Cuộc sống hàng ngày với nhiều áp lực, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những đợt căng thẳng, từ nặng đến nhẹ. Vậy phải làm cách nào để giảm căng thẳng, có một cuộc sống vui vẻ, lành mạnh và hạnh phúc. Hôm nay, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ gợi ý cho bạn một số cách giảm bớt căng thẳng nhé!
1. Nguyên nhân gây căng thẳng trong cuộc sống
Trước khi tìm biện pháp giảm căng thẳng chúng ta cần tìm hiểu bắt đầu từ nguồn gốc nguyên nhân gây ra căng thẳng. Trạng thái căng thẳng thường được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể:
-
Môi trường: Việc thay đổi thời tiết, ô nhiễm khí hậu, ô nhiễm tiếng ồn… có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng. Ngoài ra, việc thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc cũng dễ khiến con người stress hoặc stress nặng, căng thẳng trong việc thích nghi.
-
Gia đình và xã hội: Những điều không vui vẻ, không thuận lợi trong các mối quan hệ người thân, bạn bè, đồng nghiệp là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra căng thẳng.
-
Thể chất: Cơ thể đang mắc bệnh, mệt mỏi, đau ốm hay thiếu dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng gây ra căng thẳng.
-
Bệnh tâm lý: Hiện tại, người ta đã phát hiện ra nhiều chứng bệnh tâm lý như: trầm cảm, tâm thần phân liệt, ám ảnh lưỡng cực… các bệnh tâm lý đó có thể gây ra tình trạng căng thẳng thường xuyên, dễ lo lắng, dễ cáu giận.
Môi trường, gia đình, xã hội, thể chất hay bệnh tâm lý là những nguyên nhân gây căng thẳng trong cuộc sống
2. Căng thẳng thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn ra sao?
Căng thẳng là trạng thái cảm xúc tiêu cực cho chính bản thân người mắc phải và những người xung quanh, nó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn:
Ảnh hưởng của căng thẳng đến thể chất
- Căng thẳng kéo dài làm cho quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể bị rối loạn, từ đó gây tích tụ cholesterol xấu trong máu, là nguy cơ gây nên các bệnh lý tim, mạch vành…
- Căng thẳng còn gây thiếu oxy ở tim, thành mạch, tổ chức do cơ chế tăng tiết catecholamin mà chủ yếu là adrenalin.
Căng thẳng kéo dài là nguy cơ gây nên các bệnh lý tim mạch
Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu trên những người gặp tình trạng căng thẳng thường xuyên, kết quả đã cho thấy căng thẳng là nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy những chứng bệnh sau:
-
Bệnh về thần kinh: Đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt,...
-
Bệnh tim mạch: tăng huyết áp đột ngột, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực hay nặng hơn là tai biến mạch máu não…
-
Bệnh tiêu hóa: chán ăn, nôn, buồn nôn, loét dạ dày, tá tràng, trào ngược thực quản, xuất huyết tiêu hóa…
-
Bệnh phụ khoa: Rối loạn nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt…
-
Bệnh cơ xương khớp: co cứng cơ, chuột rút, hay máy mắt, cảm giác kiến bò, đau lưng, đau vai, đau khớp. Căng thẳng kéo dài còn gây ra thoái hóa khớp thái dương hàm, gây ra tiếng lục cục khi đóng, mở miệng.
-
Thể trạng chung: thường xuyên mệt mỏi, uể oải, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hay dị ứng…
Ảnh hưởng của căng thẳng đến tinh thần
Không chỉ gây các tác động xấu lên sức khỏe thể chất mà căng thẳng còn làm xấu đi sức khỏe tinh thần và đời sống hàng ngày:
-
Suy giảm trí nhớ, rối loạn trí nhớ
-
Thường xuyên lo âu, suy nghĩ
-
Thay đổi cảm xúc nhanh chóng, dễ cáu gắt, dễ buồn phiền
-
Giảm giao tiếp với mọi người xung quanh, giảm yêu thích các hoạt động thể chất hay hoạt động tập thể, từ đó ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội
-
Giảm ham muốn tình dục
Căng thẳng gây suy giảm và rối loạn trí nhớ
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu xem nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng của mình là gì, sau đó loại bỏ nguyên nhân gốc rễ vấn đề, có như vậy thì các biện pháp giảm căng thẳng mới phát huy hiệu quả.
3. 10 cách giảm căng thẳng đơn giản dành cho bạn
Căng thẳng gây ra nhiều hệ quả xấu cho cơ thể như vậy, nên chúng ta cần xác định tình trạng của mình sớm và tìm cách giảm căng thẳng. Sau đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ gợi ý cho bạn 10 cách đơn giản giúp giảm căng thẳng hiệu quả:
Ăn uống lành mạnh
Việc ăn uống lành mạnh không chỉ làm cho cơ thể nhẹ nhàng, tiêu hóa tốt hơn mà còn giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng. Bạn nên ăn đúng bữa, đúng giờ với lượng thức ăn vừa đủ, tránh ăn quá nhiều hay quá ít.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, sữa chua cũng là một cách hiệu quả giúp thanh lọc cơ thể, giảm căng thẳng. Ngược lại, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, dồ ngọt là những thứ có thể cải thiện tâm trạng nhất thời nhưng lại gây ra nhiều hậu quả xấu đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
Ăn uống lành mạnh giúp tinh thần thoải mái
Tích cực tập luyện thể dục thể thao
Vận động thể chất, toát mồ hôi sẽ giúp não bộ sản sinh endorphin và serotonin giúp giảm đau nhức cơ xương, tinh thần sảng khoái, vui vẻ. Ngoài ra, endorphin và serotonin tăng còn góp phần giảm nồng độ các hormone cortisol, epinephrine hormone gây ra stress. Một số môn thể thao mà bạn có thể tập luyện hàng ngày giúp giảm căng thẳng như: chạy bộ, yoga, bơi lội…
Ngủ đủ giấc
Ngủ đúng giờ và đủ giấc là một phương pháp đơn giản giúp giảm căng thẳng. Bạn nên ngủ 7-8 tiếng một ngày, không nên ngủ quá nhiều cũng như quá ít, thời gian đi ngủ buổi tối lý tưởng là 11 giờ, vì đây là thời gian các hệ cơ quan trong cơ thể bắt đầu làm việc đào thải, thanh lọc cơ thể. Ngủ đủ giấc còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện trí nhớ, chống lão hóa và tăng tuổi thọ.
Ngủ đúng giờ và đủ giấc là một phương pháp đơn giản giúp giảm căng thẳng
Hoạt động giải trí lành mạnh
Ngoài tập thể dục, bạn nên có thêm các thói quen tốt, vừa giúp phát triển bản thân vừa giảm căng thẳng. Thay vì lướt web quá nhiều, bạn có thể đọc sách, nghe nhạc hoặc trồng cây hay đi du lịch. Đây đều là những thói quen tốt, không chỉ giúp giảm bớt căng thẳng mà còn giúp phát triển bản thân mỗi ngày.
Suy nghĩ tích cực, lạc quan
Bạn hãy thử dành một ngày nghỉ ngơi, loại bỏ hết những lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thả lỏng bản thân. Suy nghĩ tích cực chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn giảm căng thẳng, có một cuộc sống vui tươi, hạnh phúc.
Suy nghĩ tích cực, lạc quan thả lỏng bản thân giúp bạn giảm căng thẳng
Hạn chế sử dụng chất kích thích
Stress, căng thẳng dễ khiến bạn làm quen và lạm dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, …. Những thứ này có thể khiến bạn cảm thấy thư giãn trong thời gian ngắn, nhưng lại gây ra hậu quả xấu đến sức khỏe và tinh thần nếu như lạm dụng.
Tham gia các hoạt động xã hội
Bạn nên gặp gỡ bạn bè, người thân, những người có nguồn năng lượng tích cực hay tham gia các workshop, vừa bổ ích vừa giúp giảm căng thẳng. Gặp gỡ các mối quan hệ mới, bạn sẽ có thể thoát ra khỏi vùng an toàn và cả những vòng lặp tiêu cực của mình.
Massage, xông hơi
Thư giãn cơ là biện pháp tốt giúp cơ thể thư giãn, sảng khoái, từ đó giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Trong y học cổ truyền, xông hơi cũng là một biện pháp chữa bệnh, làm giảm nguy cơ đột quỵ, tăng tuổi thọ.
Massage là biện pháp tốt giúp cơ thể thư giãn
Tâm sự, nói chuyện với những người bạn tin tưởng
Khi tâm sự, nói ra được những muộn phiền, lo âu, bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng hon và giảm bớt căng thẳng, không chỉ thế, bạn còn có thể tìm được những lời khuyên bổ ích cho vấn đề bạn đang mắc phải.
Ngồi thiền
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ngồi thiền 25 phút mỗi ngày sẽ giúp cho bạn giảm căng thẳng và tăng khả năng chịu đựng căng thẳng của bạn lên gấp nhiều lần. Thiền cũng giúp bạn ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn và có tinh thần nhẹ nhõm.
Ngồi thiền 25 phút mỗi ngày sẽ giúp cho bạn giảm căng thẳng
4. Tư vấn và khám stress ở đâu tốt tại Hà Nội?
Nếu tình trạng căng thẳng ngày càng trở nên trầm trọng, bạn nên đi khám và tư vấn bác sĩ tâm lý để được giải quyết. Một số cơ sở y tế uy tín khám stress tại Hà Nội bạn có thể tham khảo:
-
Viện Sức khoẻ Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
-
Phòng khám Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
-
Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa: 37 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa khám, tư vấn và điều trị về Sức khỏe Tâm thần
Danh sách bác sĩ khám stress giỏi
Để được tư vấn và điều trị, bạn nên khám với bác sĩ chuyên khoa tâm lý uy tín, các bác sĩ và chuyên gia sẽ đưa ra cho bạn các lời khuyên về sức khỏe hữu ích, giúp điều trị stress theo chuẩn y học. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn một số bác sĩ tâm lý giỏi dưới đây:
Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại Hà Nội
Khám stress online với bác sĩ tâm lý tại nhà
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn tư vấn tâm lý từ xa tại nhà, đây là hình thức khám chữa bệnh tâm lý từ xa, thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và tiến hành từng bước điều trị, đây là liệu pháp hữu hiệu được nhiều người sử dụng. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý các bác sĩ tư vấn từ xa có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.
-
ThS. Bác sĩ tâm lý Lê Thị Phương Thảo: Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, 10 năm kinh nghiệm khám, điều trị bệnh tâm lý như: rối loạn tâm lý, tâm thần ở người trưởng thành và trẻ em.
-
ThS. Bác sĩ tâm lý Trịnh Thị Vân Anh: Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Bác sĩ Vân Anh, 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm thần - tâm lý, chuyên sâu điều trị các bệnh lý
Tư vấn tâm lý từ xa, liệu pháp điều trị tại nhà
Để tư vấn cùng bác sĩ online, bạn tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi về điện thoại và thực hiện theo các bước dưới đây:
-
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi, đăng lý, đăng nhập bằng số điện thoại
-
Tại trang chủ, chọn Đặt hẹn bác sĩ, tìm kiếm tên bác sĩ hoặc tìm kiếm theo chuyên khoa, triệu chứng
-
Nhấn Tư vấn trực tuyến, chọn thời gian mong muốn, điền mô tả triệu chứng và nhấn Đặt khám
-
Lựa chọn phương thức thanh toán và xác nhận
-
Đến thời gian khám, tại trang chủ chọn Lịch hẹn và nhấn gọi video để kết nối với bác sĩ để được tư vấn online
Tải app
Hướng dẫn tư vấn y tế từ xa trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
Giảm căng thẳng quan trọng nhất là bạn cần nhận ra tình trạng của mình sớm, nhận biết được các dấu hiệu stress và luôn cố gắng khắc phục nó đúng cách. Suy nghĩ tích cực sẽ là chìa khóa giúp bạn giảm căng thẳng, có một cuộc sống vui tươi, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng. IVIE- Bác sĩ ơi chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn không chỉ có một sức khỏe tốt và còn có một tinh thần lạc quan, vui vẻ nhất!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.