Nội dung chính
  • 1. Nội soi không gây mê là phương pháp như thế nào?
  • 2. Nội soi không gây mê có những loại nào?
  • 3. Nội soi không gây mê có đau không?
Nội dung chính
  • 1. Nội soi không gây mê là phương pháp như thế nào?
  • 2. Nội soi không gây mê có những loại nào?
  • 3. Nội soi không gây mê có đau không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nội soi không gây mê có đau không?

Nội soi không gây mê có đau không? Là câu hỏi mà hòm thư ISOFH CARE nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Và đây cũng là tâm lý chung của người bệnh thì thực hiện các loại xét nghiệm có can thiệp vào cơ thể. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của ISOFHCARE để có câu trả lời.
Nội dung chính
  • 1. Nội soi không gây mê là phương pháp như thế nào?
  • 2. Nội soi không gây mê có những loại nào?
  • 3. Nội soi không gây mê có đau không?

1. Nội soi không gây mê là phương pháp như thế nào?

Nội soi không gây mê hay còn gọi là phương pháp nội soi truyền thống. Đây là kỹ thuật thăm dò hình ảnh được sử dụng lâu đời trong chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa.

Nội soi được có thể thực hiện bằng đường miệng, đường mũi, đường trực tràng mà không sử dụng thuốc gây mê. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây tê ở mũi hoặc miệng để gây tê vùng mũi hoặc cổ họng cho bệnh nhân.

Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 

1900 3367

2. Nội soi không gây mê có những loại nào?

Nội soi không gây mê bao gồm các trường hợp sau:

a. Nội soi qua đường miệng

Nội soi qua đường miệng thường được sử dụng để khảo sát niêm mạc thực quản và dạ dày. Bệnh nhân sẽ được sử dụng một loại thuốc để loại bỏ dịch nhầy trên niêm mạc. Tiếp theo đó là xịt thuốc tê vào miệng để gây tê cùng cuống họng. Điều này làm giảm cảm giác đau đớn của bệnh nhân khi đưa ống nội soi vào.

Nội soi qua đường miệng thường được sử dụng để khảo sát niêm mạc thực quản và dạ dày.

Nội soi qua đường miệng thường được sử dụng để khảo sát niêm mạc thực quản và dạ dày.

Bác sĩ cho bệnh nhân nằm tư thế nghiêng trái sau đó đưa đầu ống nội soi có gắn camera từ họng xuống thực quản, dạ dày. Hình ảnh từ camera sẽ được truyền trực tiếp trên màn hình máy tính để bác sĩ thuận tiện theo dõi và thao tác đường đi của ống nội soi. Phương pháp này cũng có những ưu và nhược điểm riêng:

- Ưu điểm: kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, độ chính xác cao và chi phí vừa phải

- Nhược điểm: Người bệnh cảm thấy khó chịu, dễ buồn nôn, nôn. Hình ảnh thu về không rõ nét nếu bệnh nhân nôn nhiều và không chịu nằm yên. Bên cạnh đó các biến chứng như xước niêm mạc, thủng dạ dày cũng có thể xảy ra

b. Nội soi qua đường mũi

Nội soi bằng đường mũi được nhiều bệnh nhân ưa chuộng hơn. Bệnh nhân được nhỏ thuốc tê vào mũi và xịt thuốc tê vào họng để gây tê vùng mũi và cổ họng. Sau khi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ cho ống nội soi mềm nhỏ có đầu gắn camera luôn qua mũi xuống phần sau của miệng. Tiếp theo bệnh nhân cần nuốt nhẹ xuống để ống nội soi dễ di chuyển.

Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 

1900 3367

Nội soi bằng đường mũi được nhiều bệnh nhân ưa chuộng hơn.

Nội soi bằng đường mũi được nhiều bệnh nhân ưa chuộng hơn.

Các hình ảnh niêm mạc thực quản, dạ dày dẫn dần hiện rõ trên màn hình máy tính. Bác sĩ sẽ theo tác đưa đầu camera khảo sát kỹ hơn ở các vùng có bất thường. Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn nội soi bằng đường miệng.

- Ưu điểm: dễ thực hiện, thao tác đơn giản, kết quả chính xác và bệnh nhân ít khó chịu hơn. Bên cạnh đó tỷ lệ biến chứng xước niêm mạc hoặc thủng dạ dày ít gặp.

- Nhược điểm: Chi phí cao hơn so với nội soi bằng đường miệng. Chống chỉ định ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý về mũi như hẹp khe mũi, u ở mũi…

c. Nội soi qua đường trực tràng

Khác với hai phương pháp trên, nội soi bằng đường trực tràng chủ yếu để khảo sát khu vực đại trực tràng. Đặc biệt nội soi trực tràng không gây mê ít được sử dụng vì nhiều nhược điểm như:

- Bệnh nhân khó chịu và cảm giác đau nhiều khi ống nội soi đi vào sâu.

- Nguy cơ thủng đại trực tràng do bệnh nhân cử động trong quá trình nội soi.

- Thời gian nội soi kéo dài thì các thao tác khó khăn khi bệnh nhân còn tỉnh.

3. Nội soi không gây mê có đau không?

Như đã biết, nội soi không gây mê thường gây nên các cảm giác khó chịu nhiều hơn là đau. Bệnh nhân thường có cảm giác buồn nôn, khó thở khi thực hiện nội soi thực quản, dạ dày bằng đường mũi hoặc miệng. Cảm giác đau thường xuất hiện khi có xây xước niêm mạc hoặc có biến chứng như thủng. Tuy nhiên tỷ lệ các biến chứng ngày không cao. Vì vậy người bệnh có thể yên tâm khi thực hiện các xét nghiệm này.

Nội soi koong gây mê thường gây nên các cảm giác khó chịu nhiều hơn là đau

Nội soi koong gây mê thường gây nên các cảm giác khó chịu nhiều hơn là đau

Ngoài ra nội soi không gây mê có đau không còn tùy thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm của bác sĩ, trang thiết bị và sự hợp tác của bệnh nhân. Những bệnh viện có trang thiết bị hiện đại cùng các bác sĩ có tay nghề cao thì các thao tác nội soi thực hiện nhanh và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Cùng với đó, bệnh nhân cần hợp tác để quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng.

Trên đây là những thông tin về nội soi không gây mê mà IVIE - Bác sĩ ơi muốn chia sẻ với các bạn. Để có thể tìm kiếm một bệnh viện có những cơ sở hiện đại bậc nhất cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm thì hãy liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi qua hotline 1900 3367. Chúng tôi là cầu nối giúp người bệnh tiếp xúc với những dịch vụ y tế tốt nhất.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/03/2022 - Cập nhật 21/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top 4 xét nghiệm tìm HP (Helicobacter pylori) chính xác nhất

Top 4 xét nghiệm tìm HP (Helicobacter pylori) chính xác nhất

Xét nghiệm tìm HP có ý nghĩa quan trọng làm tăng hiệu quả điều trị bệnh theo nguyên nhân. Helicobacter (HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các ...

15/03/2022

1019 Lượt xem

5 Phút đọc

Nội soi không gây mê có đau không?

Nội soi không gây mê có đau không?

Nội soi không gây mê có đau không? Là câu hỏi mà hòm thư ISOFH CARE nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Và đây cũng là tâm lý chung của người bệnh thì...

14/03/2022

504 Lượt xem

4 Phút đọc

YOGA - phương pháp điều trị bệnh dạ dày “thần thành”

YOGA - phương pháp điều trị bệnh dạ dày “thần thành”

Yoga được biết đến là một loại hình tập luyện mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần đặc biệt là sức khỏe tim mạch và não bộ. Tuy...

10/03/2022

1171 Lượt xem

4 Phút đọc

Các bệnh dạ dày thường gặp và cách xử lý hiệu quả ngay tại...

Các bệnh dạ dày thường gặp và cách xử lý hiệu quả ngay tại...

Dạ dày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người, đây là nơi tiếp nhận, lưu trữ và tiêu hóa thức ăn. Cũng chính vì thế, các bệnh dạ dày luôn là...

10/03/2022

850 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG