Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm sinh hoá máu là gì? 
  • 2. Xét nghiệm máu được chỉ định khi nào? 
  • 3. Quy trình xét nghiệm sinh hoá máu 
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm sinh hoá máu là gì? 
  • 2. Xét nghiệm máu được chỉ định khi nào? 
  • 3. Quy trình xét nghiệm sinh hoá máu 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm sinh hoá máu

Xét nghiệm sinh hoá máu là một trong những xét nghiệm phổ biến được thực hiện nhằm phát hiện các tình trạng bệnh lý khác nhau. Trong bài viết này, ISOFHCARE sẽ chia sẻ đến bạn quy trình lấy máu và một số điều cần lưu ý khi xét nghiệm sinh hoá máu. 
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm sinh hoá máu là gì? 
  • 2. Xét nghiệm máu được chỉ định khi nào? 
  • 3. Quy trình xét nghiệm sinh hoá máu 

1. Xét nghiệm sinh hoá máu là gì? 

Sinh hoá máu là xét nghiệm với bệnh phẩm là máu, có chức năng đo lường nồng độ các chất hoá học nhất định có trong mẫu máu. Các chỉ số bao gồm: chất điện giải, các loại chất béo, protein, glucose,… 

Các xét nghiệm sinh hoá máu cung cấp thông tin quan trọng về mức độ hoạt động của các cơ quan: gan, thận,… của người bệnh. Nồng độ các chất hoá học bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh hoặc tác dụng phụ của việc điều trị. Xét nghiệm sinh hoá máu được sử dụng nhằm chẩn đoán bệnh và theo dõi các tình trạng bệnh lý trước, trong và sau điều trị. 

Hiện nay, có nhiều loại xét nghiệm sinh hoá máu khác nhau được thực hiện. Tuy nhiên, tùy vào từng bệnh cảnh, đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm phù hợp nhất. Trong đó, các xét nghiệm phổ biến thường được chỉ định như men gan, đánh giá chức năng lọc cầu thận bằng creatinin, các chất điện giải, chất béo, đường, các loại protein. Ngoài ra, ý nghĩa sinh hoá máu trong các bệnh lý chuyên biệt là các nồng độ hormone, vitamin và khoáng chất mà bác sĩ có thể chỉ định làm thêm. 

Hiện nay, có nhiều loại xét nghiệm sinh hoá máu khác nhau được thực hiện.

Hiện nay, có nhiều loại xét nghiệm sinh hoá máu khác nhau được thực hiện.

2. Xét nghiệm máu được chỉ định khi nào? 

Trong lĩnh vực xét nghiệm y khoa, xét nghiệm sinh hoá máu được thực hiện rất phổ biến. Đây như một công cụ “đắc lực” cho bác sĩ trong việc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Xét nghiệm được chỉ định nhằm mục đích: 

  • Đánh giá tình trạng sức khoẻ chung của cơ thể khi thăm khám tổng quát. 
  • Kiểm tra chức năng một số cơ quan, đặc biệt là gan và thận. 
  • Kiểm tra chức năng một số tuyến nội tiết như tuyến giáp, tuyến thượng thận, hệ sinh dục. 
  • Kiểm tra sự cân bằng nước và các chất điện giải trong môi trường ngoại bào. 
  • Hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý và các tình trạng y khoa. 
  • Xét nghiệm sinh hoá máu còn là cơ sở để so sánh diễn tiến bệnh học và đáp ứng điều trị của cơ thể đối với thuốc và các phác đồ. 

3. Quy trình xét nghiệm sinh hoá máu 

Để có kết quả xét nghiệm sinh hoá máu chính xác nhất, bệnh nhân cũng như kỹ thuật viên cần lấy máu tuân thủ theo quy trình xét nghiệm sinh hoá máu một cách nghiêm ngặt và kỹ càng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý: 

a. Thời điểm xét nghiệm máu

Thời điểm thích hợp nhất để lấy máu xét nghiệm là vào buổi sáng, sau khi mới thức dậy và chưa ăn. Bệnh nhân đã nhịn ăn qua đêm được 8 – 12 tiếng. Đặc biệt với các xét nghiệm như xét nghiệm mỡ máu (triglycerid, cholesterol), đường máu, sắt,… bệnh nhân bắt buộc phải nhịn ăn ít nhất 12 tiếng. 

Do có sự thay đổi nhịp sinh học, nồng độ một số chất thay đổi tuỳ theo thời gian lấy máu. Vì thế, một số xét nghiệm như ACTH, cortisol, renin… cần lấy trước 10 giờ sáng. 

Do có sự thay đổi nhịp sinh học, nồng độ một số chất thay đổi tuỳ theo thời gian lấy máu

Do có sự thay đổi nhịp sinh học, nồng độ một số chất thay đổi tuỳ theo thời gian lấy máu

Đối với xét nghiệm định lượng thuốc như Tacrolimus, Everolimus, Amikacin, Vancomycin, Methotrexate… cần tuân thủ đúng thời điểm lấy máu, thường là thời điểm ngay trước khi dùng liều thuốc tiếp theo. 

Ngoài ra, bệnh nhân trước khi xét nghiệm sinh hoá máu cũng nên nghỉ ngơi từ 15 – 20 phút. Ngừng tất cả các hình thức tập luyện 24 – 48 giờ trước khi lấy máu. 

b. Vị trí lấy máu xét nghiệm

Kỹ thuật viên có thể lấy máu ở tĩnh mạch, mao mạch và một số xét nghiệm đặc biệt cần lấy máu ở động mạch.

Một số chất có thể có sự thay đổi do thay đổi chuyển hoá, hoặc do sự phân bố khác nhau giữa hai khu vực cơ thể. Ví dụ: nồng độ oxy máu, nồng độ glucose máu ở động mạch cao hơn so với máu tĩnh mạch. Nồng độ protein máu mao mạch thường cao hơn so với máu tĩnh mạch. 

Kỹ thuật viên có thể lấy máu ở tĩnh mạch, mao mạch và một số xét nghiệm đặc biệt cần lấy máu ở động mạch.

Kỹ thuật viên có thể lấy máu ở tĩnh mạch, mao mạch và một số xét nghiệm đặc biệt cần lấy máu ở động mạch.

c. Những lưu ý khi lấy máu xét nghiệm sinh hoá 

Thời gian buộc garo: Trong kỹ thuật xét nghiệm sinh hoá, cần cởi garo ngay sau khi kim đã vào tĩnh mạch do chuyển hóa yếm khí làm tăng phân huỷ glucose, giảm pH máu và tích tụ lactate. Hiện tượng thiếu oxy sẽ dẫn tới sự giải phóng kali từ tế bào. 

Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nên được nghỉ ngơi 10 – 15 phút trước khi lấy máu. Tư thế bệnh nhân cũng có thể làm thay đổi nồng độ một số chất trong máu khi chuyển từ nằm sang ngồi. Ví dụ, nồng độ Ure giảm 3%, Kali tăng 3%, Canxi tăng 4%, Creatinin tăng 5%, Protein tăng 10%, AST tăng 15%, ALT tăng 15%. Đặc biệt, Cholesterol có thể tăng 18%. 

Kỹ thuật xét nghiệm sinh hoá máu có thể ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả xét nghiệm. Vì vậy, người bệnh và kỹ thuật viên cần đảm bảo tuân thủ thực hiện. 

Hy vọng bài viết giúp bạn đọc hiểu thêm về quy trình xét nghiệm sinh hoá máu. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám – xét nghiệm, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/04/2022 - Cập nhật 23/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những lưu ý về xét nghiệm sinh hoá máu đảm bảo chính xác,...

Những lưu ý về xét nghiệm sinh hoá máu đảm bảo chính xác,...

Trước khi thực hiện xét nghiệm sinh hoá máu, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các nhân viên y tế để được hướng dẫn chi tiết nhất. Tuỳ từng loại xét nghiệm...

24/04/2022

650 Lượt xem

4 Phút đọc

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm sinh hoá máu

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm sinh hoá máu

Xét nghiệm sinh hoá máu là một trong những xét nghiệm phổ biến được thực hiện nhằm phát hiện các tình trạng bệnh lý khác nhau. Trong bài viết này, ISOFHCARE sẽ ...

23/04/2022

1297 Lượt xem

4 Phút đọc

Ý nghĩa của các xét nghiệm sinh hoá máu là gì?

Ý nghĩa của các xét nghiệm sinh hoá máu là gì?

Bên cạnh xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm sinh hoá máu là một trong những chỉ định phổ biến nhất được thực hiện để chẩn đoán và xác định bệnh lý. Từ những...

23/04/2022

720 Lượt xem

5 Phút đọc

Hỏi đáp: Xét nghiệm máu tổng quát cần lưu ý những gì?

Hỏi đáp: Xét nghiệm máu tổng quát cần lưu ý những gì?

Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm thường quy, được chỉ định trong khám chữa bệnh, tầm soát bệnh. Trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm,...

18/04/2022

1486 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG