Trẻ bị đau đầu gối về đêm thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân khiến trẻ em hay kêu đau đầu gối để có biện pháp xử lý kịp thời. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp các thông tin về nguyên nhân khiến trẻ bị đau đầu gối về đêm cũng như cách điều trị hiệu quả.
1. Trẻ bị đau đầu gối về đêm là do đâu?
Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị đau đầu gối về đêm:
Trẻ đau đầu gối về đêm do tăng trưởng xương
Đau xương tăng trưởng là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, thường xuất hiện vào buổi tối hoặc buổi đêm và biến mất vào sáng hôm sau. Đây thường xảy ra ở trẻ thường tham gia các hoạt động vận động nhiều như leo núi, nô đùa, chạy nhảy... Xương của trẻ phát triển nhanh nhất vào buổi đêm do hormone tăng trưởng GH được tiết ra nhiều vào thời gian này. Nếu tốc độ phát triển của xương không đồng bộ với sự phát triển của các cơ sẽ gây ra cảm giác đau nhức do bị kéo giãn quá mức.

Trẻ bị đau đầu gối về đêm có thể do tăng trưởng xương khớp
Hiện tượng trẻ bị đau đầu gối về đêm thường xuất hiện ở 2 giai đoạn tăng trưởng chính của trẻ, đó là từ 3 - 5 tuổi và từ 8 - 12 tuổi. Để phân biệt đau xương tăng trưởng với các vấn đề sức khỏe khác, bậc phụ huynh có thể chú ý đến những biểu hiện sau:
- Chân trẻ cảm giác đau mỏi vào buổi tối, đau ở phía sau đầu gối, mặt trước bắp đùi và cả phần bắp chân. Triệu chứng này thường kéo dài trong vài ngày và tác động chủ yếu đến cơ bắp, không ảnh hưởng đến khớp và ít tái phát.
- Trẻ cũng có thể phàn nàn về đau đầu hoặc đau bụng.
- Đau nhức ở chân không liên quan đến chấn thương, thường có tính chất mỏi mệt.
Những biểu hiện này có thể giúp phân biệt đau xương tăng trưởng với các vấn đề khác về sức khỏe ở trẻ em.
Nếu trẻ đau nhức chân vào buổi tối và nguyên nhân là do tăng trưởng, đó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Cơn đau thường kéo dài từ 10 đến 30 phút và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chiều cao hoặc khả năng vận động của cơ thể. Vì vậy, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ em hay kêu đau đầu gối và kèm theo các triệu chứng như sốt cao, khó vận động, đau nặng, chuột rút, thì có thể đây là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nguy hiểm và cần đưa trẻ đi khám ngay.
Do các vấn đề về bệnh lý
Ngoài nguyên nhân đau xương tăng trưởng, trẻ bị đau đầu gối về đêm còn có thể do nhiều lý do khác nhau, bao gồm:
- Căng cơ: Xảy ra khi cơ bắp chân bị kéo giãn quá mức, thường xảy ra sau khi trẻ vận động, chạy nhảy nhiều. Đau có thể giảm sau vài giờ hoặc vài ngày.
- Chuột rút bắp chân: Hiện tượng này gây ra các cơn đau ngắn sau khi trẻ chơi thể thao hoặc hoạt động nặng nhọc.
- Bị cúm: Ngoài đau nhức chân, trẻ có thể mắc cúm cùng với đau cơ, mệt mỏi.
- Thiếu vitamin D hoặc canxi: Hàm lượng thấp của vitamin D và canxi trong máu cũng có thể gây đau nhức chân vào buổi tối, đồng thời có thể gây đau ở xương sườn.
- Bệnh viêm lồi củ trước xương chày (Osgood-Schlatter): Gây ra sưng đau ở vùng trên lồi củ xương chày, thường xảy ra ở trẻ thanh thiếu niên do chơi thể thao nhiều.
- Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua: Gây đau ở đùi, khớp gối và khớp háng, đặc biệt khi trẻ phải bò hoặc đi khập khiễng.
- Bệnh nhược cơ: Loại bệnh tự miễn có thể gây đau nhức chân và mệt mỏi.
- Chứng bàn chân bẹt: Nếu không có hõm cong tự nhiên ở vùng vòm bàn chân, trẻ có thể bị đau ở nhiều vị trí khác nhau.
- Nguyên nhân khác: Bao gồm viêm khớp, huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân hoặc gãy xương.

Các vấn đề về bệnh lý có thể làm trẻ bị đau đầu gối về đêm
Các biểu hiện này có thể giúp phụ huynh xác định nguyên nhân khiến trẻ bị đau đầu gối về đêm và đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Mẹ tham khảo: Chữa đau xương khớp bằng đu đủ xanh tại nhà
2. Mẹ cần làm gì để trị đau đầu gối về đêm cho trẻ
Khi thấy trẻ em hay kêu đau đầu gối, nhức chân vào ban đêm, các bậc phụ huynh có thể thực hiện các cách sau đây để giảm đau cho bé.
Chườm nóng, chườm mát cho trẻ
Cách chữa đau bàn chân ở trẻ cũng khá đơn giản, mẹ chỉ cần sử dụng túi chườm hoặc chai nước ấm nóng (đã đậy nắp cẩn thận) đặt lên vùng chân bị đau. Tuy nhiên, cha mẹ nên chườm trước khi đi ngủ hoặc khi trẻ kêu đau, không nên chườm trong khi trẻ đang ngủ để tránh sơ suất gây bỏng da.

Chườm ấm, chườm mát giúp giảm đau khớp gối hiệu quả cho bé
Massage cho trẻ
Nếu bé bị nhức chân vào ban đêm và không thể ngủ được, cha mẹ có thể giúp trẻ giảm đau bằng cách xoa bóp, massage nhẹ nhàng để kéo giãn cơ chân. Thao tác massage không chỉ kích hoạt hệ thống thần kinh sản xuất nhiều endorphin để làm dịu căng thẳng và giảm cảm giác đau mỏi chân, mà còn giúp trẻ cải thiện tuần hoàn máu, đồng thời giữ cho các cơ và mô khỏe mạnh.
Giảm bớt các hoạt động mạnh ban ngày
Khi trẻ có dấu hiệu của đau tăng trưởng, trẻ em hay kêu đau đầu gối vào buổi tối, bố mẹ nên khuyến khích con giảm bớt các hoạt động vận động mạnh vào ban ngày. Có thể ngừng các hoạt động như chạy nhảy, đá bóng để tránh căng cơ chân vào ban đêm. Việc vận động quá nhiều có thể làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và đau nhiều hơn vào buổi tối.
Giúp con thư giãn khi đau
Khi trẻ bị đau đầu gối về đêm sẽ dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ, bố mẹ có thể ở bên cạnh con, xoa bóp nhẹ nhàng để giúp con quên đi cảm giác đau. Hoặc có thể kể chuyện, trò chuyện hoặc chơi trò thông minh cùng con để làm giảm sự chú ý của con về đau. Nhẹ nhàng vỗ về con để con cảm thấy an tâm và tâm lý được giải tỏa, giúp giảm đau chân và dễ dàng hơn khi ngủ.

Thư giãn đầu gối cho bé để xoa dịu cơn đau
Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ
Trong giai đoạn trẻ bị đau đầu gối về đêm do tăng trưởng, bố mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con. Tránh tự ý bổ sung canxi mà không có chỉ định của bác sĩ và hạn chế sử dụng thuốc giảm đau để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Thời gian này, trẻ cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, carbohydrate, và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin D và canxi từ thực phẩm tự nhiên. Cần tăng cường thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C từ rau xanh và hoa quả có múi để cung cấp chất bôi trơn cho xương và khớp. Bổ sung thêm sữa và các loại hạt, củ, quả để đảm bảo trẻ đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Uống thuốc giảm đau
Nếu trẻ bị đau đầu gối về đêm với nguyên nhân từ bệnh lý, cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Quan trọng nhất là không nên cho trẻ dưới 12 tuổi sử dụng aspirin vì có nguy cơ gây hội chứng Reye.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục bị đau khớp vai
3. Khi nào trẻ bị đau đầu gối do bệnh lý cần đi khám
Khi trẻ em hay kêu đau đầu gối về đêm và đi kèm với các triệu chứng sau đây, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để xử lý và điều trị kịp thời.
- Các biện pháp như chườm nóng, xoa bóp, sử dụng thuốc giảm đau không giúp cơn đau thuyên giảm.
- Chân của trẻ có dấu hiệu đỏ ửng, sưng tấy hoặc bầm tím không bình thường.
- Cơn đau xảy ra tại các vị trí như mắt cá chân, đầu gối và các khớp.
- Trẻ bị đau do chấn thương ở một bên chân.
- Đau nhức chân kèm theo các triệu chứng như chán ăn, sốt và sụt cân.
- Trẻ đi khập khiễng, tình trạng đau chân kéo dài trong nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

Khi tình trạng đau gối kéo dài, nên đưa bé đi khám
Thăm khám bác sĩ là cách để điều trị tình trạng trẻ bị đau đầu gối về đêm. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Nếu chưa có thời gian cho bé đi khám, ba mẹ có thể đặt lịch tư vấn y tế từ xa qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. Đây là ứng dụng y tế cho phép người dùng đặt lịch khám khớp gối tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Thu Cúc, Bệnh viện Bảo Sơn, Bệnh viện E, Bệnh viện Hưng Việt, Bệnh viện quốc tế Dolife…

Đặt lịch khám khớp gối cho bé nhanh chóng qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
Ngoài ra, ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi cũng cho phép người dùng kết nối với các bác sĩ chuyên khoa xương khớp giỏi để được tư vấn 1:1. Ba mẹ có thể kết nối với các chuyên gia tiêu biểu như sau:
Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ân
- Địa chỉ: Bác Ân làm việc tại bệnh viện Đa khoa Hồng Phát tại số nhà 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Giờ làm việc: Từ 8h00 - 20h00 từ T2 - T6
- Giá khám đau khớp gối với bác sĩ: 500.000đ
- Tổng đài đặt lịch khám khớp gối online: 1900.3367
1900 3367
Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ân là một chuyên gia cơ xương khớp giỏi với hơn 50 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành y. Bác có chuyển môn trong việc điều trị tình trạng trẻ bị đau đầu gối về đêm, các bệnh lý xương khớp cho trẻ em và cả người lớn. Chuyên môn của bác sĩ Ân luôn được bệnh nhân đánh giá tốt về cả chất lượng và sự tận tâm của bác.
Phó Giáo Sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Văn Đệ
- Địa chỉ: Bác Đệ làm việc tại bệnh viện quốc tế Dolife ở số 108 Nguyễn Hoàng - Nam Từ Liêm - Hà Nội
- Giờ làm việc của Bác Đệ không cố định, liên hệ với tổng đài để được hỗ trợ
- Giá khám đau khớp gối với bác sĩ: 300.000đ - 500.000đ
- Tổng đài đặt lịch khám khớp gối online: 1900.3367
1900 3367
Phó Giáo Sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Văn Đệ là chuyên gia điều trị tình trạng trẻ bị đau đầu gối về đêm. Bác sĩ Đoàn Văn Đệ đã có hơn 50 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành y, chuyên điều trị các vấn đề về xương khớp gối, khớp vai, khớp háng, tim, thận, nội tiết cho người lớn và cả trẻ em. Bác Đệ rất mát tay trong việc điều trị bệnh lý cho trẻ, giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu
- Địa chỉ: Bác Lưu làm việc tại trung tâm Vật lý trị liệu Remedy tại tầng 9 của số 154 Nguyễn Thái Học - Ba Đình - Hà Nội
- Giờ làm việc của Bác Lưu không cố định, liên hệ với tổng đài để được hỗ trợ
- Giá khám đau khớp gối với bác sĩ: 300.000đ - 500.000đ
- Tổng đài đặt lịch khám khớp gối online: 1900.3367
1900 3367
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu có nhiều năm làm việc trong chuyên khoa cơ xương khớp. Nếu trẻ em hay kêu đau đầu gối vào ban đêm, ba mẹ có thể liên hệ với Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu để được tư vấn và đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Bài viết đã chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ bị đau đầu gối về đêm và các biện pháp giúp mẹ xử lý tình huống trẻ em hay kêu đau đầu gối. Hy vọng những thông tin mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ trên bài có hữu ích với bạn đọc. Để đặt lịch khám, bạn liên hệ tổng đài: 1900.3367 để được hỗ trợ tốt nhất.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.