Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu nổi hạch ở háng trẻ em
  • 2. Nổi hạch ở háng trẻ em có thể bị bệnh gì?
  • 3. Nổi hạch ở háng trẻ em có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
  • 5. Mẹ nên làm gì khi trẻ nổi hạch ở háng?
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu nổi hạch ở háng trẻ em
  • 2. Nổi hạch ở háng trẻ em có thể bị bệnh gì?
  • 3. Nổi hạch ở háng trẻ em có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
  • 5. Mẹ nên làm gì khi trẻ nổi hạch ở háng?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Trẻ em bị nổi hạch ở háng khiến rất nhiều mẹ lo lắng, liệu rằng việc nổi hạch này có ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình không? Nếu mẹ băn khoăn về tình trạng này, không biết hạch nổi ở háng nguyên nhân do đâu, dẫn đến bệnh gì? và phải xử lý như thế nào thì Hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu nổi hạch ở háng trẻ em
  • 2. Nổi hạch ở háng trẻ em có thể bị bệnh gì?
  • 3. Nổi hạch ở háng trẻ em có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
  • 5. Mẹ nên làm gì khi trẻ nổi hạch ở háng?

1. Dấu hiệu nổi hạch ở háng trẻ em

Nổi hạch ở háng là tình trạng xuất hiện các u cục ở háng. Đây được coi là một phản ứng của cơ thể khi có những bất thường tại chỗ hoặc toàn thân.

Bình thường, hạch này có kích thước nhỏ, không đau, khi bị đẩy thì có thể di chuyển dưới da. Những dấu hiệu nổi hạch rất đa dạng. Bởi vì nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người. Hạch ở háng khi sờ vào bạn có thể cảm nhận được một số tính chất như sau:

  • Có thể đau hoặc không đau (hạch gây đau thường liên quan đến các yếu tố viêm nhiễm, phản ứng dị ứng).
  • Hình bầu dục như hạt đậu hoặc tròn như viên bi.
  • Có thể di động hoặc không (hạch không di động thường liên quan đến bệnh lý ác tính).
  • Bề mặt trơn..

Nổi hạch ở háng trẻ em - dấu hiệu như thế nào?

Nổi hạch ở háng trẻ em - dấu hiệu như thế nào?

Nếu tình trạng nổi hạch ở háng trẻ em sưng lên do nhiễm trùng hoặc chấn thương phần dưới cơ thể, các triệu chứng khác đi kèm có thể là:

  • Da bị nổi ban, kích ứng.
  • Âm đạo và dương vật tiết dịch.
  • Xuất hiện các vết loét hoặc mụn nước ở trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.
  • Da đỏ và viêm.
  • Ngứa và sốt.

Nếu nguyên nhân là do ung thư, nổi hạch ở háng đi kèm với một số triệu chứng khác như:

  • Các hạch  bạch huyết  sưng  to trong hơn hai tuần.
  • Cảm giác mệt mỏi.
  • Đêm đổ mồ hôi.
  • Sốt dai dẳng không dứt.
  • Hạch cứng, không di động.
  • Hạch phát triển nhanh chóng về mặt kích thước.
  • Nổi hạch toàn thân.
  • Sút cân nhanh chóng không giải thích được.

2. Nổi hạch ở háng trẻ em có thể bị bệnh gì?

Háng là khu vực ở gần cơ quan sinh dục nên khi bị nổi hạch có thể là do cơ quan này có vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là một số bệnh thường gây nổi hạch ở háng:

Bệnh lý phụ khoa gây nổi hạch ở háng

U nang Bartholin

Đây là một tuyến của cơ quan sinh dục nữ, nằm dưới môi lớn của âm đạo. Tác dụng của tuyến này là tiết chất nhờn, duy trì độ ẩm cho vùng kín và chất dịch bôi trơn khi quan hệ tình dục nhằm tạo điều kiện để tinh trùng bơi qua âm đạo.

Khi các chất nhầy bị tắc nghẽn hay viêm nhiễm khiến cho dịch bị ứ đọng tạo nên những khối u nang sưng lên gây ra hiện tượng nổi hạch ở vùng bẹn ở nữ giới. Những khối u này có kích thước như hạt đỗ nhưng chúng có thể phát triển to lên như quả bóng, bên trong chứa chất nhầy hoặc dịch mủ.

U nang bã nhờn

Đây là bệnh lý phụ khoa gây hiện tượng nổi hạch ở nữ giới. Tích tụ keratin ở âm hộ hoặc do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này.

Bệnh lý phụ khoa cũng có thể gây nổi hạch ở háng

Bệnh lý phụ khoa cũng có thể gây nổi hạch ở háng

Triệu chứng phổ biến là nổi hạch ở bẹn bên phải hoặc trái tùy vào bên âm hộ bị sưng. Đây là bệnh lành tính nên chỉ cần vệ sinh sạch sẽ thì tình trạng này sẽ biến mất sau vài ngày.

Do bệnh lý nam khoa

Viêm tinh hoàn

Đây là bệnh lý nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và sinh lý của nam giới. Tinh hoàn là bộ phận quan trọng có chức năng sản xuất tinh trùng và tiết hormon sinh dục nam testosterone. Khi bị viêm, tinh hoàn sẽ xuất hiện tình trạng sưng, nổi hạch ở háng trong bìu. Các hạch này sưng to có thể cảm nhận rõ ràng bằng tay, khi tác động vào có cảm giác đau buốt.

Giãn tĩnh mạch thừng

Đây bệnh lý gây suy giảm chức năng tinh hoàn, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ bắt đầu thấy túi mạch giãn ra ở  da bìu, tinh hoàn bị sưng và phù nề dẫn đến hiện tượng nổi hạch ở háng.

Xoắn tinh hoàn

Là hiện tượng tinh hoàn bị xoắn khiến mạch máu nuôi tinh hoàn bị tắc nghẽn, phù nề, xung huyết và hoại tử. Nam giới khi mắc bệnh này tinh hoàn sẽ bị sưng, nổi hạch ở háng trái hoặc phải ngay vùng tinh hoàn bị sưng.

Do mắc bệnh xã hội

  • Bệnh giang mai: Mới đầu, hạch nổi ở háng  trái và không đau, tồn tại trong một thời gian dài  và tự động biến mất. Ở giai đoạn sau, hạch lan rộng hơn và thấy ở cả hai bên phải và trái
  • Bệnh lậu: Ban đầu thấy hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt. nước tiểu đục, ra nhiều khí hư, lâu dần người bệnh sẽ thấy tiểu khó, nổi hạch ở bẹn và gây đau.
  • Sùi mào gà: Bệnh do HPV xâm nhập qua đường tình dục. Ngoài các nốt sùi to kèm mủ thì người bệnh còn bị nổi hạch ở háng.

Tham khảo: Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

3. Nổi hạch ở háng trẻ em có nguy hiểm không?

Nổi hạch ở háng có thể chỉ là phản ứng của hạch trước một vết thương hay một viêm nhiễm ở vùng thân dưới. Thậm chí, đây có thể là bệnh lý toàn thân do sốt, nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, những nguyên nhân ác tính cũng có thể gây ra tình trạng nổi hạch ở háng trẻ em. Vì vậy, để phân định chính xác nổi hạch vùng háng có nguy hiểm không, đôi khi không chỉ dừng lại ở việc thăm khám và hỏi bệnh. Bạn có thể phải làm những xét nghiệm chuyên biệt. Hãy gặp bác sĩ để được khám và tư vấn về sức khỏe của mình.

Có nguy hiểm không khi phát hiện tình trạng nổi hạch ở háng?

Có nguy hiểm không khi phát hiện tình trạng nổi hạch ở háng?

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trên thực tế, nổi hạch ở háng trẻ em có thể chỉ đơn thuần là tình trạng viêm nhiễm, khi được điều trị thì hạch sẽ biến mất. Tuy nhiên, khi hạch ở trẻ sưng to, thì cũng không nên chủ quan, cần cho trẻ đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu sau:

Nổi hạch ở háng  trẻ em - khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nổi hạch ở háng  trẻ em - khi nào cần đi khám bác sĩ?

  • Xuất hiện các hạch lớn hơn 2,5cm hoặc trên 1,2cm tồn tại trên 1 tháng.
  • Trẻ có hạch hay ốm yếu.
  • Hạch xuất hiện ở cổ gây khó thở hoặc khó nuốt.
  • Trẻ có hạch đi kèm theo các biểu hiện sốt cao, không cải thiện sau 2 giờ dùng thuốc hạ sốt hoặc sốt tồn tại trên 3 ngày.
  • Da vùng nổi hạch bị đỏ.
  • Hạch to nhanh sau nhiều giờ.
  • Đau ở vùng hạch bị sưng.

5. Mẹ nên làm gì khi trẻ nổi hạch ở háng?

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có cách xử trí khác nhau. Nếu sưng hạch ở trẻ do bị nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh. Nhưng nếu nổi hạch ở háng trẻ em gây nên bởi virus, có thể chỉ cần điều trị triệu chứng.

Khi phát hiện nổi hạch ở háng trẻ em - mẹ nên làm gì?

Khi phát hiện nổi hạch ở háng trẻ em - mẹ nên làm gì?

Trong các trường hợp hạch nổi lên do nguyên nhân là viêm nhiễm, có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng kháng sinh và dẫn lưu nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý không nên ép hay tác động vào  hạch, bởi nó có thể giữ chúng không co lại như bình thường.

Để nghe tư vấn từ bác sĩ trước khi đưa trẻ đến khám tại bệnh viện, mẹ  có thể chọn khám trực tuyến online cho trẻ qua tải IVIE – Bác sĩ ơi để được tư vấn, khám nhi khoa online với các bác sĩ giỏi, có nhiều  kinh nghiệm. Một số bác sĩ khám nhi online nổi bật trên App IVIE - Bác sĩ ơi như: 

Ngoài ra, IVIE - Bác sĩ ơi gửi đến bạn 5 bệnh viện, phòng khám nhi được đánh giá cao để bạn tham khảo, đặt lịch khám nhi cho bé khi cần thiết gồm:

Tên Cơ sở y tế

Địa chỉ 

Giá khám

1. Tổ hợp y tế MEDIPLUS

- Cơ sở 1: Tầng 2 Mandarin Garden 2, phố Tân Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

- Cơ sở 2: Sảnh A3-9-01, KĐT An Bình, số 232, đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. 

Từ 350.000đ/ lượt

2. Bệnh viện Thu Cúc

286 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội

Từ 200.000đ/ lượt

3. Bệnh viện MEDLATEC

42 Nghĩa Dũng, quận Ba Đình, Hà Nội

Từ 250.000đ/ lượt

4. Bệnh viện Bảo Sơn 2

52 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội

Từ 300.000đ - 450.000đ/ lượt

5. Phòng khám Sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang

43 đường Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Từ 250.000đ - 450.000đ / lượt

Mong rằng, qua bài viết này sẽ giúp cho các mẹ hiểu hơn về tình trạng nổi hạch ở háng trẻ em. Tích lũy cho bản thân thêm nhiều kiến thức bổ ích để có thể xử lý đúng cách khi gặp tình trạng này. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào và cần đặt lịch khám tại bệnh viện, phòng khám, bạn liên hệ tổng đài: 1900.3367 hoặc đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được giải đáp kịp thời.

Tải app

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/04/2024 - Cập nhật 30/04/2024
5/5 - (11 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

Khám phụ khoa giúp chị em phụ nữ tự tin về sức khỏe của mình. Để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, việc chọn nơi khám bộ phận sinh dục nữ là rất quan...

22/04/2024

47 Lượt xem

10 Phút đọc

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Trẻ em bị nổi hạch ở háng khiến rất nhiều mẹ lo lắng, liệu rằng việc nổi hạch này có ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình không? Nếu mẹ băn khoăn về tình trạng...

20/04/2024

64 Lượt xem

7 Phút đọc

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Tình trạng nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ gây ra tâm lý lo lắng ở đối với các phụ huynh. Chắc hẳn, rất nhiều cha mẹ đã tìm hiểu về tình hạch nổi hạch sau gáy ở trẻ ...

20/04/2024

62 Lượt xem

6 Phút đọc

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có độ lây lan nhanh, dễ trở thành dịch do lây qua đường không khí. Nếu không để ý tới những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và ...

20/04/2024

66 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG