Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân tăng acid uric máu.
  • 2. Acid uric ảnh hưởng gì lên cơ thể?
  • 3. Điều trị tăng acid uric máu như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân tăng acid uric máu.
  • 2. Acid uric ảnh hưởng gì lên cơ thể?
  • 3. Điều trị tăng acid uric máu như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tăng Acid uric máu - Mối nguy của bệnh gút

Tham vấn y khoa:
BSVũ Thị Trung Anh
Chuyên khoa Nội khoa
Khi kinh tế phát triển thì bệnh lý rối loạn chuyển hóa xuất hiện càng nhiều, chỉ số acid uric trong máu cũng được quan tâm hơn, đặc biệt liên quan đến bệnh gút. Nhưng không phải chỉ số acid uric cao là chỉ do bệnh lý này mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số này và những phương pháp làm giảm acid uric trong máu.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân tăng acid uric máu.
  • 2. Acid uric ảnh hưởng gì lên cơ thể?
  • 3. Điều trị tăng acid uric máu như thế nào?

1. Nguyên nhân tăng acid uric máu.

Tăng acid uric máu là khi nồng độ acid uric máu của nam trên 7 mg/dl (trên 420 umol/l), của nữ tăng trên 6 mg/dl (360 umol/l). Một số nguyên nhân tăng acid uric máu thường gặp là:

- Tăng sản xuất acid uric:

  • Do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa purin, nhất là nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, các loại cá, hoặc có thói quen uống nhiều bia,… làm tăng tổng hợp acid uric.
  • Do béo phì, ít vận động thể chất. 
  • Do thường xuyên nhịn đói, ăn kiêng quá mức hoặc vận động nặng, tập thể dục quá sức. 
  • Những trường hợp có khối u phát triển nhanh cũng có nguy cơ làm tăng acid uric máu, có thể kể đến như các trường hợp mắc bệnh ung thư ở giai đoạn di căn, trường hợp mắc bệnh lơ xê mi cấp, u lympho... Sau điều trị hóa trị tế bào ung thư giải phóng nội chất tế bào trong máu và làm tăng acid uric trong hội chứng ly giải u.
  • Các trường hợp thiếu máu do tan máu, chẳng hạn như bệnh sốt rét, thiếu  G6PD,… cũng có thể gặp phải tình trạng tăng acid uric trong máu

- Nồng độ acid uric trong máu tăng do giảm đào thải lượng acid uric qua thận: Thường gặp ở những trường hợp mắc bệnh suy thận, tổn thương các ống thận xa, người nghiện rượu, lạm dụng thuốc lợi tiểu, nhiễm toan,…

- Do di truyền: rất ít gặp. Do tình trạng khiếm khuyết thiếu một loại protein quan trọng có tên là hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 giúp cơ thể đào thải acid uric. Hoặc do tăng hoạt tính của enzyme phosphoribosyl – pyrophosphate synthetase dẫn đến tăng tổng hợp acid uric.

- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến ở trên, tình trạng tăng acid uric trong máu còn do một số nguyên nhân khác như nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật, chấn thương, ngộ độc chì, suy giáp và thậm chí có mối liên quan trong bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ hệ thống…

Xét nghiệm acid uric trong máu

Xét nghiệm acid uric trong máu

2. Acid uric ảnh hưởng gì lên cơ thể?

- Khi tăng acid uric máu sẽ hình thành và tích lũy tinh thể urat trong mô cạnh khớp, trong sụn và trong xương gây ra tình trạng viêm: sưng, nóng, đỏ, đau khớp.

- Tích lũy tinh thể muối urat trong mô liên kết tạo hạt tophi có thể gặp ở vành tai, mỏm khuỷu, cạnh các khớp bị tổn thương, bàn chân, bàn tay, cổ tay, có thể ở các gân, nhất là gân Achille. Gây biến dạng các vị trí, vỡ ra có thể gây nhiễm trùng.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

- Có thể tạo sỏi uric trong thận, gây nên các cơn đau quặn thận.

- Có thể gây bệnh thận do gút, suy thận

- Tăng acid uric máu không phải là là chẩn đoán xác định của bệnh gút, bệnh nhân cần được chuẩn đoán dựa vào thăm khám khác của bác sĩ, theo những tiêu chuẩn chẩn đoán như Bennett và Wood 1968, ACR/EULAR 2015 …

Hạt tophi do tinh thể urat lắng đọng mô dưới da

Hạt tophi do tinh thể urat lắng đọng mô dưới da

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

3. Điều trị tăng acid uric máu như thế nào?

Không phải tất cả các trường hợp tăng acid uric máu đều cần phải điều trị thuốc hạ acid uric máu. Dùng thuốc điều trị chỉ khi có chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc được dùng để điều trị như:

- Thuốc giảm tổng hợp acid uric máu như: Allopurinol, febuxostat. Thuốc cần được kê đơn do có thể gây dị ứng nặng, và phải chỉnh liều khi suy thận.

- Thuốc tăng thải acid uric: probenecid

Thực phẩm cần tránh khí có tăng acid uric máu

Thực phẩm cần tránh khí có tăng acid uric máu

- Khi tăng acid uric máu cần tránh dùng một số thực phẩm sau:

  • Một số loại thịt chứa nhiều purin như thịt đỏ: thịt lợn, thịt bò và thịt cừu
  • Hải sản như trai, sò, cá hồi, cá ngừ, cá cơm, cá mòi…
  • Thịt nội tạng như gan, thận, não
  • Rượu, bia cũng làm giảm thải acid uric 

- Một số thực phẩm được khuyên nên dùng như:

  • Các loại rau củ như nấm, bông cải xanh, bông cải xanh, các loại đậu
  • Trái cây có nhiều chất xơ như trái anh đào, trái cây họ cam quýt, các loại quả mọng
  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
  • Dầu thực vật như dầu dừa, dầu cải, dầu ôliu

Điều chỉnh cân nặng mức hợp lý, uống nhiều nước để giảm và tránh những biến chứng của tăng acid uric máu.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/10/2022 - Cập nhật 11/11/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nhận biết cơn đau đầu gây nguy hiểm

Nhận biết cơn đau đầu gây nguy hiểm

Hầu hết chúng ta đã từng trải qua một cơn đau đầu trong cuộc đời, có thể sau một ngày làm việc căng thẳng, khi thời tiết thay đổi, khi ngủ dậy …Và phần lớn...

08/01/2023

697 Lượt xem

5 Phút đọc

Thuốc Corticoid – thần dược hay con dao 2 lưỡi

Thuốc Corticoid – thần dược hay con dao 2 lưỡi

Thuốc corticoid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch mạnh giúp giảm các triệu chứng viêm của cơ thể rất nhanh, giúp cho bệnh nhân nhanh chóng cảm giác dễ...

19/11/2022

1080 Lượt xem

4 Phút đọc

Cấp cứu rối loạn điện giải tăng kali máu

Cấp cứu rối loạn điện giải tăng kali máu

Một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim, ngừng tim thầm lặng mà người bệnh có thể không có triệu chứng gì là tăng kali máu. Kali là một chất điện...

29/10/2022

712 Lượt xem

4 Phút đọc

Tăng Acid uric máu - Mối nguy của bệnh gút

Tăng Acid uric máu - Mối nguy của bệnh gút

Khi kinh tế phát triển thì bệnh lý rối loạn chuyển hóa xuất hiện càng nhiều, chỉ số acid uric trong máu cũng được quan tâm hơn, đặc biệt liên quan đến bệnh...

27/10/2022

531 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG