Nội dung chính
  • 1. Một số xét nghiệm cần nhịn ăn 
  • 2. Lượng máu có thể khác nhau tùy theo xét nghiệm 
  • 3. Kết quả xét nghiệm máu khác nhau theo giới tính 
  • 4. Kết quả có thể khác nhau theo độ tuổi 
  • 5. Kết quả có thể khác nhau theo nơi xét nghiệm
  • 6. Kết quả xét nghiệm có thể sai 
  • 7. Kết quả có thể không phản ánh đúng bệnh 
Nội dung chính
  • 1. Một số xét nghiệm cần nhịn ăn 
  • 2. Lượng máu có thể khác nhau tùy theo xét nghiệm 
  • 3. Kết quả xét nghiệm máu khác nhau theo giới tính 
  • 4. Kết quả có thể khác nhau theo độ tuổi 
  • 5. Kết quả có thể khác nhau theo nơi xét nghiệm
  • 6. Kết quả xét nghiệm có thể sai 
  • 7. Kết quả có thể không phản ánh đúng bệnh 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều cần biết về kết quả xét nghiệm máu

Kết quả xét nghiệm máu không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng cơ thể và sức khỏe của bản thân. Đây là một trong những cận lâm sàng thường quy nhưng vô cùng quan trọng trong khám và điều trị bệnh. Dưới đây là một số điều bạn cần biết về xét nghiệm công thức máu. 
Nội dung chính
  • 1. Một số xét nghiệm cần nhịn ăn 
  • 2. Lượng máu có thể khác nhau tùy theo xét nghiệm 
  • 3. Kết quả xét nghiệm máu khác nhau theo giới tính 
  • 4. Kết quả có thể khác nhau theo độ tuổi 
  • 5. Kết quả có thể khác nhau theo nơi xét nghiệm
  • 6. Kết quả xét nghiệm có thể sai 
  • 7. Kết quả có thể không phản ánh đúng bệnh 

Tuỳ theo độ tuổi, mục đích thăm khám và điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm máu khác nhau như xét nghiệm đường huyết, đông máu, sinh hoá máu… Theo nguyên tắc, các phòng xét nghiệm sẽ chẩn đoán kết quả dựa trên độ tuổi, tiền sử sức khoẻ, gia đình và lối sống của bạn để đưa ra kết quả cuối cùng. Một số điều mà bạn cần biết về xét nghiệm máu như: 

1. Một số xét nghiệm cần nhịn ăn 

Một số loại xét nghiệm có thể yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi tiến hành. Theo nguyên tắc chung, bạn không nên ăn trong vòng 8 – 12 giờ trước khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, tuỳ vào các chỉ số xét nghiệm mà bác sĩ sẽ có yêu cầu cụ thể, vì thế bạn nên xác nhận kỹ lưỡng với bác sĩ vấn đề này. 

Bên cạnh đó, để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu, bạn cũng không nên hút thuốc, nhai kẹo cao su hoặc tập thể dục trước khi lấy máu xét nghiệm. 

2. Lượng máu có thể khác nhau tùy theo xét nghiệm 

Tuỳ thuộc vào từng loại xét nghiệm mà lượng máu rút ra có thể khác nhau. Vì thế, nếu thấy một số thời điểm hoặc một số nơi rút nhiều máu hơn những nơi khác thì bạn đừng vội lo lắng.

Ngoài ra, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy rằng mỗi ống lấy máu sẽ có nắp đậy khác nhau để các mẫu máu không bị lẫn lộn. Một số ống máu có chất bảo quản, một số ống được giữ ở nhiệt độ phòng, trong khi đó một số ống cần được đông lạnh. Tuỳ vào từng loại xét nghiệm mà yêu cầu điều kiện máu khác nhau. 

Tuỳ thuộc vào từng loại xét nghiệm mà lượng máu rút ra có thể khác nhau

Tuỳ thuộc vào từng loại xét nghiệm mà lượng máu rút ra có thể khác nhau

3. Kết quả xét nghiệm máu khác nhau theo giới tính 

Nhiều người khi có kết quả xét nghiệm máu thường lên mạng để tra các chỉ số xem có bình thường hay không. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm mỗi người có thể khác nhau, đặc biệt giữa nam và nữ. Ví dụ, chỉ số tổng phân tích tế bào máu (CBC) bình thường ở nam giới là khoảng 5 - 6 triệu tế bào/microlit. Trong khi đó nữ giới chỉ có khoảng 4 – 5 triệu tế bào máu/microlit. 

4. Kết quả có thể khác nhau theo độ tuổi 

Không chỉ có sự khác biệt theo giới tính, kết quả xét nghiệm công thức máu cũng có sự khác biệt theo độ tuổi, đặc biệt là giữa trẻ em và người lớn. Ví dụ, nồng độ hemoglobin bình thường đối với trẻ em là 11 – 13g/decilit (gm/dl), nhưng với người lớn là 13.5 – 17.5 gm/dl (đối với phụ nữ trưởng thành là từ 12 – 15.5 gm/dl). 

Không chỉ có sự khác biệt theo giới tính, kết quả xét nghiệm công thức máu cũng có sự khác biệt theo độ tuổi,

Không chỉ có sự khác biệt theo giới tính, kết quả xét nghiệm công thức máu cũng có sự khác biệt theo độ tuổi,

5. Kết quả có thể khác nhau theo nơi xét nghiệm

Trên thực tế, mỗi phòng xét nghiệm sẽ đặt ra những phạm vi tham chiếu khác nhau cho các loại xét nghiệm máu khác nhau. Vì thế kết quả xét nghiệm máu của bạn có thể có sự khác biệt ở các nơi. 

Ngoài ra, tuỳ vào thời gian xét nghiệm trong ngày và những gì bạn ăn, sử dụng trước khi xét nghiệm mà kết quả có thể khác nhau. 

6. Kết quả xét nghiệm có thể sai 

Cũng giống như những cận lâm sàng khác, xét nghiệm máu cũng có thể có sai sót. Đôi khi có những virus xuất hiện ngay sau khi bạn vừa xét nghiệm xong nên bạn có thể bị bệnh dù kết quả âm tính. Hay nếu bạn bị nhiễm virus viêm gan C vài tháng trước đây, kết quả xét nghiệm máu có thể không hiển thị bất cứ điều gì. 

Ngoài ra, hiện tượng dương tính giả cũng rất hay gặp khi xét nghiệm HIV. Theo CDC, trong cộng đồng có 1% người nhiễm HIV, khi xét nghiệm có khoảng 2 trong số 100 mẫu xét nghiệm sẽ cho ra kết quả dương tính giả. 

7. Kết quả có thể không phản ánh đúng bệnh 

Không phải tất cả các loại xét nghiệm đều phản ánh đúng tình trạng bệnh lý của bạn. Kết quả xét nghiệm máu còn tùy thuộc vào các yếu tố môi trường như đồ ăn, thức uống… Vì vậy, người việc tìm hiểu về các loại xét nghiệm máu, bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ về tình hình sức khoẻ và thói quen sinh hoạt của mình để có chẩn đoán chính xác nhất. 

Nếu các chỉ số tốt, các bác sĩ thường không giải thích gì thêm. Vì thế, bạn nên nhờ bác sĩ so sánh kết quả vừa nhận được với các xét nghiệm máu trước đó để xem có gì bất thường không.

Không phải tất cả các loại xét nghiệm đều phản ánh đúng tình trạng bệnh lý của bạn

Không phải tất cả các loại xét nghiệm đều phản ánh đúng tình trạng bệnh lý của bạn

Xét nghiệm máu tổng quát giúp phát hiện sớm các bệnh, cảnh báo bệnh lý và chủ động phòng ngừa bệnh. Vì vậy, bạn và gia đình nên chủ động thăm khám và làm xét nghiệm định kỳ hàng năm.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/04/2022 - Cập nhật 16/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động có nhuộm tiêu bản là một xét nghiệm đếm cơ bản giúp phân loại hình thái các tế bào trong máu, từ đó...

25/05/2022

2125 Lượt xem

4 Phút đọc

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Bệnh lý ung thư vòm họng là bệnh ác tính, có mức độ tiến triển rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng thông thường do không có triệu...

24/04/2022

3380 Lượt xem

5 Phút đọc

Những lưu ý về xét nghiệm sinh hoá máu đảm bảo chính xác,...

Những lưu ý về xét nghiệm sinh hoá máu đảm bảo chính xác,...

Trước khi thực hiện xét nghiệm sinh hoá máu, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các nhân viên y tế để được hướng dẫn chi tiết nhất. Tuỳ từng loại xét nghiệm...

24/04/2022

652 Lượt xem

4 Phút đọc

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm sinh hoá máu

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm sinh hoá máu

Xét nghiệm sinh hoá máu là một trong những xét nghiệm phổ biến được thực hiện nhằm phát hiện các tình trạng bệnh lý khác nhau. Trong bài viết này, ISOFHCARE sẽ ...

23/04/2022

1299 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG