Nội dung chính
  • 1. Chức năng gan
  • 2. Chức năng thận
  • 3. Điện giải 
  • 4. Đường huyết 
  • 5. Lipid máu 
  • 6. Protein máu 
Nội dung chính
  • 1. Chức năng gan
  • 2. Chức năng thận
  • 3. Điện giải 
  • 4. Đường huyết 
  • 5. Lipid máu 
  • 6. Protein máu 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Ý nghĩa của các xét nghiệm sinh hoá máu là gì?

Bên cạnh xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm sinh hoá máu là một trong những chỉ định phổ biến nhất được thực hiện để chẩn đoán và xác định bệnh lý. Từ những thông số cơ bản, các bác sĩ sẽ đánh giá chức năng của các hệ thống cơ quan hoạt động như thế nào. Vậy ý nghĩa của các xét nghiệm đối với sức khỏe là như thế nào? 
Nội dung chính
  • 1. Chức năng gan
  • 2. Chức năng thận
  • 3. Điện giải 
  • 4. Đường huyết 
  • 5. Lipid máu 
  • 6. Protein máu 

Các xét nghiệm sinh hóa huyết học thường được thực hiện trong việc đánh giá sức khỏe tổng quát, theo dõi chức năng cơ quan và chẩn đoán bệnh lý. Cụ thể là: 

1. Chức năng gan

Ý nghĩa xét nghiệm sinh hoá máu trong chức năng gan là đo nồng độ các men gan – các enzyme giúp gan trao đổi và khử amin: alanine transaminase (ALT), aspartate transaminase (AST), gamma glutamyl transferase (GGT) và phosphatase kiềm (ALP). 

Gan được biết đến là nội tạng lớn nhất của cơ thể. Gan giữ nhiều vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá các chất như: điều hoà đường huyết, tổng hợp và thoái hoá lipid, trao đổi và khử amin, tạo và bài tiết mật, khử độc nội sinh… Nồng độ men gan cao có thể là dấu hiệu của viêm gan hay tổn thương các tế bào gan. 

Ý nghĩa xét nghiệm sinh hoá máu trong chức năng gan là đo nồng độ các men gan – các enzyme.

Ý nghĩa xét nghiệm sinh hoá máu trong chức năng gan là đo nồng độ các men gan – các enzyme.

Ngoài ra, xét nghiệm chức năng gan có giúp đo nồng độ của bilirubin – một sản phẩm của quá trình phân huỷ huyết sắc tố hồng cầu. 80% do bilirubin trong máu được tế bào gan giữ lại, chuyển hoá và bài xuất trong đường mật. Do đó, nồng độ bilirubin cao có thể chỉ ra các vấn đề của gan. Nếu rối loạn chuyển hóa bilirubin sẽ dẫn đến quá trình trào ngược bilirubin vào dòng tuần hoàn và gây ra triệu chứng vàng da. 

Xét nghiệm chức năng gan cũng cho biết nồng độ các chất khác như ure máu, NH3 máu, Albumin máu…

2. Chức năng thận

Thận là nơi đào thải chủ yếu các chất điện giải và các sản phẩm thoái hoá của protid và acid nucleic (ure, creatinin, acid uric…) Chính vì vậy, ý nghĩa xét nghiệm sinh hóa máu chức năng thận là sử dụng để đánh giá các rối loạn chức năng thận, chẩn đoán và theo dõi điều trị ở các bệnh thận. 

Một trong những sản phẩm chuyển hoá quan trọng để đánh giá chức năng thận là: nito ure máu (BUN) và creatinin. Từ các chỉ số này, bác sĩ sẽ tính ra chỉ số mức lọc cầu thận ước tính (eGFR) cũng như hệ số thanh thải (Crearance). Nếu có bất kỳ nguyên nhân nào tác động lên chức năng lọc của thận, các sản phẩm này sẽ không được đào thải ra ngoài mà ứ đọng trong máu. Biểu hiện là tăng nồng độ các chất trong máu, biểu thị trên kết quả xét nghiệm sinh hoá máu vượt mức bình thường. 

Thận là nơi đào thải chủ yếu các chất điện giải và các sản phẩm thoái hoá của protid và acid nucleic.

Thận là nơi đào thải chủ yếu các chất điện giải và các sản phẩm thoái hoá của protid và acid nucleic.

3. Điện giải 

Các chất điện giải trong máu là các khoáng chất và dịch mang điện tích ở dạng muối không hòa tan. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điện học trên màng tế bào, dây thần kinh. Các chất điện giải giúp duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể, điều hoà chức năng tim và thần kinh, cân bằng chất lỏng, phân phối oxy, cân bằng acid-base và nhiều chức năng khác, bao gồm clorua, natri, kali, bicarbonate. 

Mất cân bằng điện giải có thể bắt nguồn từ nguyên nhân ăn quá nhiều, giảm uống hoặc loại bỏ quá nhiều chất điện giải cần thiết hoặc nước. Hoặc cũng có thể do các vấn đề về thận hay các rối loạn chức năng chuyển hoá của các cơ quan khác. 

4. Đường huyết 

Có thể nói, glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Các tế bào sử dụng glucose làm năng lượng trong quá trình chuyển hoá hiếu khí. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm ăn vào và quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose tại gan (chuyển hóa nội sinh). Dưới tác động và điều hoà của các hormone điều hòa nồng độ glucose trong cơ thể, nồng độ glucose máu sẽ tăng lên sau bữa ăn và giảm thấp vào khoảng giữa các bữa ăn. Tuy nhiên, lượng glucose trong máu luôn được giữ ở khoảng nồng độ nhất định đủ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Chính vì vậy, để đánh giá chỉ số đường huyết, người bệnh thường được dặn nên nhịn ăn từ 8 – 12 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm. 

Có thể nói, glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể.

Có thể nói, glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể.

Nếu lượng đường trong máu cao, có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường (tiểu đường) hoặc kháng insulin. Bên cạnh đó, để có thể chẩn đoán và xác định bệnh lý này cần dựa vào các thông số khác và đánh giá lặp lại. 

5. Lipid máu 

Một trong những ý nghĩa của các xét nghiệm sinh hoá máu là đo hàm lượng mỡ máu trong cơ thể. Mỡ máu hay lipid máu là tên gọi chung của các loại mỡ trong huyết thanh, bao gồm nhiều loại khác nhau như cholesterol, triglycerid,…

Đây chính là yếu tố nguy cơ chính gây xơ vữa động mạch, là nguyên nhân của các biến có quan trọng trong các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Vì vậy, việc phát hiện sớm các rối loạn lipid máu thông qua xét nghiệm sinh hoá máu là điều cần thiết nhằm điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

Tương tự như glucose máu, xét nghiệm lipid máu đòi hỏi người bệnh cần nhịn ăn trong một khoảng thời gian (ít nhất là 8 tiếng). Các chỉ số mỡ máu cần được biết là:

  • Cholesterol toàn phần: Là thành phần quan trọng nhất, có trong hầu hết các mô và tổ chức cơ thể. Chúng tham gia xây dựng cấu trúc tế bào, sản xuất hormone, vận hành chức năng não bộ, dự trữ vitamin. 
  • Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL)
  • Lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao (HDL)
  • Triglyceride

6. Protein máu 

Một xét nghiệm sinh hoá máu không thể thiếu để đánh giá chức năng các cơ quan chính là protein máu. 

Protein máu là một thành phần quan trọng có vai trò trong nhiều hoạt động chức năng của cơ thể. Protein cung cấp thông tin về các vấn đề dinh dưỡng, giúp chẩn đoán hiệu quả các bệnh lý tại gan, thận, đông máu… Bất cứ sự thay đổi bất thường nào về hàm lượng protein máu đều có ý nghĩa phản ánh tình trạng sức khoẻ của người bệnh. 

Khác với xét nghiệm glucose máu, xét nghiệm mỡ máu thì xét nghiệm protein máu ít có sự tương quan với bữa ăn. 

Tuỳ theo kết quả xét nghiệm sinh hoá máu mà bác sĩ sẽ có những chẩn đoán, phương án điều trị, dự phòng khác nhau. Vì vậy, việc chủ động thăm khám tổng quát, xét nghiệm sinh hoá máu là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. 

Hy vọng bài viết đã phần nào cung cấp cho bạn đọc các thông tin bổ ích về ý nghĩa xét nghiệm sinh hoá máu. Mọi thông tin cần tư vấn, đặt lịch khám – xét nghiệm tại các cơ sở y tế, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/04/2022 - Cập nhật 23/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những lưu ý về xét nghiệm sinh hoá máu đảm bảo chính xác,...

Những lưu ý về xét nghiệm sinh hoá máu đảm bảo chính xác,...

Trước khi thực hiện xét nghiệm sinh hoá máu, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các nhân viên y tế để được hướng dẫn chi tiết nhất. Tuỳ từng loại xét nghiệm...

24/04/2022

652 Lượt xem

4 Phút đọc

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm sinh hoá máu

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm sinh hoá máu

Xét nghiệm sinh hoá máu là một trong những xét nghiệm phổ biến được thực hiện nhằm phát hiện các tình trạng bệnh lý khác nhau. Trong bài viết này, ISOFHCARE sẽ ...

23/04/2022

1299 Lượt xem

4 Phút đọc

Ý nghĩa của các xét nghiệm sinh hoá máu là gì?

Ý nghĩa của các xét nghiệm sinh hoá máu là gì?

Bên cạnh xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm sinh hoá máu là một trong những chỉ định phổ biến nhất được thực hiện để chẩn đoán và xác định bệnh lý. Từ những...

23/04/2022

720 Lượt xem

5 Phút đọc

Hỏi đáp: Xét nghiệm máu tổng quát cần lưu ý những gì?

Hỏi đáp: Xét nghiệm máu tổng quát cần lưu ý những gì?

Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm thường quy, được chỉ định trong khám chữa bệnh, tầm soát bệnh. Trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm,...

18/04/2022

1486 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG