Dịch dạ dày hay còn gọi là dịch vị, là một hỗn hợp các chất do tuyến vị trong dạ dày tiết ra. Nó bao gồm các thành phần như acid chlohydric (HCl) và enzyme pepsin. Vậy hiện tượng dịch vị trào ngược cảnh báo điều gì? Cần làm gì để ngăn chặn?
1. Dịch vị dạ dày và những điều cần biết
Trong đó dịch dạ dày là sản phẩm của các tuyến dạ dày có nhiệm vụ chính trong việc tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa các chất . Khi bệnh lý đã có chuyển biến nặng lên, người bệnh cần lưu ý nhanh chóng thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên môn để tránh biến chứng xảy ra.
1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng
1900 3367

Dạ dày là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể.
Dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn có bản chất protein thành các dạng polypeptide đơn giản, dễ tiêu hóa hơn nhờ sự hiện diện của enzyme pepsin. Ngoài ra, chất nhầy sẽ bao bọc thức ăn giúp cho quá trình vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa dễ dàng hơn.
Dịch vị là 1 dịch thể thuần khiết, trong suốt có phản ứng acid và độ pH trung bình từ 2-3. Trong dịch vị có chứa 99,5% nước, 0,5% vật chất chất khô (chứa chất hữu cơ như: Protein, các enzyme như: acid lactic, ure, acid uric...và chất vô cơ: HCl, muối chloride, muối sunfat của các nguyên tố Ca, Na, K, Mg.
Có bốn loại tế bào trong tuyến vị:
- Tế bào chính: Có nhiệm vụ tiết ra pepsinogen - là dạng tiền enzym, chưa hoạt động.
- Tế bào viền: Các tế bào này có nhiệm vụ tiết ra HCl để tác động lên pepsinogen, biến chúng thành enzyme pepsin từ đó biến đổi protein thành các polypeptide đơn giản hơn.
- Tế bào cổ phễu: Tiết ra chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi tác động ăn mòn của HCl do tế bào viền tiết ra.
- Tế bào nội tiết: Tiết ra hormon gastrin để kích thích trở lại chính tuyến vị, điều hòa hoạt động của tuyến vị.
2. Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, có tên khoa học là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD). Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ thắt thực quản dưới sẽ giãn ra để thức ăn, các dịch lỏng di chuyển vào dạ dày. Sau đó cơ thắt này sẽ đóng lại.

Trào ngược dạ dày.
Triệu chứng dịch dạ dày trào ngược, cụ thể:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng với tần suất tăng dần, rạo rực khó chịu suốt ngày. Sau khi ợ có cảm giác đắng miệng hoặc chua. Ở một thời gian sau có thể thấy nóng rát ở cổ họng và xương trên xương ức.
- Có cảm giác nuốt nghẹn ở cổ, ăn được ít nhưng khó tiêu, khó nuốt, ăn xong có cảm giác đờm đầy cổ.
- Cảm giác có luồng hơi nóng đi lên cổ, gây khó chịu thậm chí đau rát.
- Đau tức ngực mỗi khi ăn no, nằm xuống. Đêm nằm có cảm giác có gì đó ngợp lên trên cổ, khó thở không ngủ được..
- Đắng miệng, buồn nôn, thậm chí nôn sau khi ăn vì cảm giác thức ăn bị mắc ở cổ họng.
- Ho nhiều về đêm và cả khi nằm xuống. Uống thuốc ho mãi mà không khỏi.
1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng
1900 3367
3. Biến chứng của trào ngược dịch vị dạ dày quản
Các triệu chứng dịch dạ dày ban đầu của bệnh trào ngược dạ dày diễn ra thầm lặng và với tần suất thưa vì thế người bệnh thường dễ bỏ qua nghĩ rằng biểu hiện sinh lý thông thường. Khi các triệu chứng xuất hiện rầm rộ thì nguy cơ gặp biến chứng đã rất cao, đặc biệt là biến chứng viêm loét thực quản. Dưới đây là những biến chứng thường gặp khi mắc chứng trào ngược dịch dạ dày- một trong những bệnh tiêu hóa nguy hiểm.
a. Viêm loét thực quản
Lớp niêm mạc của thực quản bị ăn mòn. Lớp nhầy bảo vệ mất đi tạo điều kiện cho axit dạ dày và các dịch vị khác kích thích thành thực quản, từ đó gây viêm hoặc thậm chí là hình thành vết loét tại đây.

Buồn nôn.
b. Chít hẹp thực quản
Đây là tình trạng 1 phần nào đó của thực quản bị tổn thương khiến lòng thực quản bị chít hẹp dẫn tới sự cản trở sự lưu thông của thức ăn xuống dạ dày. Tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, dễ mắc nghẹn, khó nuốt và cảm giác đau tức ngực.
c. Barrett thực quản
Đây là bệnh tái phát mạn tính của việc trào axit từ dạ dày đi lên thực quản dưới. Tuy nhiên chỉ tỷ lệ nhỏ những người bị GERD sẽ phát triển Barrett thực quản.
Bệnh Barrett thực quản có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản. Mặc dù rủi ro là nhỏ, nhưng điều quan trọng người bệnh cần tái khám thường xuyên các tế bào tiền ung thư (tế bào loạn sản). Nếu các tế bào tiền ung thư được phát hiện, việc điều trị sớm có thể ngăn ngừa ung thư thực quản tiến triển nặng hơn nữa.
d. Ung thư thực quản
Ung thư thực quản bắt đầu trong các tế bào trong lòng thực quản. Theo thời gian, ung thư có thể xâm nhập sâu hơn vào các lớp của thành thực quản và do thực quản không có thanh mạc nên u nhanh chóng xâm lấn qua cơ quan lân cận.
Để dịch dạ dày được điều phối và hoạt động theo quỹ đạo, người bệnh nên điều chỉnh lối sống để mang lại hiệu quả tích cực về mọi mặt.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh lý dạ dày, bạn nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch khám bác sĩ, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.