Nội dung chính
  • 1. Hiện tượng trẻ co giật chân tay khi ngủ
  • 2. Nguyên nhân trẻ co giật chân tay khi ngủ
  • 3. Cách khắc phục trẻ co giật chân tay khi ngủ
Nội dung chính
  • 1. Hiện tượng trẻ co giật chân tay khi ngủ
  • 2. Nguyên nhân trẻ co giật chân tay khi ngủ
  • 3. Cách khắc phục trẻ co giật chân tay khi ngủ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị co giật chân tay khi ngủ: Nguyên nhân và cách xử lý

Tham vấn y khoa:
BSPhạm Thị Hà Trang
Sản phụ khoa,Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Phụ Sản - KHHGĐ
Hiện tượng trẻ bị co giật chân tay khi ngủ là tình trạng khi hay gặp khi trẻ ngủ, hiện tượng này có thể là biểu hiện sinh lý lành tính cũng có khi là dấu hiệu báo hiệu những bệnh tổn thương hệ thần kinh trung ương - não hoặc tình trạng thiếu vi chất ở trẻ nhỏ. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu về các triệu chứng thường gặp và các cách khắc phục tình trạng này trong bài viết dưới đây. 
Nội dung chính
  • 1. Hiện tượng trẻ co giật chân tay khi ngủ
  • 2. Nguyên nhân trẻ co giật chân tay khi ngủ
  • 3. Cách khắc phục trẻ co giật chân tay khi ngủ

Khám Nhi Thu Cúc

 

1. Hiện tượng trẻ co giật chân tay khi ngủ

Chào bác sĩ,

Em có con gái hơn 2 tuổi, bé có hiện tượng co giật nhẹ chân tay khi ngủ vào buổi tối. Tình trạng này diễn ra cả tháng nhưng ngắt quãng theo ngày, khi có khi không. Ngoài ra sức khỏe của bé vẫn bình thường, không ốm sốt, vẫn ăn uống bình thường. Em nghe người ta nói là thiếu canxi nên có bổ sung thêm canxi cho bé nhưng chưa thấy đỡ. Theo bác sĩ, bé bị co giật vậy là sao ạ? có nguy hiểm không bác sĩ?

Tại sao lại xảy ra hiện tượng trẻ co giật chân tay khi ngủ?

Tại sao lại xảy ra hiện tượng trẻ co giật chân tay khi ngủ?

Bác sĩ trả lời

Chào bạn,với câu hỏi trên bác sĩ đưa ra lời khuyên bạn nên quay video lại tình trạng co giật và đưa trẻ đi khám chuyên khoa tâm thần kinh để được chẩn đoán chính xác là cơn máy giật sinh lý hay bệnh lý thực sự.

Khi ngủ trẻ hay giật tay chân có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe bất ổn. Vậy tại sao lại có tình trạng như vậy? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp thắc mắc về nguyên nhân gây trẻ bị co giật chân tay khi ngủ và cách xử lý. 

2. Nguyên nhân trẻ co giật chân tay khi ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị co giật khi ngủ, nguyên nhân có thể là phản xạ, hay các phản xạ trương lực cơ, do thiếu vi chất hay co giật bệnh lý 

Co giật lành tính ở trẻ sơ sinh 

Đây là tình trạng não trẻ bị rối loạn do sự phóng điện bất thường, xảy ra thoáng qua, trẻ có biểu hiện co giật chi hoặc toàn thân, hoặc một bộ phận như mặt, miệng,... Những biểu hiện này diễn ra nhanh và mất đi ngay nên thường bị bỏ sót. Phần lớn những cơn co giật này là lành tính, ngoài lúc xuất hiện trẻ biểu hiện hoàn toàn bình thường.

Phản xạ sơ sinh - phản xạ moro

Là một trong 7 phản xạ ở trẻ sơ sinh, phản xạ xuất hiện ngay sau sinh và mất dần đến khi trẻ 5 - 6 tháng tuổi. Phản xạ này xảy ra khi có âm thanh lớn hoặc có những chuyển động mạnh. Biểu hiện của trẻ là dang tay chân, ngay sau đó trẻ thu tay chân về phía lòng. 

Trẻ bị co giật chân tay khi ngủ do phản xạ sơ sinh hay phản xạ moro

Trẻ bị co giật chân tay khi ngủ do phản xạ sơ sinh hay phản xạ moro

Thiếu chất

  • Thiếu hụt canxi: Một trong những nguyên nhân co giật ở trẻ hay gặp là do thiếu hụt canxi. Tình trạng này hay gặp ở trẻ bú mẹ hoàn toàn sau 6 tháng, trẻ suy dinh dưỡng bào thai, còi xương suy dinh dưỡng, tiêu chảy mạn. Trẻ xuất hiện những cơn co giật đột ngột, co rút chân tay, trẻ đột nhiên khóc cha mẹ không rõ nguyên nhân do những cơn co giật nội tạng. 

  • Hạ đường máu: ở những trẻ thai to hay trẻ dinh dưỡng kém, có thể bị hạ glucose máu, trẻ có biểu hiện vã mồ hôi, mạch nhanh, tim đập nhanh, chân tay co giật hay trẻ bị co giật chân tay khi ngủ.

  • Thiếu hụt vitamin D: cũng là nguyên nhân hay gặp khiến trẻ ngủ hay giật mình. Vitamin D đóng vai trò quan trọng tham gia vào sự phát triển hệ cơ xương, điều hòa nồng độ canxi trong máu. Thiếu hụt vitamin D sẽ khiến trẻ bị co giật khi ngủ.

Cơn giật cơ đầu giấc (Hypnagogic) 

Đây là hiện tượng rung giật cơ khi ngủ - hiện tượng thường gặp. Trẻ bị co giật chân tay khi ngủ, xảy ra ở giai đoạn chuyển giấc, trẻ vừa ngủ thiếp đi thì đột nhiên cơ bắp lên cơn co giật mạnh, kèm cảm giác rơi tự do và hụt chân. 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn giật cơ đầu giấc: 

  • Hoạt động mạnh trước giấc ngủ

  • Căng thẳng lo âu

  • Ngủ không khoa học, thiếu ngủ

Cơn giật cơ đầu giấc không gây hại sức khỏe, nhưng có gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Cơn giật cơ đầu giấc không gây hại sức khỏe, nhưng có gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Tình trạng này không gây hại sức khỏe, nhưng có gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Vì vậy để hạn chế cha mẹ không nên cho con tham gia các hoạt động mạnh và buổi tối, ví dụ: tập thể dục, nhảy aerobic, chơi đùa nhiều. 

Động kinh

Động kinh là tình trạng bệnh lý do rối loạn hệ thống thần kinh trung ương khiến hoạt động của não bị thay đổi, gây ra hiện tượng co giật toàn thân hay cục bộ, có những hành vi và cảm giác bất thường hay chỉ tiềm ẩn là những cơn vắng ý thức trong thời gian ngắn.

Động kinh là một nguyên nhân hay gặp khi trẻ bị co giật khi ngủ. Không giống các nguyên nhân lành tính nêu trên đây là tình trạng bệnh lý do tổn thương não. Cha mẹ có thể dễ dàng những triệu chứng động kinh sau đây: 

Động kinh khu trú

  • Thể khu trú không mất ý thức: Trẻ bị động kinh khu trú thể này thường không bị mất ý thức. Biểu hiện là những cơn co thắt cơ không chủ động, biểu hiện ở chân tay hay các bộ phận nhỏ như mắt, miệng. Hay đôi khi là cảm giác bất thường về da, hay nội tạng. 

  • Thể động kinh khu trú có thay đổi ý thức - động kinh một phần phức tạp. Biểu hiện là trẻ có mất hoặc thay đổi ý thức. Trẻ có thể nhìn chằm chằm vào không gian vô định và không phản ứng với môi trường ngoại cảnh, hây có thể có các động tác lặp lại nhiều lần, như lắc đầu, nhai, nuốt hoặc đi vòng tròn.

Động kinh gây ra hiện tượng co giật toàn thân hay cục bộ

Động kinh gây ra hiện tượng co giật toàn thân hay cục bộ

Động kinh toàn thể: Có sáu loại động kinh hay gặp sau: 

  • Khủng hoảng vắng mặt - co giật malit, thường gặp ở trẻ em, biểu hiện là những cái nhìn cố định trong không gian hoặc có các chuyển động nhỏ như nhấp môi, nhấp nháy mắt. 

  • Co giật gây co cứng cơ: Thể này khá phổ biến trẻ biểu hiện co cứng các cơ, trẻ có thể bị ngã hay chấn thương do va đập vào đồ vật xung quanh.

  • Khủng hoảng Atonik - co giật té ngã: Biểu hiện là trẻ mất kiểm soát cơ bắp, trẻ có thể bị ngất hoặc ngã bất ngờ. 

  • Các cuộc khủng hoảng Clonic có liên quan đến các chuyển động cơ co thắt lặp đi lặp lại, nhịp nhàng, thường biểu hiện ở cơ cổ, tay, chân.

  • Co giật cơ tim hiểu hiện dưới dạng cử động co thắt ngắn đột ngột hoặc giật tay và chân.

  • Co giật Tonic-clonic là loại động kinh nghiêm trọng nhất, biểu hiện bệnh là gây mất ý thức một cách đột ngột, co cứng cơ thể, rung giật cơ và đôi khi có đái không tự chủ hoặc cắn vào lưỡi.

Sốt cao co giật khi ngủ

Trẻ có thể bị sốt khi ngủ, khi nhiệt độ cơ thể cao trên 38,5 độ C, trẻ có nguy cơ bị sốt cao co giật. Tùy vào biểu hiện mà cha mẹ có thể phân biệt là trẻ bị sốt cao co giật đơn thuần hay ác tính để lại di chứng. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng trẻ bị co giật khi ngủ lành tính có nguy hiểm? Trẻ bị sốt cô giật cần làm gì?

Mặc dù đây một hiện tượng phổ biến, bình thường. Nhưng nếu tần suất trẻ bị rung giật cơ, co giật hay giật mình quá nhiều thì sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng như sau.

  • Chậm phát triển tinh thần, thể chất

  • Suy giảm nhận thức

  • Ngừng thơ

  • Ám ảnh tâm lý mỗi khi trẻ ngủ

Nếu tình tình trạng trẻ bị co giật chân tay khi ngủ kéo dài, mẹ nên quay video lại cảnh bé co giật và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc bé phù hợp.

Bố mẹ có thể đặt lịch khám nhi online với bác sĩ giàu kinh nghiệm tại bệnh viện tuyến đầu để được giải đáp thắc mắc, chăm sóc hiệu quả trong thời gian theo dõi và điều trị trẻ tại nhà. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:

Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ

Tải app

Khám nhi online tại nhà, qua cuộc gọi trực tuyến bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc online và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online tại nhà với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu một số địa chỉ phòng khám nhi được nhiều người tin tưởng tại Hà Nội, bố mẹ có thể tham khảo đặt lịch thăm khám theo mong muốn: 

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám Lưu ý
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 400,000đ  
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 350,000đ  
Bệnh viện An Việt Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám Nội CCare Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội 350,000đ Có Bác sĩ khám tại nhà
Phòng khám Đa khoa Đông Tây Hàm Nghi, Mỹ Đình 2, Hà Nội 200,000đ  

Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

1900 3367

Đặt khám Nhi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


3. Cách khắc phục trẻ co giật chân tay khi ngủ

Sau đây IVIE - Bác sĩ ơi sẽ đưa ra những cách khắc phục khi trẻ bị co giật tay chân khi ngủ do nguyên nhân lành tính. Khắc phục theo từng nguyên nhân. 

Tạo môi trường ngủ và cho trẻ nằm ngủ theo tư thế đúng

Cha mẹ cần tạo ra môi trường ngủ yên tĩnh, đủ tối và thoáng mát. Cho trẻ nằm ngủ đúng tư thế có thể nằm thẳng hay nghiêng một bên, tránh để những vật sắc nhọn hay dễ gây ngạt xung quanh trẻ.

Tạo môi trường ngủ và cho trẻ nằm ngủ theo tư thế đúng

Tạo môi trường ngủ và cho trẻ nằm ngủ theo tư thế đúng

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

Nhu cầu về các chất dinh dưỡng cho trẻ thay đổi tùy theo độ tuổi. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dưỡng chất quan trọng (đạm, tinh bột, chất béo, các vitamin và khoáng chất). Ngoài việc bổ sung trong bữa ăn thì cha mẹ cần bổ sung thêm những vitamin và khoáng chất, đặc biệt ở những vi chất dễ thiếu hụt trong bữa ăn của trẻ như vitamin D, canxi, I ốt... Cần cân bằng các nhóm thực phẩm, không thừa hay thiếu hụt nhóm thực phẩm nào. 

  • Vitamin D có nhiều trong Trứng, cá, ngũ cốc, sữa chua, dầu cá.

  • Canxi có nhiều trong những thực phẩm như tôm, cua, cá, đậu nành, vừng, rau ngót, sữa và các chế phẩm từ sữa. 

Tránh vận động nhiều

Tránh vận động nhiều và kích thích tinh thần của trẻ trước giờ ngủ. Đảm bảo giấc ngủ đủ 11 tiếng/ ngày trở lên. Ngủ đủ giấc giúp trẻ phát triển hoàn thiện hệ thần kinh và xương khớp. Không nên cho trẻ ngủ quá khuya hoặc thức dậy quá sớm.

Trẻ bị co giật chân tay khi ngủ mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên là những kiến thức giúp cha mẹ giải đáp câu hỏi về nguyên nhân và cách xử lý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên thì hãy để lại câu hỏi, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc của mình.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/07/2023 - Cập nhật 19/12/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Đa số thường nhẹ có thể tự khỏi hoặc chỉ cần...

24/08/2023

3379 Lượt xem

8 Phút đọc

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời thơ ấu là khoảng thời gian trẻ phát triển thị lực khỏe mạnh. Nếu...

14/08/2023

9538 Lượt xem

12 Phút đọc

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ em 2 tuổi bị nháy mắt liên tục không hiếm gặp, có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên nháy mắt thường xuyên hiếm khi do các tình trạng nghiêm trọng...

04/08/2023

9240 Lượt xem

8 Phút đọc

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm do nó xuất hiện rất phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Các trường hợp nhẹ thường...

03/08/2023

12110 Lượt xem

10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG