Nội dung chính
  • 1. Rối loạn ăn uống là gì?
  • 2. Triệu chứng cho thấy bạn bị rối loạn ăn uống
  • 3. Vậy những ai có thể mắc chứng rối loạn ăn uống?
  • 4. Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống?
  • 5. Chứng rối loạn ăn uống có nguy hiểm không?
  • 6. Điều trị chứng rối loạn ăn uống như thế nào?
  • 7. Một số lưu ý dự phòng giúp bạn phòng tránh chứng rối loạn ăn uống?
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn ăn uống là gì?
  • 2. Triệu chứng cho thấy bạn bị rối loạn ăn uống
  • 3. Vậy những ai có thể mắc chứng rối loạn ăn uống?
  • 4. Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống?
  • 5. Chứng rối loạn ăn uống có nguy hiểm không?
  • 6. Điều trị chứng rối loạn ăn uống như thế nào?
  • 7. Một số lưu ý dự phòng giúp bạn phòng tránh chứng rối loạn ăn uống?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Rối loạn ăn uống: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị ra sao?

Trong cuộc sống hàng ngày, con người cần có các nhu cầu cơ bản: ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi…khi một trong những nhu cầu này bị rối loạn, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ giảm xuống đáng kể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tinh thần. Hôm nay, bạn hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi giải quyết mọi thắc mắc về bệnh này nhé!
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn ăn uống là gì?
  • 2. Triệu chứng cho thấy bạn bị rối loạn ăn uống
  • 3. Vậy những ai có thể mắc chứng rối loạn ăn uống?
  • 4. Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống?
  • 5. Chứng rối loạn ăn uống có nguy hiểm không?
  • 6. Điều trị chứng rối loạn ăn uống như thế nào?
  • 7. Một số lưu ý dự phòng giúp bạn phòng tránh chứng rối loạn ăn uống?

1. Rối loạn ăn uống là gì?

Rối loạn ăn uống (tên tiếng Anh là eating disorders) là tổng hợp tất cả các triệu chứng bất thường liên quan đến việc ăn uống hàng ngày. Một biểu hiện thường thấy của người mắc chứng bệnh này đó là họ lo lắng quá mức về cân nặng, về vóc dáng cơ thể. Hầu hết rối loạn ăn uống đều do bệnh nhân ám ảnh quá mức về thức ăn, hình thể, cân nặng, thường xuyên so sánh với người khác, dẫn đến việc ăn uống sai cách, làm cho cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, trở nên béo phì hoặc gầy còm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Rối loạn ăn uống là tổng hợp tất cả các triệu chứng bất thường liên quan đến việc ăn uống hàng ngày

Rối loạn ăn uống là tổng hợp tất cả các triệu chứng bất thường liên quan đến việc ăn uống hàng ngày

Rối loạn ăn uống được phân chia ra thành nhiều loại khác nhau, trong số đó, chứng thường gặp nhất trong cuộc sống là chán ăn tâm thần. Chứng rối loạn ăn uống này có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng tỉ lệ gặp ở nữ cao hơn một chút so với nam giới.

2. Triệu chứng cho thấy bạn bị rối loạn ăn uống

Vậy phải làm sao để biết được rằng mình đã mắc chứng rối loạn ăn uống này, cùng IVIE - Bác sĩ ơi điểm lại các dầu hiệu thường gặp nhất của bệnh nhé:

  • Cuồng ăn kiêng, nhịn ăn mặc dù thiếu cân

  • Cân nặng thay đổi, lên xuống bất thường trong khoảng thời gian ngắn

  • Bạn ám ảnh với calo, thành phần chất béo, tinh bột… trong mọi loại thực phẩm

  • Tình trạng “ăn đối phó”: không muốn ăn, chán nản mỗi khi đến bữa ăn, ăn không thấy ngon..

  • Nôn mửa hoặc cảm giác buồn nôn khi nhìn thấy đồ ăn

  • Thường xuyên soi gương, ám ảnh với cân nặng, vóc dáng của mình, điên cuồng tập thể dục quá sức…

  • Rối loạn ăn uống ám ảnh cân nặng hay thường xuyên lo lắng về cân nặng, luôn phàn nàn về vóc dáng, cân nặng và luôn muốn giảm cân

  • Ăn quá nhiều, ăn thực phẩm có hàm lượng calo và chất béo quá cao với số lượng lớn: nước ngọt, đồ chiên rán….

  • Khó tập trung trong các hoạt động làm việc, học tập, vui chơi, không muốn tham gia các hoạt động giao tiếp với xã hội

  • Tuyệt thực

  • Trầm cảm hoặc hôn mê

Nếu bạn cũng gặp một số triệu chứng như trên và không tự điều chỉnh được nhịp sinh học của mình, bạn có thể tìm đến các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, tâm lý học để hiểu thêm và cải thiện tình trạng của mình.

Triệu chứng cho thấy bạn bị rối loạn ăn uống

Cuồng ăn kiêng là một trong những triệu chứng cho thấy bạn bị rối loạn ăn uống

3. Vậy những ai có thể mắc chứng rối loạn ăn uống?

Rối loạn ăn uống được phân chia ra thành nhiều loại khác nhau, trong số đó, chứng thường gặp nhất trong cuộc sống là chán ăn tâm thần. Chứng rối loạn ăn uống này có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng tỉ lệ gặp ở nữ cao hơn một chút so với nam giới.

4. Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống?

Triệu chứng rối loạn ăn uống rất phổ biến trong đời sống hàng ngày, vậy nó bắt nguồn từ đâu? Đây là một câu hỏi mà chắc hẳn nhiều người thắc mắc, cần giải đáp. Hiện nay, rối loạn ăn uống được xếp vào loại một chứng bệnh tâm thần, và nguyên nhân của nó còn chưa được làm sáng tỏ.

Thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống

Thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống

Tương tự như các bệnh lý tâm thần khác, rối loạn ăn uống có thể mắc phải do các nguyên nhân sau đây:

  • Di truyền: Người bệnh rối loạn ăn uống có thể mang gen di truyền gây nên bệnh này. Nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng: người có người thân trong gia đình: ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột mắc rối loạn ăn uống có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn so với người bình thường. Nhưng điều này cũng có thể hiểu một phần do thói quen ăn uống, sự nuôi dưỡng và quan điểm dinh dưỡng của gia đình.

  • Sức khỏe tâm lý: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc chứng rối loạn ăn uống thường là những người mắc vấn đề về tâm lý, tình cảm, stress hay nặng hơn là trầm cảm. Họ có thể gặp một biến cố nào đó trong quá khứ hoặc hiện tại, từ đó dẫn tới tình trạng rối loạn ăn uống.

  • Thuốc: Một số thuốc giảm cân, tăng cân không rõ nguồn gốc trên thị trường chính là nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống: ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  • Xã hội: Ngày nay, xã hội đã phát triển hiện đại nhưng vẫn còn có rất nhiều định kiến về ngoại hình, vóc dáng, đặc biệt là với phụ nữ, điều này vô hình chung đã khiến cho nhiều nữ giới ám ảnh với cân nặng, điên cuồng giảm cân.

Tổng đài đặt khám và tư vấn hỗ trợ IVIE - Bác sĩ ơi

1900 3367

5. Chứng rối loạn ăn uống có nguy hiểm không?

Bạn cần biết cơ thể chúng ta cần cung cấp đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng thực phẩm. Việc ăn đủ lượng, cân bằng 5 nhóm chất sẽ giúp cho chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo thể chất và tinh thần cho các hoạt động sống hàng ngày. Vì vậy, việc nạp quá nhiều hay quá ít đồ ăn, hay mất cân bằng ở 1 nhóm chất, cũng gây ra nhiều hệ lụy lên cơ thể.

Rối loạn ăn uống có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ

Rối loạn ăn uống có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ

Một số ảnh hưởng phổ biến, nghiêm trong nhất nếu rối loạn ăn uống trong thời gian dài có thể liệt kê đến như sau:

  • Cơ thể yếu, dễ mệt mỏi ngay cả khi làm việc nhẹ nhàng

  • Hạ đường huyết, đái tháo đường

  • Rối loạn huyết áp, xơ cứng mạch vành, giảm lưu thông máu

  • Bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, thực quản, loét dạ dày, ung thư dạ dày…

  • Trầm cảm và lo âu, có ý định hoặc hành vi tự tử

  • Khó tập trung trong công việc, học tập, ảnh hưởng lớn đến khả năng giao tiếp, quan hệ xã hội

  • Ở trẻ em, rối loạn ăn uống có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển thể chất, trí tuệ, sức đề kháng ở trẻ.

  • Vấn đề rối loạn ăn uống này kéo dài cùng với các chứng bệnh gây nên bởi nó có thể dẫn đến hậu quả xấu nhất: tử vong

6. Điều trị chứng rối loạn ăn uống như thế nào?

Rối loạn ăn uống gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nên chúng ta cần có phương pháp điều trị chứng bệnh này đúng, an toàn và hiệu quả cho người bệnh. Các phương pháp điều trị bệnh cần sự kết hợp của nhiều chuyên khoa cũng như sự hợp tác từ bệnh nhân:

  • Điều trị tâm lý: Như chúng ta đã biết, sức khỏe tâm lý là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chứng rối loạn ăn uống. Vì vậy, để điều trị được hiệu quả thì vấn đề tâm lý cần đặt lên hàng đầu. Nguyên tắc quan trọng nhất của phương pháp này là tư vấn tâm lý, thư giãn tinh thần, sau đó thay các thói quen xấu thành các thói quen tốt, bao gồm: liệu pháp nhận thức hành vi cá nhân (CBT) và liệu pháp dựa vào gia đình (FBT);

  • Điều trị tại bệnh viện: Đối với các trường hợp mắc chứng rối loạn ăn uống nghiêm trọng, cần phải được điều trị tại bệnh viện với sự tư vấn của các bác sĩ.

  • Thuốc: Để điều trị nguyên nhân từ tâm lý, bác sĩ có thể kê cho bạn các thuốc chống trầm cảm và lo âu. Việc giải quyết các vấn đề về tâm lý sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn ăn uống một cách đáng kể. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê cho bạn các vitamin và khoáng chất thích hợp để cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu. 

  • Thay đổi thói quen: Trong điều trị chứng bệnh này, việc hợp tác của bệnh nhân là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bệnh nhân nên giữ tinh thần tích cực, ăn uống điều đồ theo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng, tập thể dục một cách vừa phải, lành mạnh… Ngoài ra, nếu muốn tăng hay giảm cân, bạn có thể hỏi ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia về chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện. 

Điều trị tâm lý là liệu pháp điều trị chứng rối loạn ăn uống

Điều trị tâm lý là liệu pháp điều trị chứng rối loạn ăn uống

Bác sĩ tâm lý giỏi tại Hà Nội

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn một số bác sĩ tâm lý giỏi dưới đây:

Đặt khám tâm lý online


Khám tâm lý online, liệu pháp điều trị tại nhà

Khám tâm lý online là hình thức khám chữa bệnh tâm lý từ xa, thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và tiến hành từng bước điều trị, đây là liệu pháp hữu hiệu được nhiều người sử dụng. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý các bác sĩ tâm lý online có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.

  • Bác sĩ tâm lý Lê Thị Phương Thảo hiện đang công tác tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, trong hơn 10 năm bác sĩ đã có kinh nghiệm trong khám, điều trị bệnh tâm lý như: rối loạn tâm lý, tâm thần ở người trưởng thành và trẻ em.

  • Bác sĩ tâm lý Trịnh Thị Vân Anh là Thạc sĩ, bác sĩ nội trú, hiện đang công tác tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Bác sĩ Vân Anh đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm thần - tâm lý, chuyên sâu điều trị các bệnh lý

Bác sĩ tâm lý online luôn đồng cảm với người bệnh

Khám tâm lý online, liệu pháp điều trị tại nhà

Để tư vấn cùng bác sĩ online, bạn tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi về điện thoại và thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi, đăng lý, đăng nhập bằng số điện thoại

  • Tại trang chủ, chọn Đặt hẹn bác sĩ, tìm kiếm tên bác sĩ hoặc tìm kiếm theo chuyên khoa, triệu chứng

  • Nhấn Tư vấn trực tuyến, chọn thời gian mong muốn, điền mô tả triệu chứng và nhấn Đặt khám

  • Lựa chọn phương thức thanh toán và xác nhận

  • Đến thời gian khám, tại trang chủ chọn Lịch hẹn và nhấn gọi video để kết nối với bác sĩ

Tải app

7. Một số lưu ý dự phòng giúp bạn phòng tránh chứng rối loạn ăn uống?

Thay vì phải điều trị thì chúng ta nên có các biện pháp nhằm dự phòng chứng bệnh rối loạn ăn uống này. Các biện pháp dự phòng phụ thuộc phần lớn vào bệnh nhân, bằng cách thay đổi từ thói quen ăn uống, tập luyện hàng ngày. Bệnh nhân nên giữ tinh thần tích cực, ăn uống điều đồ theo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng, tập thể dục một cách vừa phải, lành mạnh… Ngoài ra, nếu muốn tăng hay giảm cân, bạn có thể hỏi ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia về chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện. 

Rối loạn ăn uống là tổng hợp tất cả các triệu chứng bất thường liên quan đến việc ăn uống hàng ngày gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Hãy áp dụng các biện pháp dự phòng hoặc nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ sớm nhất. Rối loạn ăn uống là gìeating disorders là gì, triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa rối loạn ăn uống, hy vọng với bài viết trên IVIE - Bác sĩ ơi đã giải đáp cho bạn đầy đủ những thắc mắc này. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt và tinh thần tuyệt vời vì sức khỏe là vốn quý nhất của chúng ta trong cuộc sống!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 13/03/2023 - Cập nhật 13/03/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

11 Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai, cách chữa trị

11 Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai, cách chữa trị

Phụ nữ khi mang thai có rất nhiều thay đổi trong cơ thể, có nguy cơ mắc nhiều bệnh thai kì: viêm lợi, tiểu đường,....Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn dễ mắc bệnh ...

04/04/2023

2492 Lượt xem

7 Phút đọc

Thường xuyên bị khó chịu trong người có phải là bệnh?

Thường xuyên bị khó chịu trong người có phải là bệnh?

Khó chịu là cảm giác tương đối phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn khó chịu ...

23/03/2023

2771 Lượt xem

8 Phút đọc

Cách giảm căng thẳng ai cũng có thể làm được

Cách giảm căng thẳng ai cũng có thể làm được

Cuộc sống hàng ngày với nhiều áp lực, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những đợt căng thẳng, từ nặng đến nhẹ. Vậy phải làm cách nào để giảm...

16/03/2023

475 Lượt xem

9 Phút đọc

17 Dấu hiệu (triệu chứng) stress cần được điều trị sớm

17 Dấu hiệu (triệu chứng) stress cần được điều trị sớm

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, khi những nhu cầu cơ bản như ăn- mặc- nghỉ ngơi đã được đáp ứng đầy đủ, thì con người lại càng quan tâm nhiều hơn đến...

13/03/2023

13340 Lượt xem

9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG