Nội dung chính
  • 1. Những xét nghiệm sinh hoá máu cần nhịn ăn 
  • 2. Ngưng thuốc trước khi xét nghiệm 
Nội dung chính
  • 1. Những xét nghiệm sinh hoá máu cần nhịn ăn 
  • 2. Ngưng thuốc trước khi xét nghiệm 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những lưu ý về xét nghiệm sinh hoá máu đảm bảo chính xác, an toàn

Trước khi thực hiện xét nghiệm sinh hoá máu, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các nhân viên y tế để được hướng dẫn chi tiết nhất. Tuỳ từng loại xét nghiệm mà có những yêu cầu khác nhau: như nhịn ăn uống, thời điểm xét nghiệm, ngưng thuốc… Dưới đây là một số lưu ý mà ISOFHCARE muốn gửi đến bạn.
Nội dung chính
  • 1. Những xét nghiệm sinh hoá máu cần nhịn ăn 
  • 2. Ngưng thuốc trước khi xét nghiệm 

1. Những xét nghiệm sinh hoá máu cần nhịn ăn 

Có một số xét nghiệm sinh hoá máu yêu cầu người xét nghiệm cần nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng trước đó. Nguyên nhân là do thức ăn có thể làm thay đổi nồng độ các chất có trong máu, từ đó làm sai lệch kết quả và ảnh hưởng đến chẩn đoán. 

Một số xét nghiệm yêu cầu nhịn ăn như: 

a. Xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm này có vai trò đánh giá chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và theo dõi bệnh tiểu đường. Bác sĩ sẽ yêu cầu người xét nghiệm nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Nhịn ăn sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác lượng đường trong máu, từ đó có những chẩn đoán đúng nhất về tình trạng bệnh. 

Xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm đường huyết.

b. Xét nghiệm mỡ máu

Bộ xét nghiệm sinh hoá máu mỡ máu bao gồm: cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol và triglycerid. Các chỉ số này sẽ tăng cao sau bữa ăn, do đó người xét nghiệm cần đảm bảo nhịn ăn tối thiểu 9 tiếng trước khi xét nghiệm. 

Xét nghiệm mỡ máu giúp bác sĩ đánh giá tình trạng mỡ trong máu, hạn chế những mối nguy cơ đối với bệnh tim mạch. 

c. Xét nghiệm sắt trong máu 

Xét nghiệm có tác dụng đo hàm lượng sắt chứa trong máu, giúp xác định các bệnh về máu do thiếu sắt. Đa số các loại thực phẩm đều chứa một hàm lượng sắt nhất định dù ít hay nhiều. Chính vì vậy, trước khi làm xét nghiệm bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cần nhịn ăn để không làm sai lệch kết quả xét nghiệm sinh hoá máu. 

e. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận 

Cũng giống với các xét nghiệm trên, đánh giá chức năng thận yêu cầu người xét nghiệm nhịn ăn qua đêm từ 8 – 12 tiếng. Vì lúc này, các chất dư thừa gần như đã được loại bỏ ra hết khỏi cơ thể, các chất dinh dưỡng cần thiết cũng đã được hấp thu đến các cơ quan. Lượng chất còn lại có trong thận sẽ phản ánh hoạt động của thận. 

Ngoài các xét nghiệm trên, các xét nghiệm sinh hoá máu cần nhịn ăn khác như: chuyển hoá cân bằng điện giải, đo hàm lượng vitamin b12,… 

Các xét nghiệm không yêu cầu người bệnh nhịn ăn như: test HIV, test viêm gan B… 

Xét nghiệm đánh giá chức năng thận.

Xét nghiệm đánh giá chức năng thận.

2. Ngưng thuốc trước khi xét nghiệm 

Nhiều lúc theo thói quen, người bệnh vẫn thường dùng thuốc trước khi đi xét nghiệm. Tuy nhiên, một số loại thuốc được yêu cầu ngừng uống tối thiểu từ 24 – 48 giờ trước khi xét nghiệm để không làm sai lệch kết quả. Do đó, người bệnh nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh, cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết mình có cần ngưng thuốc hay không. 

Hãy thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đã sử dụng gần đây. Một số loại thuốc có thể làm tăng amylase máu như: asparaginase, aspirin, thuốc cholinergic, corticosteroids, indomethacin, thuốc lợi tiểu thiazid, methyldopa, thuốc gây nghiện (codein, morphin), thuốc ngừa thai uống và pentazocin…

Không uống rượu bia, thuốc lá trước khi xét nghiệm 

Các thức uống như rượu bia, cafe có thể làm một số kết quả xét nghiệm sinh hoá máu của bạn cao hơn bình thường. Ví dụ như rượu, bia làm tăng triglycerid. Vì vậy, bạn nên kiêng các đồ uống có cồn, có gas, các chất kích thích, đồ ngọt, thức ăn giàu béo. Đồng thời, tránh không nên ăn quá nhiều trước khi xét nghiệm. 

Không uống rượu bia, thuốc lá trước khi xét nghiệm

Không uống rượu bia, thuốc lá trước khi xét nghiệm,

Không nên vận động mạnh trước khi xét nghiệm 

Tình trạng sức khoẻ, cảm xúc, tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ tới xét nghiệm sinh hoá máu. Nếu bạn vận động, lao động quá sức, đang bị sốc, bỏng tay, nhiễm trùng thì nồng độ glucose máu có thể tăng cao do cơ thể lúc đó cần nhiều năng lượng nên đẩy glucose máu lên cao. 

Những vấn đề có thể gặp sau xét nghiệm 

Sau xét nghiệm, một số người có thể gặp phải tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, choáng nhẹ do thiếu máu cấp tính hoặc tinh thần căng thẳng. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy nói với các nhân viên y tế để được hướng dẫn và họ có thể giúp bạn thoải mái hơn. 

Trong trường hợp nếu bạn cảm thấy cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, chóng mặt đột ngột, có khả năng ngất xỉu cần báo cho nhân viên y tế, nằm nghỉ ngơi ngay lập tức. 

Thông thường, mũi tiêm lấy máu khá nhỏ và vô trùng nên khá an toàn, không xảy ra tình trạng nhiễm trùng, sưng tấy hay để lại sẹo. sau khi lấy máu, do máu động lại để ngăn ngừa chảy máu nên nơi đâm kim sẽ có vết bầm nhỏ. Tuy nhiên, vết bầm sẽ nhanh chóng mất đi sau 1 – 2 ngày. 

Hiện nay, xét nghiệm sinh hoá máu là một chỉ định thường quy trong thăm khám sức khỏe tổng quát và chẩn đoán, theo dõi điều trị các bệnh lý. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đọc sẽ không còn lúng túng khi muốn xét nghiệm sinh hoá máu. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám – xét nghiệm, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/04/2022 - Cập nhật 24/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những lưu ý về xét nghiệm sinh hoá máu đảm bảo chính xác,...

Những lưu ý về xét nghiệm sinh hoá máu đảm bảo chính xác,...

Trước khi thực hiện xét nghiệm sinh hoá máu, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các nhân viên y tế để được hướng dẫn chi tiết nhất. Tuỳ từng loại xét nghiệm...

24/04/2022

651 Lượt xem

4 Phút đọc

Kết quả xét nghiệm sinh hoá máu bình thường như thế nào?

Kết quả xét nghiệm sinh hoá máu bình thường như thế nào?

Kết quả xét nghiệm sinh hoá máu thường được trình bày dưới dạng chữ số với đơn vị đo lượng nồng độ tương ứng. Các thông số được trình bày dưới dạng bảng xét...

23/04/2022

3557 Lượt xem

7 Phút đọc

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm sinh hoá máu

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm sinh hoá máu

Xét nghiệm sinh hoá máu là một trong những xét nghiệm phổ biến được thực hiện nhằm phát hiện các tình trạng bệnh lý khác nhau. Trong bài viết này, ISOFHCARE sẽ ...

23/04/2022

1299 Lượt xem

4 Phút đọc

Ý nghĩa của các xét nghiệm sinh hoá máu là gì?

Ý nghĩa của các xét nghiệm sinh hoá máu là gì?

Bên cạnh xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm sinh hoá máu là một trong những chỉ định phổ biến nhất được thực hiện để chẩn đoán và xác định bệnh lý. Từ những...

23/04/2022

720 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG