Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng, nôn, không sốt
  • 2. Khi nào trẻ bị đau bụng, nôn, không sốt thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
  • 3. Xử lý khi trẻ bị đau bụng, nôn, không sốt tại nhà
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng, nôn, không sốt
  • 2. Khi nào trẻ bị đau bụng, nôn, không sốt thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
  • 3. Xử lý khi trẻ bị đau bụng, nôn, không sốt tại nhà
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị đau bụng, nôn, không sốt: nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Trẻ bị đau bụng nôn không sốt là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân và cách điều trị cho tình trạng này đều là những điều mà cha mẹ cần hiểu để giúp con trẻ khỏe mạnh hơn. Trong bài viết này, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ cung cấp thông tin về những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng và nôn ở trẻ em, cùng với các phương pháp điều trị hiệu quả.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng, nôn, không sốt
  • 2. Khi nào trẻ bị đau bụng, nôn, không sốt thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
  • 3. Xử lý khi trẻ bị đau bụng, nôn, không sốt tại nhà

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng, nôn, không sốt

Nôn xảy ra khi có yếu tố kích thích trung tâm nôn ở não bộ, như ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng, thuốc, hoặc chuyển động. Hiện tượng này thường mang lại lợi ích cho cơ thể, vì nó giúp loại bỏ các chất có thể gây hại khỏi cơ thể. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây cho trẻ bị đau bụng nôn không sốt. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Khó tiêu hóa

Chế độ ăn không cân đối, tiêu thụ thức ăn nhanh chóng, ăn quá nhiều hoặc quá ít, hay ăn những thực phẩm không phù hợp có thể gây ra đau bụng và nôn ở trẻ. Riêng với những trẻ học đường, trẻ hay thích ăn các thức ăn chiên rán ngoài cổng trường hoặc các sản phẩm đóng gói sẵn không rõ nguồn gốc với bao bì cực bắt mắt.

Vì vậy trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá (đau bụng, nôn, tiêu chảy). Lâu dần trẻ có thể bị thiếu chất hoặc béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. 

Khó tiêu hóa khiến trẻ có triệu chứng đau bụng nôn không sốt

Khó tiêu hóa khiến trẻ có triệu chứng đau bụng nôn không sốt

Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá

Nhiễm khuẩn ruột, như nhiễm trùng vi khuẩn hoặc vi rút, có thể gây ra đau bụng và nôn ở trẻ. Ví dụ như nhiễm khuẩn thương hàn, tả hoặc Rotavirus…Một khi bị nhiễm khuẩn trẻ thường có biểu hiện rầm rộ: đau quặn bụng từng cơn, nôn nhiều, tiêu chảy, có thể có sốt hoặc không. Nếu xảy ra ở nhiều trẻ cùng lúc thì cần kiểm tra ngay nguồn thực phẩm trẻ ăn vì có thể ngộ độc thực phẩm.

Dị ứng thức ăn

Một số trẻ có thể phản ứng dị ứng với một số loại thực phẩm, gây ra đau bụng và nôn. Dị ứng thức ăn thường xảy ra sau khi trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng như sữa, đậu nành, trứng, hạt lạc, nấm, hải sản…Trẻ có thể chỉ biểu hiện ngứa ngoài da hoặc trẻ bị đau bụng nôn không sốt không đi ngoài. Tuy nhiên những trẻ dị ứng nặng thì còn kèm theo khó thở, co thắt thanh quản bắt buộc phải xử trí cấp cứu.

Dị ứng thức ăn khiến trẻ có triệu chứng đau bụng nôn không sốt

Dị ứng thức ăn khiến trẻ có triệu chứng đau bụng nôn không sốt

Rối loạn tiêu hóa

Một số bệnh lý gây rối loạn tiêu hóa kéo dài như viêm ruột, viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đại tràng, bệnh Crohn…thường gây ra đau bụng và nôn ở trẻ em. Nếu nghi ngờ cần cho trẻ thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa nhi và chuyên khoa tiêu hoá để làm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu. 

Tình trạng căng thẳng và lo lắng

Áp lực tâm lý, căng thẳng, hoặc lo lắng cũng có thể khiến cho trẻ bị đau bụng nôn không sốt. Khi trẻ có triệu chứng đau bụng mà không tìm thấy nguyên nhân bệnh lý tiêu hoá nào, các bậc cha mẹ cũng nên nghĩ tới căn nguyên này.

Tình trạng căng thẳng và lo lắng cũng có thể khiến cho trẻ bị đau bụng nôn không sốt.

Tình trạng căng thẳng và lo lắng cũng có thể khiến cho trẻ bị đau bụng nôn không sốt

Bệnh lý ngoại khoa

Không chỉ đơn thuần là các bệnh do rối loạn tiêu hoá gây ra, đau bụng và nôn có thể là dấu hiệu của một bệnh ngoại khoa nguy hiểm. Cha mẹ cần lưu ý rằng: Trẻ bị đau bụng nôn không sốt không đi ngoài hoàn toàn có thể là viêm ruột thừa, lồng ruột, tắc ruột, hóc dị vật vào đường tiêu hoá… 

2. Khi nào trẻ bị đau bụng, nôn, không sốt thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trẻ bị đau bụng nôn không sốt là một tình huống cần cho trẻ đi khám bác sĩ. Khi đó các bác sĩ sẽ khám cho trẻ và làm các xét nghiệm thăm dò để tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng này. Cơ bản có: xét nghiệm máu xem trẻ có nhiễm khuẩn hay không, siêu âm đánh giá các tạng trong ổ bụng, chụp Xquang bụng nếu cần thiết. Chỉ định chụp Cắt lớp vi tính ổ bụng, nội soi tiêu hoá có thể được làm trong trường hợp cụ thể.

Nếu trẻ có triệu chứng đau bụng, nôn, không sốt cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời

Nếu trẻ có triệu chứng đau bụng, nôn, không sốt cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời

Nhờ tìm được nguyên nhân cụ thể trong các nguyên nhân gây đau bụng nôn sốt ở trẻ đã kể trên, bác sĩ của trẻ sẽ có cách điều trị và cách theo dõi để trẻ mau khỏi bệnh. 

Và cha mẹ nên đưa trẻ đến khám ngay, tại cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ ói ra dịch mật màu xanh hoặc máu màu đỏ hoặc nâu.

  • Trẻ sơ sinh bị nôn.

  • Trẻ nhỏ nôn kéo dài hơn 24 giờ.

  • Trẻ không ăn hoặc không uống được trong vài giờ.

  • Trẻ có dấu hiệu mất nước như môi khô, khóc không có nước mắt, không tiểu trong 6 giờ.

  • Trẻ đau bụng nhiều.

  • Trẻ sốt hơn 38.5oC trong 3 ngày hoặc sốt hơn 39oC

  • Trẻ mệt lừ đừ hoặc ngủ gà.

3. Xử lý khi trẻ bị đau bụng, nôn, không sốt tại nhà

Khi trẻ bị đau bụng, đối với trẻ bị sốt và đau bụng quanh rốn việc đầu tiên mà cha mẹ nên làm là đảm bảo an ủi, êm dịu và cho trẻ nghỉ ngơi. Đồng thời, cần theo dõi kỹ trẻ để phát hiện các dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu cần thiết. Cha mẹ không nên sử dụng thuốc giảm đau tại nhà khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Vì thuốc này làm che lấp những dấu hiệu quan trọng cho việc chẩn đoán bệnh. 

Cha mẹ không nên sử dụng thuốc giảm đau tại nhà khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế

Cha mẹ không nên sử dụng thuốc giảm đau tại nhà khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế

Để tránh trẻ mất nước khi nôn hoặc tiêu chảy, rất quan trọng cho trẻ uống đủ nước. Tốt nhất là cung cấp cho trẻ dung dịch bù nước và điện giải như Oresol. Có nhiều sản phẩm (viên, gói bột) để pha Oresol.

Cha mẹ cần tuân theo hướng dẫn pha thuốc Oresol một cách chính xác. Việc pha thuốc Oresol quá loãng hoặc quá đặc, không giống theo hướng dẫn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Trẻ nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, khoảng 50-100ml Oresol sau mỗi lần nôn hoặc tiêu chảy.

Nếu trẻ đã uống Oresol đúng cách nhưng vẫn nôn hoặc tiêu chảy nhiều, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bù nước và điện giải thông qua truyền dịch.

Cha mẹ cho trẻ uống oserol để tránh mất nước khi nôn hoặc tiêu chảy

Cha mẹ cho trẻ uống oserol để tránh mất nước khi nôn hoặc tiêu chảy

Quan trọng nhất là không tự ý sử dụng thuốc cầm nôn hoặc cầm tiêu chảy. Nôn và tiêu chảy là cơ chế tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Sử dụng thuốc cầm nôn hoặc cầm tiêu chảy không đúng cách có thể làm giảm hoạt động ruột, hấp thu kém và kéo dài thời gian vi khuẩn, độc tố tồn tại trong đường tiêu hoá, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng và kéo dài thời gian bệnh.

Trong giai đoạn bệnh, trẻ nên được ăn thức ăn dễ tiêu hóa và lỏng. Khi trẻ bắt đầu hồi phục, có thể chuyển sang thức ăn bình thường và tăng cường lượng ăn. Nếu trẻ không nôn trong khoảng thời gian từ 12-24 giờ, cha mẹ có thể cho trẻ ăn uống trở lại bình thường nhưng vẫn nên đảm bảo trẻ uống đủ nước. Cần bắt đầu bằng các thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hoặc sữa chua.

Khi trẻ đau bụng nôn có kèm theo sốt, các bác sĩ sẽ kê các thuốc hạ sốt như Efferalgan, Hapacol, Tylenol để giảm sốt. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên dùng theo đúng liều lượng và khoảng cách giữa các liều để an toàn với trẻ. Không nên vì quá lo lắng khi trẻ chưa cắt sốt mà dùng thuốc hạ sốt liên tục. 

Cha mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt dưới hướng dẫn của bác sĩ

Cha mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt dưới hướng dẫn của bác sĩ

Nôn trớ và tiêu chảy có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm trong gia đình. Do đó, cha mẹ nên chú ý các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, bao gồm việc rửa tay kỹ càng bằng xà phòng và nước sau khi thay tã cho trẻ; trước và sau khi chuẩn bị thức ăn; và khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Ngoài ra, cần hỗ trợ trẻ nghỉ học để hạn chế sự lây lan của bệnh trong môi trường học tập.

Tóm lại, khi trẻ bị đau bụng, việc trấn an và nghỉ ngơi là quan trọng nhất. Cha mẹ cần đảm bảo trẻ uống đủ nước để tránh mất nước. Không nên sử dụng thuốc cầm nôn hoặc cầm tiêu chảy mà không có chỉ định từ bác sĩ. Cần cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa và chú ý đến vệ sinh cá nhân và phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình. Nếu có dấu hiệu bất thường như sốt cao, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, bố mẹ chủ động tìm hiểu và đưa con đi khám như mong muốn: 

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám Lưu ý
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 400,000đ  
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 350,000đ  
Bệnh viện An Việt Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám Nội CCare Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội 350,000đ Có Bác sĩ khám tại nhà

Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

1900 3367

Đặt khám Nhi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


 

Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo khám nhi online tại nhà với bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị, chăm sóc trẻ hiệu quả.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:

Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ

 

Khám nhi online tại nhà, qua cuộc gọi trực tuyến bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc online và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online tại nhà với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Trẻ bị đau bụng nôn không sốt và cách xử lý mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên, hy vọng là nó hữu ích trong quá trình chăm sóc con trẻ của gia đình bạn. Cha mẹ lưu ý, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như sốt cao, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/05/2023 - Cập nhật 29/05/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Đa số thường nhẹ có thể tự khỏi hoặc chỉ cần...

24/08/2023

3323 Lượt xem

8 Phút đọc

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời thơ ấu là khoảng thời gian trẻ phát triển thị lực khỏe mạnh. Nếu...

14/08/2023

9454 Lượt xem

12 Phút đọc

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ em 2 tuổi bị nháy mắt liên tục không hiếm gặp, có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên nháy mắt thường xuyên hiếm khi do các tình trạng nghiêm trọng...

04/08/2023

9220 Lượt xem

8 Phút đọc

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm do nó xuất hiện rất phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Các trường hợp nhẹ thường...

03/08/2023

11993 Lượt xem

10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG