Nội dung chính
  • 1. Đôi nét về vi khuẩn HP dạ dày 
  • 2. Làm thế nào để điều trị vi khuẩn HP dạ dày?
  • 3. Vi khuẩn HP có thể chữa khỏi được không? 
  • 4. Làm thế nào để biết hiệu quả điều trị HP? 
Nội dung chính
  • 1. Đôi nét về vi khuẩn HP dạ dày 
  • 2. Làm thế nào để điều trị vi khuẩn HP dạ dày?
  • 3. Vi khuẩn HP có thể chữa khỏi được không? 
  • 4. Làm thế nào để biết hiệu quả điều trị HP? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có chữa khỏi được không?

“Nhiễm HP dạ dày” là cụm từ khiến nhiều người hoang mang lo lắng. Đây là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Vậy nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có chữa khỏi được không? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Đôi nét về vi khuẩn HP dạ dày 
  • 2. Làm thế nào để điều trị vi khuẩn HP dạ dày?
  • 3. Vi khuẩn HP có thể chữa khỏi được không? 
  • 4. Làm thế nào để biết hiệu quả điều trị HP? 

1. Đôi nét về vi khuẩn HP dạ dày 

Vi khuẩn HP dạ dày (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày. Chúng tồn tại trong môi trường acid mạnh như dạ dày nhờ khả năng tiết ra enzyme Urease giúp trung hòa độ acid. 

HP thường “trốn” trong lớp niêm mạc dạ dày, tập trung nhiều nhất ở hang vị, tiếp đến là vùng thân vị.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Vùng hang vị cũng là vùng thường bị tổn thương và khó điều trị nhất. 

Vùng hang vị cũng là vùng thường bị tổn thương và khó điều trị nhất. 

Vi khuẩn HP cũng là một trong những nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Những tổn thương do HP gây ra có thể hình thành trong nhiều năm và tiến triển tương đối chậm. Chúng gây viêm loét dạ dày bằng 2 cách: 

  • Tiết ra men Urease – gián tiếp phá huỷ lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó tạo điều kiện cho acid dạ dày tấn công vào lớp niêm mạc và gây tổn thương niêm mạc dạ dày. 
  • Tiết ra độc tố gây thoái hoá và hoại tử tế bào dạ dày khiến acid dịch vị và pepsin thấm vào mạnh mẽ gây trợt, loét niêm mạc dạ dày. 

2. Làm thế nào để điều trị vi khuẩn HP dạ dày?

Điều trị vi khuẩn HP dạ dày được chỉ định cho bệnh nhân trong các trường hợp viêm dạ dày kết hợp u MALT, loét dạ dày hay ung thư dạ dày. 

Chỉ định điều trị vi khuẩn HP đối với người mắc ung thư dạ dày.

Chỉ định điều trị vi khuẩn HP đối với người mắc ung thư dạ dày.

Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm vi khuẩn HP trong các trường hợp: gia đình có tiền sử mắc ung thư dạ dày, có polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày. 

Ngoài ra, một số trường hợp cân nhắc điều trị như: Thiếu máu thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu, chứng kém tiêu, sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) trong thời gian kéo dài, hoặc với những người có nguyện vọng điều trị vi khuẩn HP dạ dày. 

HP dạ dày có thể bị tiêu diệt khi sử dụng kết hợp 4 loại thuốc (trong vòng 2 tuần). Phác đồ điều trị này đơn giản và hiệu quả trong 90% trường hợp. Vì HP là một loại vi khuẩn nên cần kết hợp các kháng sinh kèm theo một loại thuốc ức chế tiết acid dạ dày trong suốt quá trình điều trị. Việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: đi ngoài phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác (có vị kim loại trong miệng), phản ứng cai rượu,…

Tìm hiểu thêm: bệnh lý tiêu hóa khác.

3. Vi khuẩn HP có thể chữa khỏi được không? 

Vi khuẩn HP có thể điều trị hoàn toàn được không? Đó là băn khoăn của không ít người khi nhận được kết quả dương tính với HP. Thông thường, việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị HP kéo dài trong ít nhất 2 tuần và có thể điều trị duy trì trong 4 – 8 tuần sau đó để chữa khỏi hẳn viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, vi khuẩn HP rất dễ kháng thuốc. 

Việc chữa khỏi hay không và cần điều trị trong bao lâu còn phụ thuộc vào ý thức của người bệnh

Việc chữa khỏi hay không và cần điều trị trong bao lâu còn phụ thuộc vào ý thức của người bệnh.

Nếu sau điều trị, người bệnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thực hiện lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh thì có thể bảo vệ sức khoẻ và điều trị HP khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nếu người bệnh không chú ý đến lối sống: thường xuyên thức khuya, stress, uống nhiều bia rượu,… thì quá trình điều trị sẽ kéo dài và tình trạng viêm dạ dày vẫn tiếp diễn. 

4. Làm thế nào để biết hiệu quả điều trị HP? 

Bệnh nhân điều trị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày sau một tháng ngừng thuốc cần làm test hơi thở để kiểm tra xem vi khuẩn HP có hết không. Để test hơi thở, bệnh nhân không được phép sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào trong vòng 4 tuần trước đó và dừng tất cả các thuốc ức chế acid dạ dày kể từ 2 tuần trước khi làm test. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần nhịn ăn từ tối hôm trước. 

Test hơi thở là bài kiểm tra cần thiết vì có nhiều khả năng vi khuẩn HP dạ dày chưa bị loại trừ sau khi điều trị bằng phác đồ đầu tiên. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn kháng thuốc hoặc liều dùng chưa đủ, chưa đúng cách. Nếu kết quả test cho thấy vẫn còn vi khuẩn HP thì bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị kết hợp nhiều thuốc kháng sinh loại mới.

Điều trị vi khuẩn HP dạ dày giúp ngăn ngừa những tổn thương có thể xảy ra cho sức khỏe. Một khi đã diệt trừ được vi khuẩn HP, khả năng bị tái nhiễm rất ít, do đó có thể coi là đã được điều trị khỏi. 

Cuộc chiến điều trị HP dạ dày không đơn thuần là công việc của bác sĩ mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ của bệnh nhân trong việc duy trì lối sống, tuân thủ chỉ định dùng thuốc. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về nhiễm HP và phương pháp điều trị HP. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch khám với bác sĩ, các cơ sở y tế, vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi qua số 1900 3367 để được hỗ trợ tốt nhất.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/02/2022 - Cập nhật 26/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

9920 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3109 Lượt xem

6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3036 Lượt xem

4 Phút đọc

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Thủng dạ dày là biến chứng của một số bệnh lý dạ dày mạn tính hoặc do chấn thương. Bệnh diễn ra khi xuất hiện một hoặc nhiều lỗ thủng tại dạ dày. Các triệu...

19/03/2022

4483 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG