Nội dung chính
  • 1. Bốn biểu hiện tâm thần thường gặp
  • 2. Những khó khăn khi chẩn đoán bệnh
  • 3. Điều trị bệnh rối loạn phân ly
  • 4. Dự phòng bệnh rối loạn phân ly
Nội dung chính
  • 1. Bốn biểu hiện tâm thần thường gặp
  • 2. Những khó khăn khi chẩn đoán bệnh
  • 3. Điều trị bệnh rối loạn phân ly
  • 4. Dự phòng bệnh rối loạn phân ly
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Rối loạn phân ly: 4 biểu hiện tâm thần thường gặp cần lưu ý

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Rối loạn phân ly là bệnh lý dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường. Thời gian biểu hiện bệnh thường là vài giờ thì tự hết nên bệnh nhân thường không được thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh. Những bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lặp đi lặp lại với mức độ càng ngày càng nghiêm trọng dẫn đến nguy hiểm khôn lường: liệt, mù, điếc,...
Nội dung chính
  • 1. Bốn biểu hiện tâm thần thường gặp
  • 2. Những khó khăn khi chẩn đoán bệnh
  • 3. Điều trị bệnh rối loạn phân ly
  • 4. Dự phòng bệnh rối loạn phân ly

1. Bốn biểu hiện tâm thần thường gặp

Rối loạn phân ly thường biểu hiện trên bệnh nhân qua đặc điểm:

- Các rối loạn tâm thần thường gặp là: quên phân ly, trốn nhà phân ly, sững sờ phân ly, rối loạn lên đồng và bị xâm nhập.

- Nhận tổ chẩn đoán chung là rối loạn phân ly là rối loạn tâm sinh của trí nhớ, của ý thức hoặc của sự nhận dạng và không có các tổn thương thực thể ấn bên dưới.

Rối loạn phân ly có biểu hiện bệnh đa dạng, phong phú.

Rối loạn phân ly có biểu hiện bệnh đa dạng, phong phú.

a. Quên phân ly

- Thường gặp nhất trong 4 loại nêu trên. 

- Thưởng xuất hiện sau một thảm họa hoặc sang chấn tâm lý trong chiến tranh. 

- Nữ nhiều hơn nam, thường ở thanh thiếu niên và người trẻ. 

- Biểu hiện: 

  • Quên đột ngột.
  • Quên thường tập trung vào các sự kiện gây sang chấn, thường là quên từng phần và có chọn lọc (chứng quên tuổi thơ)...
  • Quên thưởng thay đổi từng ngày và giữa các người khám khác nhau.
  • Người bệnh ý thức được sự quên này,

b. Trốn nhà phân ly

- Hiểm gặp hơn. 

- Thường xuất hiện sau một thảm họa hoặc sang chấn tâm lý trong chiến tranh. 

- Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ và tuổi khởi phát thường thay đổi.

- Lạm dụng rượu là một nhân tố thuận lợi.Thường gặp ở những người có nhân cách bệnh ranh giới, phân ly, dạng phân liệt.

- Biểu hiện:

  • Đột nhiên quên (phân ly) kết hợp với một chuyến đi, bề ngoài có vẻ có mục đích, không lú lẫn, tự chăm sóc được, thường xa chỗ ở.
  • Cũng có thể mất toàn bộ trí nhớ đối với các sự kiện của quá khứ và người bệnh không ý thức được về sự mất trí nhớ này.
  • Có thể mang đặc tính các nhân hoàn toàn mới, kỳ dị, thường trong vài ngày.
  • Có thể có bối rối và rối loạn định hướng trong chuyến đi. . 
  • Cơn thường ngắn trong vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài hằng tháng, đi rất xa chỗ ở.
  • Phục hồi tự phát và nhanh chóng, ít tái phát.
  • Cần phân biệt với cơn hoàng hôn trong động kinh thái dương.

c. Sững sờ phân ly

- Thường gặp sau những sự kiện gây sang chấn tâm lý gần đây hoặc những vấn đề xã hội hay trong quan hệ giữa các cá nhân.

- Giảm hoặc bất động ngay cả khi có các kích thích bên ngoài.

- Giữ nguyên tư thế trong thời gian dài. 

- Không nói, không cử động.

Thời gian xảy ra bệnh thường sau sang chấn tâm lý.

Thời gian xảy ra bệnh thường sau sang chấn tâm lý.

- Có thể nhắm mắt hoặc mở mắt, có cử động nhãn cầu phối hợp chứng tỏ người bệnh không ngủ cũng như không mất ý thức.

- Cần phân biệt với sững sở cảng trường lực của tâm thần phân liệt và sững sở trầm cảm hoặc hưng cảm. 

d. Các rối loạn lên đồng và bị xâm nhập

- Không phải là hiếm như quan niệm trước kia. 

- Thường gặp ở thanh thiếu niên và người trẻ, nữ nhiều hơn nam. 

- Biểu hiện:

  • Tồn tại trên cùng một đối tượng nhiều nhân cách khác nhau (thường là nhân cách đôi), các hành vi và tư duy thay đổi phù hợp với nhân cách đang xuất hiện. 
  • Có sự chuyển đổi đột nhiên từ nhân cách này sang nhân cách khác.
  • Nói chung đang ở nhân cách này thì quên nhân cách vừa diễn ra trước đó.

- Thường có khuynh hướng mạn tính và hồi phục không hoàn toàn.

2. Những khó khăn khi chẩn đoán bệnh

Rối loạn phân ly khi tiến hành chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác gặp rất nhiều khó khăn do:

- Thầy thuốc phải phân biệt bệnh tâm căn phân ly với quá nhiều bệnh cơ thể và bệnh tâm thần thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau.

- Rối loạn phân ly có thể xuất hiện đồng thời trong một bệnh cơ thể khác. Ví dụ như co giật phân ly có thể xuất hiện đồng thời với bệnh động kinh.

- Rối loạn phân ly có thể xuất hiện theo cơ chế khái quát hóa kích thích ban đầu, khó tìm ra sang chấn tâm lý gây bệnh. 

3. Điều trị bệnh rối loạn phân ly

- Liệu pháp hóa dược: ngắn hạn, tránh lệ thuộc vào thuốc

  • Điều trị các triệu chứng cơ thể và tâm thần nhẹ, nhất thời như mất ngủ, lo âu trầm cảm tâm sinh, các rối loạn thực vật nội tạng…
  • Các thuốc thường được sử dụng: các thuốc giải lo âu, chống trầm cảm gây yên dịu và giải lo âu.

- Liệu pháp tâm lý: cần được duy trì lâu dài

  • Ám thị khi thức hoặc ám thị trong giấc ngủ thôi miên. 
  • Tập thư giãn, thở khi công. 
  • Liệu pháp gia đình và nhận thức hành vi.

4. Dự phòng bệnh rối loạn phân ly

Rối loạn phân ly là bệnh lý không thể điều trị trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, sự hỗ trợ đến từ gia đình là điều tất yếu và hết sức cần thiết. 

Bệnh không thể điều trị trong khoảng thời gian ngắn.

Bệnh không thể điều trị trong khoảng thời gian ngắn.

Một số phương pháp dự phòng bệnh rối loạn phân ly:

  • Bồi dưỡng nhân cách, tạo sự thích nghi cao. 
  • Tránh các sang chấn tâm lý như có thể.

Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu và nhược điểm. Vì vậy khi điều trị bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Vì vậy bạn cần tìm kiếm các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín với các bác sĩ có chuyên môn cao. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch cùng bác sĩ, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

Icon thời gian
28/03/2022
5812 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Biểu hiện ảnh hưởng của rối loạn tổng hợp giác quan

Tri giác là một quá trình nhận thức cao hơn, có tính chất tổng hợp, phức tạp, chứ không phải chỉ là tổng số đơn giản của cảm giác. Tri giác đúng hay sai còn...

Icon thời gian
28/03/2022
1091 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Các loại ảo giác thật thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. Ảo giác có thể có đủ các loại như ảo giác thật nhưng với các...

Icon thời gian
28/03/2022
8849 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Bệnh tâm thần là một bệnh xã hội, ngày càng phát triển trong các xã hội và có những điều kiện xã hội không thuận lợi và thiều quan tâm khắc phục. Ở nước ta với ...

Icon thời gian
27/03/2022
1396 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG