Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân tiền sản giật
  • 2. Triệu chứng tiền sản giật
  • 3. Biến chứng tiền sản giật
  • 4. Điều trị tiền sản giật
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân tiền sản giật
  • 2. Triệu chứng tiền sản giật
  • 3. Biến chứng tiền sản giật
  • 4. Điều trị tiền sản giật
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tiền sản giật: Nguyên nhân, chẩn đoán, biến chứng và điều trị

Tham vấn y khoa:
BSTrần Hùng Sơn
Chuyên khoa Phụ sản
Tiền sản giật là một biến chứng rất nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân tiền sản giật
  • 2. Triệu chứng tiền sản giật
  • 3. Biến chứng tiền sản giật
  • 4. Điều trị tiền sản giật

1. Nguyên nhân tiền sản giật

Hiện nay chưa có bằng chứng về nguyên nhân chính xác gây ra tiền sản giật, Tuy nhiên một số yếu tố dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh tiền sản giật tăng lên ở các mẹ bầu đã được chỉ ra:

-  Mẹ bầu mắc các bệnh nội khoa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, Lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn đông máu,...

- Béo phì, thừa cân, chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao không khoa học.

- Thai to, đa ối

- Đa thai (sinh đôi, sinh ba)

- Gia đình từng có người bị tiền sản giật.

Mẹ bầu mắc các bệnh nội khoa như: bệnh lý tuyến giáp có thể có nguy cơ dẫn đến tiền sản giật

Mẹ bầu mắc các bệnh nội khoa như: bệnh lý tuyến giáp có thể có nguy cơ dẫn đến tiền sản giật

Khi có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe của bản thân, bạn cần thực hiện thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để được tư vấn và thăm khám tốt nhất.

2. Triệu chứng tiền sản giật

Tiền sản giật là tình trạng mẹ bầu bị tăng huyết áp từ tuần 20 của thai kỳ kèm theo sự xuất hiện protein trong nước tiểu, có thể có hoặc không có triệu chứng phù.

Triệu chứng tiền sản giật bao gồm:

  • Tăng huyết áp là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, có ý nghĩa điều trị và tiên lượng mức độ nặng của bệnh.
  • Protein nước tiểu được cho là dương tính khi xét nghiệm ≥ 0.3 g/24h hoặc 0.5 g/lít ở mẫu nước tiểu ngẫu nhiên.
  • Phù trong tiền sản giật là phù mềm, trắng, ấn lõm, thường phù thường toàn thân.

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, tiền sản giật được chia thành các thể:

- Tiền sản giật nhẹ:

  • Huyết áp: >= 140/90 mmHg và < 160/110 mmHg
  • Không có triệu chứng tổn thương các cơ quan khác

Các mẹ bầu cần khám thai theo dõi định kỳ hằng tuần

Các mẹ bầu cần khám thai theo dõi định kỳ hằng tuần

- Tiền sản giật nặng:

  • Huyết áp ≥ 160/110 mmHg và có các triệu chứng tổn thương cơ quan
  • Protein niệu ≥ 5 g/24h
  • Tiểu cầu < 100 G/L
  • Tăng men gan
  • Rối loạn đông máu
  • Đau bụng, nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá
  • Đau đầu, nhìn mờ
  • Đau bụng hạ sườn phải

Tiền sản giật nặng có triệu chứng: Đau bụng, nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá

Tiền sản giật nặng có triệu chứng: Đau bụng, nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá

- Sản giật

  • Tiền sản giật không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sản giật.
  • Sản giật là tình trạng tiền sản giật kết hợp với các cơn co giật mà không giải thích được bằng các nguyên nhân khác.
  • Khi bị sản giật, các mẹ bầu cần được xử lý cấp cứu ngay để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời! 

1900 3367

3. Biến chứng tiền sản giật

Biến chứng tiền sản giật gây đến rất nhiều ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, nặng có thể dẫn đến tử vong cả mẹ và con.

a. Cho mẹ

- Tổn thương các hệ cơ quan trong quá trình mang thai: thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, thận, tiêu hoá, thị giác,...

- Tăng huyết áp mạn tính sau mang thai, tổn thương thận mạn

- Tiền sản giật nặng có thể dẫn đến hội chứng HELLP, với đặc điểm: tan máu, giảm tiểu cầu, tăng men gan. Đây là biến chứng nặng gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ bầu và thai nhi, các mẹ bầu sẽ được chỉ định đình chỉ thai nghén trong trường hợp này.

b. Cho thai nhi

- Suy dinh dưỡng, thai chậm phát triển

- Sinh non

- Tổn thương hệ thống thần kinh sau sinh

- Tử vong chu sinh hoặc thai chết lưu trong tử cung

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các vấn đề về chuyên khoa sản phụ khoa khác.

Tiền sản giật có ảnh hưởng đến trẻ, khiến trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng

Tiền sản giật có ảnh hưởng đến trẻ, khiến trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng

4. Điều trị tiền sản giật

Điều trị tiền sản giật chủ yếu là điều trị triệu chứng, kiểm soát và dự phòng các biến chứng có thể xảy ra.

- Các mẹ bầu cần khám thai theo dõi định kỳ hằng tuần, đo huyết áp hằng ngày, chế độ ăn nhạt, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Các mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng.

- Thuốc an thần: diazepam

- Thuốc hạ áp khi huyết áp ≥ 160/110 mmHg

- Thuốc chống co giật Magnesium sulfate

- Thuốc lợi tiểu khi có thiểu niệu, hay phù phổi, phù tim.

Nếu điều trị nội khoa mà tình trạng bệnh vẫn không tiến triển, các mẹ bầu sẽ được chỉ định chấm dứt thai kỳ bằng mổ đẻ hoặc đẻ đường dưới tùy từng trường hợp cụ thể.

Hy vọng bài viết trên IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích, để đặt lịch khám sản phụ khoa ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/08/2022 - Cập nhật 16/08/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tầm quan trọng của Vitamin D đối với phụ nữ mang thai

Tầm quan trọng của Vitamin D đối với phụ nữ mang thai

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành phát triển hệ cơ xương và răng của thai nhi, ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển nói chung của thai nhi....

26/11/2022

421 Lượt xem

4 Phút đọc

Tiền sản giật: Nguyên nhân, chẩn đoán, biến chứng và điều...

Tiền sản giật: Nguyên nhân, chẩn đoán, biến chứng và điều...

Tiền sản giật là một biến chứng rất nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng...

10/08/2022

653 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG