cơ suy thượng thận do thuốc.
  • Không dừng thuốc đột ngột khi đã dùng kéo dài mà giảm liều dần dưới hướng dẫn của bác sĩ
  • Corticoid dù dùng ở dạng nào như uống, bôi, hít, xịt,… thì đều có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn nếu lạm dụng, dùng kéo dài và không đúng chỉ định.
  • Với thuốc dạng uống (viên, siro...): Nên dùng sau ăn no để hạn chế kích ứng dạ dày. 
  • Corticoid dạng kem bôi hoặc mỡ dùng ngoài da: Chỉ dùng một lượng nhỏ đủ để bao phủ một lớp mỏng lên vùng da bệnh. Không nên băng vùng bôi thuốc. Tránh bôi vào vùng da trầy xước, không lành lặn hoặc vùng da thường xuyên bị cọ xát.
  • Corticoid dạng hít: Một số tác dụng phụ thường gặp (nấm miệng, khàn giọng) có thể dự phòng dễ dàng bằng việc thực hiện đúng kỹ thuật xịt hít và súc miệng sau khi dùng thuốc.
  • Cần chú ý điều trị bổ sung khi điều trị corticoid liều cao hoặc kéo dài trên 1 tháng như:

+ Kali 1-2 gam mỗi ngày

+ Bổ sung 800 đơn vị vitamin D kết hợp với 1 gam canxi mỗi ngày

+ Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

+ Thuốc điều trị loãng xương nhóm Biphosphonat với việc dùng corticoid trên 1 tháng bất kể liều mức độ như thế nào.

Hãy chú ý rằng hiện nay có rất nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, không được thăm khám, kê đơn như thuốc dạng lá, dạng viên hoàn, viên nang, dạng bột có thể được trộn thành phần corticoid khi uống vào các triệu chứng có thể giảm hoặc mất đi rất nhanh nhưng sẽ để lại tác dụng phụ vô cùng lớn.

Do có rất nhiều tác dụng không mong muốn corticoid cần dùng theo đơn đúng chỉ định của bác sĩ.

Do có rất nhiều tác dụng không mong muốn corticoid cần dùng theo đơn đúng chỉ định của bác sĩ

Corticoid được sử dụng trong nhiều bệnh lý khác nhau nhưng việc lạm dụng corticoid lại gây ra nhiều những tác dụng phụ, biến chứng và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ dùng những thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

Bạn có thể nhận tư vấn với bác sĩ trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được bác sĩ thăm khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến và theo dõi sát tình trạng, diễn biến bệnh thuận tiện ngay tại nhà. Ngoài ra, nền tảng đặt lịch khám IVIE - Bác sĩ ơi hỗ trợ đặt khám ưu tiên tại nhiều bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám uy tín trên cả nước. Liên hệ tổng đài để được hỗ trợ

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/11/2022 - Cập nhật 19/11/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nhận biết cơn đau đầu gây nguy hiểm

Nhận biết cơn đau đầu gây nguy hiểm

Hầu hết chúng ta đã từng trải qua một cơn đau đầu trong cuộc đời, có thể sau một ngày làm việc căng thẳng, khi thời tiết thay đổi, khi ngủ dậy …Và phần lớn...

Icon thời gian
08/01/2023
967 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Thuốc Corticoid – thần dược hay con dao 2 lưỡi

Thuốc Corticoid – thần dược hay con dao 2 lưỡi

Thuốc corticoid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch mạnh giúp giảm các triệu chứng viêm của cơ thể rất nhanh, giúp cho bệnh nhân nhanh chóng cảm giác dễ...

Icon thời gian
19/11/2022
1422 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Cấp cứu rối loạn điện giải tăng kali máu

Cấp cứu rối loạn điện giải tăng kali máu

Một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim, ngừng tim thầm lặng mà người bệnh có thể không có triệu chứng gì là tăng kali máu. Kali là một chất điện...

Icon thời gian
29/10/2022
914 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tăng Acid uric máu - Mối nguy của bệnh gút

Tăng Acid uric máu - Mối nguy của bệnh gút

Khi kinh tế phát triển thì bệnh lý rối loạn chuyển hóa xuất hiện càng nhiều, chỉ số acid uric trong máu cũng được quan tâm hơn, đặc biệt liên quan đến bệnh...

Icon thời gian
27/10/2022
740 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG