Nội dung chính
  • 1. Bị khó chịu trong người làm cảm giác thế nào?
  • 2. Nguyên nhân gây khó chịu trong người
  • 3. Hay khó chịu trong người có thể gây ra bệnh gì? Có nguy hiểm không?
  • 4.  5 cách khoa học giúp giảm khó chịu trong người
  • 5. Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ? Khám ở ở đâu?
Nội dung chính
  • 1. Bị khó chịu trong người làm cảm giác thế nào?
  • 2. Nguyên nhân gây khó chịu trong người
  • 3. Hay khó chịu trong người có thể gây ra bệnh gì? Có nguy hiểm không?
  • 4.  5 cách khoa học giúp giảm khó chịu trong người
  • 5. Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ? Khám ở ở đâu?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thường xuyên bị khó chịu trong người có phải là bệnh?

Khó chịu là cảm giác tương đối phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn khó chịu trong người một cách thường xuyên với tần suất cao, có thể bạn đã gặp tình trạng căng thẳng, stress hay một số bệnh lý mạn tính khác, cần được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ, chuyên gia. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu về tình trạng khó chịu trong người, nguyên nhân và các điều trị.
Nội dung chính
  • 1. Bị khó chịu trong người làm cảm giác thế nào?
  • 2. Nguyên nhân gây khó chịu trong người
  • 3. Hay khó chịu trong người có thể gây ra bệnh gì? Có nguy hiểm không?
  • 4.  5 cách khoa học giúp giảm khó chịu trong người
  • 5. Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ? Khám ở ở đâu?

1. Bị khó chịu trong người làm cảm giác thế nào?

Khó chịu trong người là cảm giác không thoải mái, thậm chí là cáu gắt, nhưng đây không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng tâm lý. Khó chịu trong người có thể là triệu chứng của các bệnh liên quan đến sức khỏe thể chất, cũng có thể do nguyên nhân từ vấn đề tâm lý, xã hội. Triệu chứng khó chịu trong người có thể gặp ở mọi đối tượng khác nhau với những biểu hiện khác nhau, có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, kéo dài. 

Khó chịu trong người là cảm giác không thoải mái, thậm chí là cáu gắt

Khó chịu trong người là cảm giác không thoải mái, thậm chí là cáu gắt

2. Nguyên nhân gây khó chịu trong người

Thường xuyên khó chịu trong người là một triệu chứng mơ hồ không điển hình, vì thế rất khó để có thể xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau đây, IVIE- Bác sĩ ơi sẽ liệt kê một số bệnh phổ biến có thể dẫn đến khó chịu:

  • Thiếu máu: Thiếu máu khiến cho việc cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể bị suy giảm, khiến cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, uể oải. Ngoài ra, thiếu máu còn gây ra triệu chứng da nhợt nhạt, rụng tóc, lạnh tay chân, và dễ khó chịu.

  • Bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường có triệu chứng điển hình là thường xuyên đói, khát nhiều, tiểu tiện nhiều và sụt cân bất thường, ngoài ra còn gây khó chịu trong người kéo dài.

  • Bệnh đường hô hấp: Các triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản hay viêm đường hô hấp cấp khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể giảm, gây mệt mỏi, khó chịu, uể oải.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính là nguyên nhân gây khó chịu trong người

Hội chứng mệt mỏi mạn tính là nguyên nhân gây khó chịu trong người

  • Hội chứng mệt mỏi mạn tính: Là một hội chứng biểu hiện bằng việc người bệnh mệt mỏi kéo dài dù đang ở trạng thái nghỉ ngơi, không làm việc nặng nhọc.

  • Bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp là cơ quan tiết hormone điều tiết các hoạt động của cơ thể. Khi có rối loạn tại tuyến giáp, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể sẽ bị rối loạn, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, khó chịu.

  • Suy tuyến thượng thận: Tuyến thượng thận cũng là một tuyến tiết hormone giúp điều hòa các hoạt động cơ thể, vì vậy suy tuyến thượng thận sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau: da, cơ, tim, gan, thận…, nó còn gây biểu hiện mệt mỏi kéo dài, thường xuyên.

  • Thiếu vitamin B12: Vitamin B12 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể, có vai trò hình thành hồng cầu, duy trì sức khỏe não bộ, thần kinh, điều hòa quá trình trao đổi chất và hệ miễn dịch. Vì vậy, thiếu vitamin B12 dễ gây ra mệt mỏi, ủ rũ, khó chịu trong người.

  • Bệnh trầm cảm: Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý, thường gây ra bởi một cú sốc tâm lý nào đó trong cuộc sống, khiến người bệnh trở nên suy nghĩ nhiều, nghĩ tiêu cực, buồn bã, khó chịu, cáu gắt với những người xung quanh hay thu mình lại, tự dằn vặt bản thân.

Bệnh trầm cảm khiến bạn tiêu cực, buồn bã và khó chịu

Bệnh trầm cảm khiến bạn tiêu cực, buồn bã và khó chịu

Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể gây ra khó chịu trong người thường xuyên, ngoài ra khó chịu còn có thể do nhiều nguyên nhân ngoại cảnh khác như: stress, stress nặng, áp lực trong cuộc sống, thay đổi môi trường….

3. Hay khó chịu trong người có thể gây ra bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trạng thái tinh thần không thoải mái, khó chịu trong người có thể dẫn đến nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về tâm lý. Nếu khó chịu trong người đi kèm với một số dấu hiệu như: đau nhức không rõ nguyên nhân, mất ngủ, rối loạn ăn uống, mệt mỏi, mất tập trung, buồn bã, ủ rũ.... thì đây là những cảnh báo đầu tiên cho thấy bạn đang mắc bệnh trầm cảm. 

Bệnh trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần, với nhiều cấp độ: nhẹ, vừa, nặng, nếu kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe tinh thần mà cả sức khỏe thể chất, tác động xấu đến cuộc sống và công việc của bạn như; khó giao tiếp, xa lánh các mối quan hệ xã hội. Nếu không được tư vấn và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Đối tượng mắc bệnh trầm cảm thường là lứa tuổi từ 18 - 45 tuổi

Đối tượng mắc bệnh trầm cảm thường là lứa tuổi từ 18 - 45 tuổi

Hàng năm, theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, trung bình có 850.000 người chết vì bệnh trầm cảm. Đối tượng mắc bệnh trầm cảm thường là lứa tuổi từ 18 - 45 tuổi, tuy nhiên có thể gặp ở tất cả mọi người. Vì vậy, chúng ta cần phát hiện ra các triệu chứng khó chịu thường xuyên từ sớm và có cách xử trí phù hợp.

4.  5 cách khoa học giúp giảm khó chịu trong người

Để giảm khó chịu trong người, chúng ta có nhiều cách khác nhau, trong bài viết hôm nay, IVIE- Bác sĩ ơi sẽ chia sẻ cho độc giả 5 cách theo khoa học giúp giảm khó chịu trong người:

  • Trước hết, bạn cần xác định được nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó chịu trong người đến từ nguyên nhân sức khỏe thể chất bên trong hay nguyên nhân bên ngoài. Để làm được điều đó, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát tại các bệnh viện, từ đó có hướng xử trí và điều trị phù hợp.

  • Sử dụng các chất như caffein, modafinil: Các chất này có thể giúp bạn thư giãn, giảm bớt khó chịu trong thời gian ngắn, tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài và lạm dụng sẽ gây hại cho sức khỏe.

Xây dựng chế độ ăn phù hợp giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thư thái

Xây dựng chế độ ăn phù hợp giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thư thái

  • Xây dựng chế độ ăn phù hợp: Bạn nên ăn đủ các nhóm chất, ăn nhiều rau xanh và trái cây, ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin D3 nếu bạn thiếu tiếp xúc với ánh nắng mỗi buổi sáng. Việc có một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần nhẹ nhõm và thư thái.

  • Tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày: tập luyện thể thao không chỉ giúp bạn có cơ thể săn chắc, khỏe mạnh, dẻo dai mà còn là một liệu pháp thư giãn tinh thần hiệu quả, giảm lo âu và khó chịu.

  • Xác định sự khó chịu, căng thẳng của bạn bằng cách viết ra giấy hoặc nhật kí: Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể dành ra 15 phút để viết lại những thứ khiến tâm trạng của bạn tiêu cực, khoanh tròn thứ bạn đã kiểm soát được và tìm giải pháp cho những thứ chưa kiểm soát được. 

5. Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ? Khám ở ở đâu?

Thông thường, các triệu chứng khó chịu sẽ giảm bớt khi thực hiện các liệu pháp trên. Tuy nhiên, nếu khó chịu kéo dài và không thay đổi khi thực hiện, bạn nên đi khám bác sĩ tâm lý để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề mình đang mắc phải và được điều trị đúng cách. Các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm, các test tâm lý để xác định chính xác tình trạng của bạn. Nếu các triệu chứng của bạn hướng đến bệnh trầm cảm, bạn có thể được kê đơn thuốc chống trầm cảm và thực hiện liệu pháp hành vi nhận thức.

Khám với bác sĩ tâm lý để hiểu rõ hơn về vấn đề mình đang mắc phải và được điều trị đúng cách

Khám với bác sĩ tâm lý để hiểu rõ hơn về vấn đề mình đang mắc phải và được điều trị đúng cách

Một số cơ sở y tế uy tín khám sức khỏe tâm thần tại Hà Nội bạn có thể tham khảo:

  • Viện Sức khoẻ Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội

  • Phòng khám Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

  • Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa: 37 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Đặt lịch khám tâm lý


Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa

Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa khám, tư vấn và điều trị về Sức khỏe Tâm thần

Danh sách bác sĩ khám sức khỏe tâm thần giỏi

Để được tư vấn và điều trị, bạn nên khám với bác sĩ chuyên khoa tâm lý uy tín, các bác sĩ và chuyên gia sẽ đưa ra cho bạn các lời khuyên về sức khỏe hữu ích, giúp điều trị các bệnh tâm lý, tâm thần theo chuẩn y học. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn một số bác sĩ tâm thần giỏi ở Hà Nội dưới đây:

1900 3367

Bác sĩ tâm lý giỏi tại Hà Nội

Một số bác sĩ tâm lý, tâm thần giỏi tại Hà Nội

Khám online với bác sĩ tâm lý tại nhà

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn khám tâm lý online tại nhà, đây là hình thức khám chữa bệnh tâm lý từ xa, thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và tiến hành từng bước điều trị, đây là liệu pháp hữu hiệu được nhiều người sử dụng. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý các bác sĩ tâm lý online có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.

  • ThS. Bác sĩ tâm lý Lê Thị Phương Thảo: Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, 10 năm kinh nghiệm khám, điều trị bệnh tâm lý như: rối loạn tâm lý, tâm thần ở người trưởng thành và trẻ em.

  • ThS. Bác sĩ tâm lý Trịnh Thị Vân Anh: Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Bác sĩ Vân Anh, 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm thần - tâm lý, chuyên sâu điều trị các bệnh lý

Bác sĩ tâm lý online luôn đồng cảm với người bệnh

Khám tâm lý online, liệu pháp điều trị tại nhà

Để tư vấn cùng bác sĩ online, bạn tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi về điện thoại và thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi, đăng ký, đăng nhập bằng số điện thoại

  • Tại trang chủ, chọn Đặt hẹn bác sĩ, tìm kiếm tên bác sĩ hoặc tìm kiếm theo chuyên khoa, triệu chứng

  • Nhấn Tư vấn trực tuyến, chọn thời gian mong muốn, điền mô tả triệu chứng và nhấn Đặt khám

  • Lựa chọn phương thức thanh toán và xác nhận

  • Đến thời gian khám, tại trang chủ chọn Lịch hẹn và nhấn gọi video để kết nối với bác sĩ để được tư vấn online 

Tải app

Hướng dẫn khám online trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Hướng dẫn khám online trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Khó chịu trong người không phải là bệnh mà là một triệu chứng đến từ các bệnh như: thiếu máu, suy thượng thận, rối loạn nội tiết hoặc do các vấn đề tâm lý. Trong trường hợp khó chịu kéo dài bạn nên khám và tư vấn bởi bác sĩ để có những lời khuyên, điều trị phù hợp. Hy vọng sau bài chia sẻ kiến thức của IVIE - Bác sĩ ơi, bạn đã hiểu thêm về tình trạng thường xuyên khó chịu trong người và khắc phục giúp cơ thể luôn vui vẻ, tràn đầy năng lượng. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/03/2023 - Cập nhật 23/03/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

11 Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai, cách chữa trị

11 Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai, cách chữa trị

Phụ nữ khi mang thai có rất nhiều thay đổi trong cơ thể, có nguy cơ mắc nhiều bệnh thai kì: viêm lợi, tiểu đường,....Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn dễ mắc bệnh ...

04/04/2023

2533 Lượt xem

7 Phút đọc

Thường xuyên bị khó chịu trong người có phải là bệnh?

Thường xuyên bị khó chịu trong người có phải là bệnh?

Khó chịu là cảm giác tương đối phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn khó chịu ...

23/03/2023

2811 Lượt xem

8 Phút đọc

Cách giảm căng thẳng ai cũng có thể làm được

Cách giảm căng thẳng ai cũng có thể làm được

Cuộc sống hàng ngày với nhiều áp lực, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những đợt căng thẳng, từ nặng đến nhẹ. Vậy phải làm cách nào để giảm...

16/03/2023

484 Lượt xem

9 Phút đọc

17 Dấu hiệu (triệu chứng) stress cần được điều trị sớm

17 Dấu hiệu (triệu chứng) stress cần được điều trị sớm

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, khi những nhu cầu cơ bản như ăn- mặc- nghỉ ngơi đã được đáp ứng đầy đủ, thì con người lại càng quan tâm nhiều hơn đến...

13/03/2023

13449 Lượt xem

9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG