Ung thư dạ dày giai đoạn cuối không thể chữa khỏi và mọi phương pháp điều trị chỉ mang tính chất tạm thời. Hầu hết ở giai đoạn này ung thư dạ dày đều có triệu chứng lâm sàng điển hình và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về ung thư dạ dày giai đoạn cuối qua bài viết dưới đây.
1. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Hầu hết bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối đều có các triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Đây cũng là lý do khiến bệnh nhân đi khám và phát hiện bệnh. Trên thực tế con số này có thể lên tới 80% bệnh nhân.
Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.
1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng
1900 3367
Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân giai đoạn cuối:
a. Giảm cân
Dễ nhận biết nhất ở bệnh nhân ung thư là tình trạng giảm cân không kiểm soát được. Nguyên nhân thường do lượng calo không đủ vì tình trạng chán ăn, buồn nôn, đầy hơi...

Bệnh nhân sụt cân liên tục trong nhiều tháng.
Khi cân nặng sụt >10% trọng lượng cơ thể thì đây là một dấu hiệu đánh giá mức độ nặng của bệnh. Sụt cân sẽ đi kèm với da xanh xao, người nhợt nhạt thiếu sức sống.
Tìm hiểu thêm về: Hình ảnh ung thư dạ dày qua nội soi.
b. Đau bụng
Cơn đau ở vùng thượng vị tăng dần, đau mơ hồ không khu trú chính xác ở một vị trí nhất định. Lúc đầu cơn đau nhẹ nhàng nhưng càng về sau cơn đau càng nặng và tái phát liên tục. Mức độ đau tăng dần và có thể đau dữ dội nếu có tình trạng di căn phúc mạc.

Bệnh nhân có cơn đau ở vùng thượng vị.
c. Khó nuốt
90% bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn muộn có tình trạng khó nuốt. Bởi phần lớn khối ung thư thường nằm ở phần đầu tâm vị, sát thực quản. Khối u lớn gây hẹp lòng thực quản làm thức ăn không đi xuống dạ dày. Lúc đầu bệnh nhân khó nuốt với thức ăn đặt sau đó dẫn tới thức ăn lỏng và cuối cùng là nước.
d. Triệu chứng của di căn
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối di căn phổ biến nhất là gan, bề mặt phúc mạc và các hạch bạch huyết. Ngoài ra một tỷ lệ nhỏ hơn di căn buồng trứng, hệ thần kinh trung ương, xương, lồng ngực và các mô mềm khác. Khi di căn tới một cơ quan, các triệu chứng của cơ quan đó xuất hiện rầm rộ. Đôi khi rất khó để xác định vị trí u nguyên phát ở đâu.
- Di căn gan: các dấu hiệu thường gặp như vàng da, sờ thấy một khối u ở gan, đau vùng hạ sườn phải....
- Di căn phúc mạc hình ảnh cổ trướng là dấu hiệu đầu tiên. Sau đó có thể xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội do viêm nhiễm phúc mạc.
- Sờ thấy các hạch cứng, chắc, không đau và ít di động ở các khu vực như hạch thượng đòn trái.
- Hiếm hơn có thể thấy các bệnh nhân ung thư dạ dày có tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
2. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có nguy hiểm không?
Với câu hỏi “ung thư dạ dày giai đoạn cuối có nguy hiểm không?” thì câu trả lời chắc chắn là có. Mức độ nguy hiểm của bệnh phù thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh và các phương pháp điều trị. Tuy nhiên xét về mặt khách quan ung thư dạ dày giai đoạn cuối có tỷ lệ tử vong rất cao. Hầu như bệnh nhân đều tử vong trong vòng khoảng 1 năm sau đầu trị.
Tiên lượng bệnh chỉ mang tính chất tham khảo. Vì trên thực tế mỗi bệnh nhân đều có một diễn biến bệnh lý khác nhau. Do đó thời gian sống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Tìm hiểu thêm về các bệnh lý đường tiêu hóa khác
3. Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối cần làm gì để sống tốt hơn
Điều tốt nhất để làm đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối là nâng cao chất lượng sống. Thay vì gượng ép lựa chọn các phương pháp điều trị mà kết quả không mấy khả quan thì bác sĩ thường lựa chọn các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ. Điều này giúp bệnh nhân sống tốt với khoảng thời gian còn lại mà không phải chịu nhiều đau đớn.
Đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối để có thể kéo dài thời gian sống cần:
- Thay đổi suy nghĩ, không nên bi quan mà hãy sống lạc quan và yêu đời hơn. Một tinh thần thoải mái có thể là phép màu giúp bạn kéo dài thời gian sống.
- Tích cực tham gia các hoạt động vui chơi để tinh thần được thoải mái
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ở giai đoạn này bệnh nhân không cần kiêng cữ quá nhiều, có thể ăn những món ăn mà mình thích.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh.
- Tuân thủ phương pháp điều trị một cách khoa học. Không nên bỏ dỡ các liệu pháp điều trị. Mắc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng các liệu pháp hóa trị liệu đều có tác dụng ngăn ngừa sự tiến triển và di căn của khối u. Từ đó giúp kéo dài thời gian sống của người bệnh.
Trên đây là những thông tin về ung thư dạ dày giai đoạn cuối mà IVIE - Bác sĩ ơi muốn chia sẻ tới các bạn.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.