Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm rối loạn ăn uống
  • 2. Phân biệt rối loạn ăn uống
  • 3. Điều trị rối loạn ăn uống
  • 4. Dự phòng rối loạn ăn uống
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm rối loạn ăn uống
  • 2. Phân biệt rối loạn ăn uống
  • 3. Điều trị rối loạn ăn uống
  • 4. Dự phòng rối loạn ăn uống
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Rối loạn ăn uống: phương pháp điều trị và dự phòng bệnh

Rối loạn ăn uống chủ yếu biểu hiện bệnh: chán ăn tâm thần và chứng ăn vô độ tâm thần. Người bệnh khi không được điều trị và phát hiện sớm thì từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và công việc thường ngày do cơ thể suy mòn, hay nghiêm trọng nhất là có ý tưởng tự sát, hành vi tự hủy hoại.
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm rối loạn ăn uống
  • 2. Phân biệt rối loạn ăn uống
  • 3. Điều trị rối loạn ăn uống
  • 4. Dự phòng rối loạn ăn uống

1. Đặc điểm rối loạn ăn uống

Các rối loạn ăn uống là rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi sự rối loạn nặng nề về ăn uống.

Bệnh nhân có thể ở lứa tuổi trẻ em.

Bệnh nhân có thể ở lứa tuổi trẻ em.

Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10(1992), các rối loạn ăn uống bao gồm: 

  • Chán ăn tâm thần (F50.0)
  • Chán ăn tâm thần không điển hình (F50.1)
  • Chán ăn vô độ tâm thần (F50.2)
  • Chứng ăn vô độ tâm thần không điển hình (F50.3)
  • Chứng ăn nhiều kết hợp với các rối loạn tâm lý khác (F50.4)
  • Chứng nôn kết hợp với các rối loạn tâm lý khác (F50.5)
  • Các rối loạn ăn uống khác (F50.8) 
  • Các rối loạn ăn uống không biệt định (F50.9)

Trong thực hành lâm sàng, các rối loạn ăn uống biểu hiện chủ yếu dưới hai dạng:

Chán ăn tâm thần (anorexia nervosa) và chứng ăn vô độ tâm thần (bulimia nervosa).

2. Phân biệt rối loạn ăn uống

- Chán ăn tâm thần

  • Phân biệt với sút cân do nguyên nhân bệnh cơ thể: rối loạn dạ dày - ruột (bệnh Crohn, hội chứng khó hấp thu), các bệnh rối loạn chuyển hóa, u não, ung thư. Trong các trường hợp này thường tìm thấy căn nguyên thực thể rõ ràng, bệnh nhân nhận biết thực tế sút cân, chứ không phải như trong chán ăn tâm thần, bệnh nhân vẫn tin rằng mình quá béo ngay cả khi đang gầy mòn.
  • Trầm cảm: sút cân do không chịu ăn, mất ngon miệng, khí sắc trầm, ít vận động và suy nghĩ chậm chạp...nhưng không thể hiện những ý tưởng méo mó về cơ thể như trong chán ăn tâm thần. Các test tâm lý cũng có thể cung cấp thêm cho chẩn đoán trầm cảm.
  • Các triệu chứng ám ảnh và hội chứng mệt mỏi mạn tính kết hợp, cũng như các nét rối loạn nhân cách, làm cho sự phân biệt khó khăn. 

- Ăn vô độ tâm thần

  • Các rối loạn ở dạ dày - ruột phần trên dẫn đến nôn tái diễn (không có nét bệnh lý tâm thần đặc trưng).
  • Sự bất thường chung hơn về nhân cách (rối loạn ăn uống có thể cùng tồn tại Với nghiện rượu và phạm tội ăn cắp vặt).
  • Rối loạn trầm cảm (bệnh nhân ăn vô độ thường có các triệu chứng trầm cảm).

3. Điều trị rối loạn ăn uống

- Chán ăn tâm thần (anorexia nervosa) (F50.0)

  • Thăm khám ban đầu xem như là trị liệu: thầy thuốc cần thiết lập mối quan hệ tốt bằng cách biểu lộ sự quan tâm tới cuộc sống của bệnh nhân và gia đình của bệnh nhân, giúp cho họ hy vọng vào tương lai. Thái độ của thầy thuốc nghiêm túc nhưng thân thiện.
  • Liệu pháp tâm lý kết hợp với chăm sóc, quan tâm thực sự đến bệnh nhân, yêu cầu họ không được nhịn đói. Cần giải thích cho bệnh nhân, rằng ăn uống bình thường sẽ làm giảm sự bận tâm của họ về thức ăn, giảm mệt mỏi và trầm cảm, giúp cải thiện mối quan hệ với gia đình và bạn bè. Cần chỉ ra cho bệnh nhân thấy sự cần thiết của một chế độ ăn hợp lý, đa dạng, ăn uống đều đặn những thức ăn giàu năng lượng, không nên ăn theo những ý thích kỳ cục. Tiến hành liệu pháp tâm lý nhóm và liệu pháp gia đình phối hợp với giáo dục cho thành viên gia đình đều quan tâm và làm điều tốt cho người bệnh.

Bệnh nhân thực hiện chế độ giảm cân thiếu khoa học, cực đoan.

Bệnh nhân thực hiện chế độ giảm cân thiếu khoa học, cực đoan.

  • Thuốc điều trị: chán ăn tâm thần thường phối hợp trầm cảm và xung động ám ảnh nên thuốc chống trầm cảm được chỉ định.
  • Việc ăn uống của bệnh nhân phải được nghiên cứu và có sự hợp tác với các nhà dinh dưỡng nhằm đảm bảo chế độ ăn đủ các chất dinh dưỡng chủ yếu. Trong trường hợp suy kiệt, cần bồi phụ nước, điện giải, nếu không ăn được bằng đường miệng thì cần phải đặt ống thông dạ dày.
  • Cấp cứu nội khoa và tâm thần nếu cần thiết.

- Ăn vô độ tâm thần

Mục đích điều trị: chấm dứt thói quen hành vi ăn uống quá mức.

  • Liệu pháp tâm lý: giải thích hợp lý, vạch ra cho bệnh nhân thấy hiệu quả các chu kỳ cố gắng ăn kiêng, đói sẽ dẫn tới ăn vô độ, rồi gây nôn bù trừ hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng. Cần khuyên bệnh nhân nên ngừng ăn kiêng để xóa bỏ chu kỳ bệnh lý đó. Chấp nhận và gắn bó với mô hình ăn vừa phải là quan trọng. Xác định các nhân tố thúc đẩy, hạn chế nhậu nhẹt, ăn vô độ và ghi nhật ký về hành vi là điều bổ ích.
  • Liệu pháp nhận thức - hành vi nhằm giúp cho bệnh nhân kiểm soát được hành vị ăn uống quá mức, điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày có điều độ, cũng như làm thay đổi thái độ của bệnh nhân đối với kích thước cơ thể của mình.
  • Liệu pháp hoá dược - các thuốc chống trầm cảm có thể làm thuyên giảm chứng ăn vô độ tâm thần.

4. Dự phòng rối loạn ăn uống

- Chán ăn tâm thần

Rèn luyện tác phong và thói quen ăn uống đều đặn trong ngày, không bỏ bữa ăn hằng ngày. Phát hiện điều trị sớm các rối loạn tâm thần (trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát) và bệnh lý nội khoa là nguyên nhân gây ra chán ăn.

- Ăn vô độ tâm thần

Tập thói quen ăn uống điều độ, đúng giờ giấc.

Kiểm soát hành vi ăn uống, nhậu nhẹt quá mức.

Kiểm soát hành vi ăn uống, nhậu nhẹt quá mức.

Phát hiện điều trị sớm các rối loạn tâm thần và cơ thể  là nguyên nhân gây ra chứng ăn vô độ.

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Bạn cũng có thể gọi điện trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với Đội ngũ Bác Sĩ Ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/02/2022 - Cập nhật 24/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Rối loạn ngôn ngữ: thể bệnh của rối loạn tư duy

Rối loạn ngôn ngữ: thể bệnh của rối loạn tư duy

Chia ra rối loạn ngôn ngữ (hình thức biểu hiện tư duy) và rối loạn nội dung tư duy chỉ để tiện việc sắp xếp chứ thực ra ngôn ngữ và nội dung thống nhất với...

28/03/2022

2487 Lượt xem

6 Phút đọc

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, đây là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức. Đặc điểm tư duy là phản ánh thực tại khách quan một...

28/03/2022

6630 Lượt xem

5 Phút đọc

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Trí nhớ là một phần của con người, giúp con người ghi nhận, bảo tồn, và nhớ lại các hoạt động, công việc, kiến thức cần chú ý. Trí nhớ có chức phận và đặc tính ...

28/03/2022

1646 Lượt xem

5 Phút đọc

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

28/03/2022

3091 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG