Nội dung chính
  • 1. Phân biệt vết bầm tím bình thường và bất thường ở trẻ
  • 2. Khi nào trẻ bị bầm tím dưới da cần đi khám bác sĩ?
  • 3. Cách xử lý vết bầm tím ở trẻ đơn giản, nhanh chóng
Nội dung chính
  • 1. Phân biệt vết bầm tím bình thường và bất thường ở trẻ
  • 2. Khi nào trẻ bị bầm tím dưới da cần đi khám bác sĩ?
  • 3. Cách xử lý vết bầm tím ở trẻ đơn giản, nhanh chóng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị bầm tím dưới da là bị gì? Cách chữa trị

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị bầm tím dưới da. Trẻ em rất dễ bị bầm tím trên da vì da của bé khá mỏng và nhạy cảm. Tre bị bầm tím dưới da thường không phải là tình trạng nghiêm trong. Tuy nhiên khi các vết bầm ngày càng lan rộng và đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường, cha mẹ nên đưa bé đi khám. Bài viết sau đây của IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp các bật phụ huynh hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1. Phân biệt vết bầm tím bình thường và bất thường ở trẻ
  • 2. Khi nào trẻ bị bầm tím dưới da cần đi khám bác sĩ?
  • 3. Cách xử lý vết bầm tím ở trẻ đơn giản, nhanh chóng

1. Phân biệt vết bầm tím bình thường và bất thường ở trẻ

Trẻ bị bầm tím dưới da có thể là do va chạm bình thường hoặc đây cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý đáng lo ngại.

Vết bầm tím do va chạm

Vết bầm tím là những dấu hiệu thường thấy trên da của trẻ em, thường xuất hiện sau các va đập hoặc chấn thương nhỏ khi các mạch máu gần da bị tổn thương và máu thấm vào mô mềm. Các vết này thường không đe dọa sức khỏe và tự lành một cách nhanh chóng.

Trẻ bị bầm tím dưới da có thể là do tham gia các hoạt động ngoài trời, chơi đùa, hoặc học tập. Các vị trí thường gặp vết bầm tím là cánh tay, chân, và mặt.

Trẻ bị bầm tím dưới da có thể do va chạm

Trẻ bị bầm tím dưới da có thể do va chạm

Nếu trẻ có quá nhiều vết bầm tím hoặc vết bầm xuất hiện quá thường xuyên, có thể là dấu hiệu của những vấn đề như bị bắt nạt, va chạm với trẻ khác, hoặc các tình huống không an toàn khác. Việc giám sát và nói chuyện với trẻ cũng như nhà trường là cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề này.

Đối với các trường hợp lo ngại, các bậc phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra và ghi nhận các vết bầm tím của trẻ, đồng thời có thể sử dụng camera an ninh để giám sát khi trẻ ở nhà hoặc ngoài đường.

Những vết bầm tím này thường chuyển từ màu xanh đen sang màu vàng khi máu bị phá vỡ và hấp thu lại. Da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ thấy được vết bầm tím do da mỏng hơn và có màu sắc trắng hơn.

Vết bầm tím do bệnh lý

Trẻ bị bầm tím dưới da cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc một số bệnh lý như sau: 

Bệnh Von Willebrand

Chứng rối loạn cầm máu di truyền là một bệnh thường nhẹ và có tính di truyền. Người bị bệnh này có thể dễ bị bầm tím, chảy máu cam thường xuyên, máu kinh ra nhiều và chảy máu sau phẫu thuật.

Giảm tiểu cầu

Trẻ bị bầm tím dưới da có thể là do giảm tiểu cầu. Đây là tình trạng máu thiếu tiểu cầu, mà tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Số lượng tiểu cầu thấp có thể do sản xuất tiểu cầu không đủ hoặc tiểu cầu đang bị tổn hại.

Giảm tiểu cầu cũng làm cho trẻ bị bầm tím dưới da

Giảm tiểu cầu cũng làm cho trẻ bị bầm tím dưới da

Nguyên nhân phổ biến của giảm tiểu cầu là nhiễm vi-rút, đặc biệt là khi trẻ nhỏ bị nhiễm siêu vi, có thể dẫn đến xuất hiện vết bầm tím lớn và chấm xuất huyết (những chấm nhỏ màu tím dưới da). 

Giảm tiểu cầu miễn dịch

Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) là một chứng rối loạn tự miễn dịch, trong đó cơ thể sản xuất kháng thể chống lại tiểu cầu, dẫn đến việc phá hủy tiểu cầu và gây ra tình trạng xuất huyết ở da và nội tạng.

Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư ảnh hưởng đến các tế bào máu. Trẻ em mắc bệnh này thường có các dấu hiệu và triệu chứng như dễ bị bầm tím dưới da, chảy máu, số lượng tiểu cầu thấp, số lượng hồng cầu thấp, cùng các triệu chứng như sốt và sụt cân.

Thiếu vitamin K

Thiếu vitamin K là tình trạng khi cơ thể thiếu hụt vitamin K1 hoặc vitamin K2, hai dạng vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu. Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong sản xuất prothrombin, một protein do gan sản xuất để hỗ trợ quá trình hình thành cục máu đông. Do đó, thiếu vitamin K có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến chảy máu ở trẻ nhỏ, làm cho trẻ bị bầm tím dưới da. 

Thiếu Vitamin K cũng làm cho da của trẻ xuất hiện những vết bầm tím

Thiếu Vitamin K cũng làm cho da của trẻ xuất hiện những vết bầm tím

Tham khảo: Trẻ 2 tháng tuổi vẫn vàng da là bị sao? Cách xử lý

2. Khi nào trẻ bị bầm tím dưới da cần đi khám bác sĩ?

Khi trẻ bị bầm tím dưới da và đi kèm với các triệu chứng đặc biệt, phụ huynh nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị kịp thời. 

  • Vết bầm kéo dài: Nếu vết bầm tím không mờ đi hoặc biến mất sau 14 ngày, dù đã sử dụng các biện pháp như chườm nước đá, chườm đậu, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và kiểm tra.
  • Va chạm ở vùng đầu và dấu hiệu chấn thương sọ não: Những va chạm ở vùng đầu là rất nguy hiểm. Nếu trẻ có dấu hiệu quấy khóc, buồn nôn, hoặc ngủ li bì sau khi bị va chạm, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để kiểm tra, vì có thể trẻ bị chấn thương sọ não.
  • Cảm giác đau kéo dài: Nếu trẻ có cảm giác đau kéo dài hơn 24 giờ sau tai nạn, nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ kiểm tra và đưa ra điều trị phù hợp.
  • Vết bầm trên các khớp lớn và khó cử động: Trẻ bị bầm tím dưới da và có vết bầm trên các khớp lớn như đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, cổ tay và khi vận động, sử dụng các khớp gặp khó khăn, cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ kiểm tra và đưa ra liệu pháp phù hợp.
  • Vết cắt hoặc trầy xước nhiễm trùng: Nếu có vết cắt hoặc trầy xước và xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mủ, sốt, đau, sưng tấy, cần đưa trẻ đi khám ngay để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
  • Vết bầm tím lớn ở vùng lưng dưới: Nếu vết bầm tím lớn xuất hiện do chấn thương ở vùng lưng dưới, nên thảo luận với bác sĩ và có thể cho trẻ xét nghiệm nước tiểu, máu để kiểm tra sự tổn thương có ảnh hưởng đến thận hoặc các cơ quan khác của trẻ không.

Mẹ xem thêm: 7 Địa chỉ khám da liễu trẻ em có khám ngoài giờ tại Hà Nội

Khi đưa bé đi khám, phụ huynh cần lắng nghe tư vấn từ bác sĩ để có phương hướng điều trị hiệu quả. Nếu phụ huynh không có nhiều thời gian hoặc việc di chuyển gặp bất tiện, có thể thăm tư vấn nhi từ xa với các bác sĩ Nhi qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. 

IVIE - Bác sĩ ơi là một ứng dụng y tế, được tích hợp nhiều tình năng đặc biệt, giúp phụ huynh có thể đặt lịch khám, tư vấn 1:1 với các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, ứng dụng cũng cho phép người dùng đặt lịch khám nhanh tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc, hỗ trợ xếp lịch nhanh chóng theo nhu cầu của người dùng. 

IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng đặt lịch khám và tư vấn trực tuyến với các bác sĩ chuyên khoa

IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng đặt lịch khám và tư vấn trực tuyến với các bác sĩ chuyên khoa

Ứng dụng cũng giúp cha mẹ khám với các bác sĩ tư vấn từ xa có chuyên môn cao, giỏi, nhiều kinh nghiệm, giải đáp chi tiết thắc mắc của phụ huynh. Dưới đây là các bác sĩ Nhi nổi bật như: 

  • Thạc sĩ. BSNT Nguyễn Sỹ Đức - Bệnh viện Nhi trung ương
  • Thạc sĩ. BSNT Đỗ Anh Tuấn - Bệnh viện Nhi trung ương
  • Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Duyên - Bệnh viện Nhi trung ương.

Bên cạnh đó, cách thức liên hệ đặt lịch khám và tư vấn online qua IVIE - Bác sĩ ơi rất đơn giản, chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi sau đó đăng nhập vào ứng dụng
  • Bước 2: Chọn "Đặt hẹn bác sĩ", tìm kiếm và chọn bác sĩ/chuyên khoa phù hợp, sau đó chọn "Tư vấn trực tuyến", mô tả triệu chứng trẻ bị bầm tím dưới da chi tiết và chọn phương thức thanh toán.
  • Bước 3: Truy cập "Lịch khám", chọn thời gian phù hợp và nhấn "Gọi video".

Đặt lịch tư vấn trực tuyến trẻ bị bầm tím dưới da với bác sĩ nhi uy tín


3. Cách xử lý vết bầm tím ở trẻ đơn giản, nhanh chóng

Trẻ bị bầm tím dưới da do va chạm bình thường thì cách xử lý khá đơn giản, cha mẹ có thể áp dụng các cách xử lý vết bầm hiệu quả sau đây: 

  • Chườm lạnh hoặc chườm ấm: Để giảm vết bầm và giảm đau sau chấn thương, có thể sử dụng túi chườm lạnh đặt lên vùng bị tổn thương. Quá trình này không chỉ giúp vết bầm nhanh tan mà còn làm giảm đau. Bạn nên chườm lạnh cho trẻ khoảng 15 đến 20 phút mỗi lần, và thực hiện từ 3 đến 4 lần trong vòng 1 đến 2 ngày kể từ khi vết bầm mới xuất hiện.
  • Nâng cao khu vực bị thương, bầm tím nếu có thể: Để giảm bầm tím ở cẳng chân của trẻ, bạn có thể khuyến khích trẻ nâng cao vị trí có vết bầm để giảm lưu lượng máu đến khu vực này. Điều này giúp giảm sưng và mức độ bầm trên da. Để thực hiện, trẻ cần được nghỉ ngơi trên giường và có thể kê vùng bị bầm tím lên gối cao nếu có thể.

Có nhiều cách để xử lý vết bầm dưới da của trẻ do va chạm

Có nhiều cách để xử lý vết bầm dưới da của trẻ do va chạm

Trẻ bị bầm tím dưới da có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Phụ huynh cần xác định nguyên nhân cụ thể để có cách xử lý hiệu quả. Hy vọng các thông tin mà IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ trên bài, có thể giúp các bậc phụ huynh xử lý vết bầm trên da bé hiệu quả và an toàn.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
526 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
1901 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
1211 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
2870 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG