Rối loạn phân ly là bệnh lý chiếm tỷ lệ mắc bệnh 0,3-0,5% trong dân số. Bệnh thuộc nhóm các bệnh lý tâm thần. Số bệnh nhân nữ mắc phải nhiều hơn bệnh nhân nam. Đặc biệt, triệu chứng rối loạn phân ly rất đa dạng, biểu hiện bệnh phong phú trên từng người bệnh. Khiến quá trình chẩn đoán và điều trị thường gặp khá nhiều khó khăn.
1. Rối loạn phân ly là bệnh lý?
Rối loạn phân ly có biểu hiện bệnh khá đa dạng, phong phú.
- Phân ly có nghĩa là không đi đội, không ăn khớp. Rối loạn phân ly là rối loạn trong đó có sự không ăn khớp giữa triệu chứng cơ thể với tổn thương nằm bên dưới (thường phải đi đôi với triệu chứng cơ thể này).
Ví dụ, trong mủ phân ly: người bệnh không nhìn thấy gì nhưng phản xạ đồng tử với ánh sáng vẫn bình thường, soi đáy mắt không thấy một tổn thương nào cả.
- Trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10), rối loạn phân ly còn có tên gọi nữa là rối loạn chuyển đi. Chuyển di ở đây có nghĩa là những căng thẳng, những cảm xúc khó chịu của người bệnh do các sang chấn tâm lý (stress) hay các xung đột nội tâm gây ra không giải quyết được nên chuyển thành các triệu chứng cơ thể hay tâm thần thể hiện ra bên ngoài.
- Từ năm 1992, bảng phân loại bệnh Quốc tế 10 đề nghị đổi tên gọi là rối loạn phân ly: gồm 2 nhóm rối loạn: nhóm các rối loạn tâm thần và nhóm các rối loạn cơ thể.
Rối loạn phân ly từ xa xưa được gọi là bệnh tâm Hysterist.
- Nhóm các rối loạn tâm thần bao gồm:
- F44.0: quên phân ly.
- F44.1: trốn nhà phân ly.
- F44.2: sững sờ phân ly.
- F44.3: các rối loạn lên đồng và bị xâm nhập
- Nhóm các rối loạn cơ thể bao gồm:
- F44.4; các rối loạn vận động phân ly.
- F44,5: có giật phân ly.
- F44,6; tệ và mất cảm giác, giác quan phân ly.
2. Đặc điểm chung của bệnh rối loạn phân ly
Rối loạn phân ly gặp ở những người bệnh có đặc điểm sau:
- Bệnh có căn nguyên tâm lý.
- Nhân cách tiền bệnh lý đóng vai trò quan trọng.
- Bệnh thường gặp ở nữ với tỷ lệ nữ/nam là 2/1,
- Bệnh có tính gia đình.
- Thường gặp hơn trong tầng lớp kinh tế-xã hội thấp kém, trình độ học vấn thấp.
- Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là các triệu chứng chức năng.
- Điều trị bằng liệu pháp tâm lý có kết quả rõ rệt.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn phân ly chủ yếu do hai vấn đề là sang chấn tâm lý và đặc điểm nhân cách của người bệnh
a. Sang chấn tâm lý (stress)
Trong rối loạn phân ly có sự kết hợp chặt chẽ giữa thời gian xuất hiện triệu chứng với sự kiện gây stress, thường là những sự kiện người bệnh không chịu đựng được và hoặc không giải quyết được.
Rối loạn phân ly thường xuất hiện ngay lập tức hay một thời gian ngắn sau tác động của stress.
Vì vậy, trong nhiều trường hợp thầy thuốc có thể phỏng đoán và lý giải phương thức mà người bệnh sử dụng để giải quyết một stress mà người bệnh không chịu đựng được.
Tuy nhiên, trong cơ chế xuất hiện rối loạn phân ly, vai trò của nhân cách quan trọng hơn vai trò của sang chấn tâm lý.
b. Các đặc điểm nhân cách của người bệnh
Tiêu chuẩn chẩn đoán nhân cách bệnh phân ly theo ICD 10
Để giúp cho các thầy thuốc làm chẩn đoán nhân cách bệnh phân ly thống nhất và dễ dàng, ICD10 đã đưa ra 6 tiêu chuẩn chẩn đoán sau:
Một rối loạn nhân cách có đặc trưng: (bao gồm nhân cách hysteria và tinh trẻ con)
- Tự bi thảm hoá, kịch tính, biểu hiện cảm xúc thái quá.
- Tính dễ bị ám thị, dễ bị ảnh hưởng của người khác hoặc các hoàn cảnh.
- Cảm xúc nông cạn và không ổn định,
- Tìm kiếm liên tục sự kích thích, sự đánh giá cao của người khác và những hoạt động trong đó người bệnh là trung tâm của sự chú ý.
- Sự quyến rũ không thích hợp trong dáng điệu và hành vi.
- Quan tâm quá mức đến sự quyến rũ của cơ thể. Những nét kết hợp có thể là tính vị kỷ, dễ dãi với mình, luôn khát khao được khen ngợi, cảm thấy dễ tự ái và những thành vị mưu mỏ dại cũng để thực hiện những đòi hỏi riêng của mình.
4. Đặc điểm biểu hiện cơ thể thường gặp
Rối loạn phân ly biểu hiện cơ thể thường gặp đối với bệnh nhân:
Rối loạn phân lý chia làm 2 cơn: cấp và kéo dài.
a. Các cơn cấp
- Chiếm hơn 50% các cơn.
- Có thể riêng biệt hoặc kết hợp với các biểu hiện khác.
- Cơn nói chung ngắn, liên quan trực tiếp tới tình trạng xung đột,
- Biểu hiện thường gặp là:
+ Các cơn co giật: cần phân biệt với các cơn co giật giống động kinh, uốn ván, hạ calci máu…
+ Các cơn ngất xỉu.
+ Hiếm gặp hơn là các cơn ngất tập thể.
+ Các cơn cảm xúc: ý thức chỉ rối loạn một phần, giống như cơn hoàng hôn.
b. Các cơn kéo dài
- Thưởng biểu hiện ở các cơ quan vận động, cảm giác, tri giác.
- Có thể biểu hiện riêng rẽ hoặc kết hợp.
- Biểu hiện về vận động:
- Các loại liệt cứng, mềm, vị trí khác nhau...
- Rối loạn phát âm: câm phân ly.
- Rối loạn đứng và đi.
- Co cứng cơ, co thắt cơ.
- Các cử động bất thường khác.
- Biểu hiện về giác quan:
- Mù phân ly.
- Điếc phân ly.
- Biểu hiện về cảm giác:
- Tê, mất cảm giác phân ly.
- Tăng cảm giác đau, ở các vị trí khác nhau.
- Biểu hiện ở hệ thống thần kinh thực vật:
- Co thắt các cơ trơn và cơ vòng.
- Rối loạn thần kinh vận mạch và dinh dưỡng.
- Mang thai phân ly: mất kinh, bụng to dần...
Khi gặp các triệu chứng rối loạn phân ly người bệnh cần đến khám chuyên khoa tâm thần để được bác sĩ chẩn đoán, thực hiện cận lâm sàng và được điều trị sớm giảm nguy cơ biến chứng về sau. Bạn cũng có thể gọi điện trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với Đội ngũ Bác Sĩ Ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.