Nội dung chính
  • 1. Vai trò xét nghiệm máu tổng quát 
  • 2. Quy trình lấy máu xét nghiệm 
  • 3. Nên lấy máu thời điểm nào? 
  • 4. Những ai nên làm xét nghiệm máu tổng quát? 
  • 5. Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng kết quả xét nghiệm máu
Nội dung chính
  • 1. Vai trò xét nghiệm máu tổng quát 
  • 2. Quy trình lấy máu xét nghiệm 
  • 3. Nên lấy máu thời điểm nào? 
  • 4. Những ai nên làm xét nghiệm máu tổng quát? 
  • 5. Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng kết quả xét nghiệm máu
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hỏi đáp: Xét nghiệm máu tổng quát cần lưu ý những gì?

Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm thường quy, được chỉ định trong khám chữa bệnh, tầm soát bệnh. Trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm, bạn cần phải nắm rõ một số điều lưu ý nhất định để kết quả xét nghiệm máu cho ra chính xác nhất. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu những điều cần lưu ý qua bài viết dưới đây. 
Nội dung chính
  • 1. Vai trò xét nghiệm máu tổng quát 
  • 2. Quy trình lấy máu xét nghiệm 
  • 3. Nên lấy máu thời điểm nào? 
  • 4. Những ai nên làm xét nghiệm máu tổng quát? 
  • 5. Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng kết quả xét nghiệm máu

1. Vai trò xét nghiệm máu tổng quát 

Thông qua xét nghiệm máu tổng quát, bạn có thể chủ động phòng ngừa hoặc chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý ngay từ giai đoạn rất sớm. Đồng thời, khi kết hợp với các thông tin tiền sử bệnh lý, thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ xác định vấn đề sức khỏe hiện tại. Từ đó đưa ra hướng điều trị cụ thể, biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe trong tương lai. Người bệnh cũng hiểu hơn về tình trạng sức khoẻ của mình và thay đổi lối sống, sinh hoạt phù hợp. 

Xét nghiệm máu tổng quát còn được sử dụng để kiểm tra sức khỏe tổng quát (hồ sơ xin việc, hồ sơ thi tuyển du học, xin giấy phép, khám tiền hôn nhân)… Từ đó giúp tầm soát phát hiện bệnh lý hoặc cảnh báo các nguy cơ bệnh lý có thể mắc phải trong tương lai. 

Xét nghiệm máu tổng quát còn được sử dụng để kiểm tra sức khỏe tổng quát.

Xét nghiệm máu tổng quát còn được sử dụng để kiểm tra sức khỏe tổng quát.

2. Quy trình lấy máu xét nghiệm 

Việc lấy máu xét nghiệm được thực hiện bởi các điều dưỡng viên tại các bệnh viện, phòng khám. Việc lấy máu cần tuân thủ theo đúng quy trình, đảm bảo các yếu tố an toàn, không đau cho người bệnh. Thông thường, máu được lấy theo hai đường: 

  • Lấy máu tĩnh mạch: Cho người lớn và trẻ lớn. 
  • Lấy máu mao mạch (máu ở đầu ngón tay áp út): Cho trẻ nhỏ và các xét nghiệm đặc biệt. 

Việc lấy máu xét nghiệm được thực hiện bởi các điều dưỡng viên tại các bệnh viện, phòng khám.

Việc lấy máu xét nghiệm được thực hiện bởi các điều dưỡng viên tại các bệnh viện, phòng khám.

Kỹ thuật lấy máu:

  • Đầu tiên, điều dưỡng viên cần đảm bảo có tay nghề cao, lấy máu nhanh chóng, không gây đau. 
  • Chọn lựa khu vực lấy máu xét nghiệm tiện nghi, khang trang, sạch sẽ và an toàn. 
  • Mẫu máu được đựng trong các ống chuyên biệt theo tiêu chuẩn y tế. 
  • Thông tin mẫu máu được sử dụng bằng hệ thống Barcode. 
  • Dụng cụ lấy máu được sử dụng hệ thống lấy máu chân không, trừ những trường hợp đặc biệt theo yêu cầu xét nghiệm. 

3. Nên lấy máu thời điểm nào? 

Thông thường, xét nghiệm máu tổng quát thường được thực hiện vào buổi sáng, ngay sau khi bệnh nhân thức dậy. Lý giải cho nguyên nhân này là bởi, vào buổi sáng cơ thể tương đối ổn định, mọi cơ quan bên trong chưa đào thải các chất cặn bã và trong máu không chứa nhiều các tạp chất. 

Nếu xét nghiệm máu vào buổi chiều, cơ thể trải qua nhiều hoạt động, sinh hoạt trong ngày có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Hơn nữa, một số xét nghiệm sinh hoá máu yêu cầu bệnh nhân cần nhịn ăn một khoảng thời gian từ 8 – 12 tiếng. Vì thế, để có kết quả chính xác và giảm sự mệt mỏi do nhịn ăn trong khoảng thời gian dài cho bệnh nhân thì nên chọn thời điểm buổi sáng. 

Ngoài ra, với một số xét nghiệm không yêu cầu nhịn ăn từ trước, bệnh nhân vẫn có thể lấy máu xét nghiệm buổi chiều bình thường. 

4. Những ai nên làm xét nghiệm máu tổng quát? 

Theo các chuyên gia y tế, xét nghiệm máu tổng quát là điều nên làm cho mọi đối tượng bất kỳ: người già, người trưởng thành, trẻ em. Cụ thể: 

Từ 18 – 30 tuổi: Xét nghiệm máu giúp tầm soát các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao như viêm gan B, viêm gan C, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (lậu, giang mai), kiểm tra sức khỏe sinh sản, sức khỏe tiền hôn nhân,…

Từ 30 – 40 tuổi: Xét nghiệm máu giúp tầm soát các bệnh lý có nguy cơ cao như tim mạch,  đái tháo đường, rối loạn lipid máu, gout, ung thư phụ khoa (Nữ),…

Độ tuổi trung niên: Với những người cao tuổi, xét nghiệm máu tổng quát giúp tầm soát các bệnh lý như bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, xương khớp, các bệnh lý ung thư (ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt),…

5. Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng kết quả xét nghiệm máu

Một số chỉ số sinh hoá máu có thể bị ảnh hưởng nếu thực hiện không đúng thời điểm (sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích, hoạt động…). Điều này làm sai lệch kết quả, ảnh hưởng tới chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh. Do đó, người bệnh cần tuân theo những lưu ý cụ thể với từng loại xét nghiệm như: 

Xét nghiệm mỡ máu, đường huyết, định lượng vitamin: Các loại xét nghiệm này yêu cầu người bệnh cần nhịn ăn trong vòng 10 – 12 tiếng trước khi thực hiện. Nguyên nhân là vì các chất dinh dưỡng, chất béo, đường có trong thực phẩm có thể khiến kết quả xét nghiệm không chính xác. 

Xét nghiệm vitamin và vi chất: Trước khi xét nghiệm, người bệnh cần ngưng sử dụng (nếu có) các thuốc bổ, vitamin, khoáng chất. Thời gian ngừng thuốc tuỳ theo tư vấn của bác sĩ với từng loại cụ thể. Với các loại thuốc điều trị như thuốc tiểu đường, thuốc huyết áp… người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Xét nghiệm nước tiểu: Cũng giống như xét nghiệm máu, người bệnh không nên ăn và uống các loại thức ăn, đồ uống nhiều đường, chất béo trước khi thực hiện. Nên nhịn ăn trước 12 tiếng. Một vài loại kiểm tra, xét nghiệm nước tiểu không yêu cầu nhịn ăn nhưng cần uống nhiều nước lọc để cho kết quả chính xác nhất. 

Xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm định lượng vitamin: Xét nghiệm này cần thực hiện khi đói, vì vậy cần nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng trước khi làm. Nếu người bệnh ăn uống trước khi xét nghiệm có thể làm thay đổi chỉ số hàm lượng các vitamin.

Một số xét nghiệm không yêu cầu nhịn ăn như xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm sắt, xét nghiệm canxi,…

Việc chủ động xét nghiệm máu tổng quát định kỳ giúp bạn và người thân chẩn đoán sớm tình trạng bệnh và có biện pháp kiểm soát, điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, bạn nên chọn khám tại các cơ sở y tế uy tín để có kết quả chuẩn xác nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi thông tin cần tư vấn, liên hệ đặt lịch xét nghiệm tại các bệnh viện, chuyên khoa, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/04/2022 - Cập nhật 18/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động có nhuộm tiêu bản là một xét nghiệm đếm cơ bản giúp phân loại hình thái các tế bào trong máu, từ đó...

25/05/2022

2125 Lượt xem

4 Phút đọc

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Bệnh lý ung thư vòm họng là bệnh ác tính, có mức độ tiến triển rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng thông thường do không có triệu...

24/04/2022

3381 Lượt xem

5 Phút đọc

Những lưu ý về xét nghiệm sinh hoá máu đảm bảo chính xác,...

Những lưu ý về xét nghiệm sinh hoá máu đảm bảo chính xác,...

Trước khi thực hiện xét nghiệm sinh hoá máu, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các nhân viên y tế để được hướng dẫn chi tiết nhất. Tuỳ từng loại xét nghiệm...

24/04/2022

652 Lượt xem

4 Phút đọc

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm sinh hoá máu

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm sinh hoá máu

Xét nghiệm sinh hoá máu là một trong những xét nghiệm phổ biến được thực hiện nhằm phát hiện các tình trạng bệnh lý khác nhau. Trong bài viết này, ISOFHCARE sẽ ...

23/04/2022

1300 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG