Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị đau tai về đêm là dấu hiệu của bệnh gì?
  • 2. Mẹ phải làm gì khi trẻ bị đau tai về đêm
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
  • 4. Cách phòng ngừa viêm tai 
Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị đau tai về đêm là dấu hiệu của bệnh gì?
  • 2. Mẹ phải làm gì khi trẻ bị đau tai về đêm
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
  • 4. Cách phòng ngừa viêm tai 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị đau tai về đêm: Mẹ phải làm sao?

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Trẻ bị đau tai về đêm là dấu hiệu gợi ý một tình trạng viêm nhiễm ở tai trẻ. Nhiều khi các em bé bị đau tai đột ngột hoặc có thể thấy tai trẻ sơ sinh có mùi hôi. Các dấu hiệu này kéo dài làm cho các bà mẹ không biết phải làm sao: Làm sao để phòng bệnh? Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ? Tất cả các câu hỏi hay các băn khoăn trên sẽ được chuyên gia của IVIE- Bác sĩ ơi trả lời ngay sau đây.
Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị đau tai về đêm là dấu hiệu của bệnh gì?
  • 2. Mẹ phải làm gì khi trẻ bị đau tai về đêm
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
  • 4. Cách phòng ngừa viêm tai 

1. Trẻ bị đau tai về đêm là dấu hiệu của bệnh gì?

Có nhiều bệnh lý tại tai và ngoài tai khiến cho trẻ bị đau tai về đêm.

Viêm tai gây ra triệu chứng trẻ bị đau tai về đêm

Viêm tai gây ra triệu chứng trẻ bị đau tai về đêm

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp tính là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào tai giữa. Viêm tai giữa cấp hay bị cùng với bệnh lý viêm đường hô hấp trên. Các triệu chứng hay gặp là đau tai về đêm, kèm theo triệu chứng sốt, nôn, tiêu chảy, đặc biệt ở trẻ em. Điều trị với thuốc giảm đau và có khi cũng cần điều trị kháng sinh.

Các yếu tố khiến cho trẻ dễ mắc viêm tai giữa đã được công nhận như

  • Tiền sử gia đình có bố, mẹ hoặc người chăm trẻ hút thuốc lá;

  • Trẻ bú bình;

  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm không khí và tiếng ồn cũng là những yếu tố nguy cơ cho bệnh này;

  • Trẻ trong độ tuổi đi học dễ mắc viêm tai giữa cấp tính hơn những trẻ ở độ tuổi khác.

Viêm tai giữa mạn tính làm cho trẻ bị đau tai về đêm

Viêm tai giữa mạn tính làm cho trẻ bị đau tai về đêm

Viêm tai giữa rất dễ mắc lại, nhiều trẻ dễ tái phát đi tái phát lại. Tình trạng này cũng gây viêm tai giữa mạn tính làm cho trẻ bị đau tai về đêm trong khi người trông trẻ nghĩ rằng trẻ đã khỏi viêm tai rồi.

Viêm tai giữa mạn tính còn có triệu chứng chảy mủ tai kéo dài trên 6 tuần, thủng màng nhĩ gây giảm thính lực. Tuỳ tình trạng của trẻ Điều trị bằng kháng sinh đường toàn thân và phẫu thuật có thể được đặt ra.

Viêm ống tai ngoài

Hiện tượng nhọt ống tai hay viêm toàn bộ ống tai ngoài là do vi khuẩn gây ra. Khi bị viêm ống tai ngoài, trẻ bị đau tai về đêm rõ rệt và điển hình, đau nhiều lan đến vành tai.

Triệu chứng này kèm theo ống tai đỏ và sưng tấy. Trẻ có thể bị nghe kém nếu tình trạng viêm nặng nề. Điều trị làm thuốc tai tại chỗ, kháng sinh thông thường có kết quả tốt. Tránh để nước vào tai trẻ để phòng ngừa bệnh lý này. 

Cũng có tình trạng viêm ống tai ngoài mạn tính thường do tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng.

Ráy tai cứng làm nút ống tai

Khi tai bị chặn bởi nút ráy tai làm cho trẻ bị đau tai về đêm. Nút ráy tai cũng tạo điều kiện cho tai dễ viêm nhiễm. Vệ sinh tai định kỳ làm giảm tình trạng ráy tai. Không cố lấy nút ráy tai ra cho trẻ vì dễ gây tình trạng chấn thương tai. Nên đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để lấy ráy tai cho trẻ một cách an toàn. 

Bác sĩ chuyên khoa lấy ráy tai cho trẻ

Bác sĩ chuyên khoa lấy ráy tai cho trẻ

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra có các nguyên nhân khác gây đau tai cho trẻ như: Dị vật trong tai, chấn thương tai, ngoáy tai quá thô bạo…

Đau vùng gần tai như đau răng, đau đầu, đau họng… cũng có thể khiến cho trẻ có cảm giác bị đau tai. Hơn nữa có những trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, bị viêm tai nhưng có có biểu hiện đau tai cụ thể. Thay vào đó bé thường bứt rứt khó chịu và quấy khóc.

Khi trẻ sơ sinh có triệu chứng viêm tai giữa hoặc nghi ngờ viêm tai giữa, cha mẹ cần cho trẻ đi khám BS ngay, không để sau 3 ngày Nếu quan sát thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ, đặc biệt là dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất có thể để bác sĩ nhi khoa đưa ra phương án điều trị hiệu quả.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số Bệnh viện, Phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, cha mẹ có thể tham khảo:

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 400,000đ
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 350,000đ
Bệnh viện An Việt Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 200,000đ
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ
Phòng khám Nội CCare Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội 350,000đ
  • Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Đặt khám nhi tại Bệnh viện, Phòng khám gần nhất


Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám khi nhận thấy các dấu hiệu trở nặng, bất thường

Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám khi nhận thấy các triệu chứng viêm tai giữa kéo dài hoặc trở nặng

IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn một số chuyên gia là: 

Cha mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch và khám online cùng bác sĩ nhi online 24/24.

Tải app

Khám nhi online để được bác sĩ khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online từ xa qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

2. Mẹ phải làm gì khi trẻ bị đau tai về đêm

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến cho trẻ bị đau tai về đêm như đã kể ở trên để có cách xử lý khi trẻ bị đau tai phù hợp. Ngoài dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, các mẹ nên chăm sóc trẻ bị đau tai như sau:

  • Luôn giữ vệ sinh hai tai sạch sẽ. Lau vành tai ngoài bằng nước ấm sẽ giúp trẻ giảm cảm giác sưng đau và dễ chịu hơn.

  • Đưa trẻ đi làm thuốc tai đầy đủ theo lịch của bác sĩ. Không nên bỏ điều trị dù trẻ đã hết sốt và đỡ đau tai.

  • Tránh nước vào tai trẻ khi tắm. Với trẻ lớn hơn đã tự tắm được. Bông nút tai khi tắm làm cho nước không vào tai trẻ.

  • Với trẻ hay bị viêm tai giữa, viêm tai tái phát; các bà mẹ nên để ý đến khả năng nghe của trẻ. Cho trẻ khám tai và đo thính nếu nghi ngờ trẻ nghe kém hơn, kém tập trung hơn hoặc không nghe rõ lời thầy cô giảng bài.

Tránh nước vào tai trẻ khi tắm

Tránh nước vào tai trẻ khi tắm

Cách xử lý khi trẻ bị đau tai đúng và kịp thời, ngay khi trẻ có triệu chứng nhẹ cũng làm giảm nguy cơ thủng màng nhĩ do viêm tai giữa ở trẻ. Cha mẹ có thể gọi tổng đài đặt khám để đặt khám cho bé tại các bệnh viện, phòng khám uy tín gần nhất.

1900 3367

3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Nên cho trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ bị đau tai về đêm. Trẻ sẽ được nội soi tai mũi họng và các xét nghiệm cần thiết khác để đánh giá tình trạng tổn thương ở tai. 

Nên cho trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ đau tai và có một trong các dấu hiệu sau: 

  • Sốt cao 38- 39 độ C liên tục

  • Trẻ rụi tai, sờ tai liên tục

  • Tai có chảy dịch mủ, có mùi, tai trẻ sơ sinh có mùi hôi

  • Trẻ kêu đau tai sau khi ngoáy tai, sau có vật rơi vào tai

  • Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú

4. Cách phòng ngừa viêm tai 

Để phòng ngừa viêm tai thì việc giữ vệ sinh sạch sẽ và tăng cường khả năng miễn dịch giữ vai trò quan trọng. IVIE- Bác sĩ ơi giới thiệu một số cách phòng viêm tai như sau:

Các điều nên làm

  • Cho trẻ vệ sinh tay, vệ sinh mũi họng: Cho trẻ rửa tay thường xuyên. Vệ sinh mũi, xúc họng hàng ngày. Phòng viêm mũi, viêm họng cũng là biện pháp quan trọng để phòng viêm tai. Vì tai mũi họng có thông thương với nhau. Những nhiễm trùng vùng mũi, họng, răng sẽ dễ lan lên tai nếu không điều trị dứt điểm.

  • Cho trẻ bú sữa mẹ: Trẻ nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn. Sữa mẹ đã được chứng minh nhiều lợi ích cho mẹ và cho con. Trẻ bú sữa mẹ có khả năng chống lại các nhiễm trùng một cách mạnh mẽ hơn.

Bú mẹ làm giảm nguy cơ viêm tai ở trẻ

Bú mẹ làm giảm nguy cơ viêm tai ở trẻ

  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ: Tiêm phòng là cách phòng ngừa bệnh một cách chủ động. Nên tiêm phòng cúm, tiêm phòng phế cầu, là hai nguyên nhân dẫn gây viêm tai ở trẻ nhỏ.

Các điều không nên làm

  • Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào: Khói thuốc được chứng minh làm gia tăng nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ em.

  • Vệ sinh tai định kỳ, nhưng cần tránh ngoáy tai quá mạnh, quá thường xuyên. Hoặc không nên cố lấy ráy tai trẻ trong tình huống khó lấy.

  • Không nhỏ các thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không có tem mác vào tai trẻ. Những thuốc này có thể làm nặng hơn tình trạng tai của trẻ, đặc biệt khi chưa rõ trẻ có bị thủng màng nhĩ hay không.

Cha mẹ cần vệ sinh tai thường xuyên cho trẻ

Cha mẹ cần vệ sinh tai thường xuyên cho trẻ

Hy vọng các thông tin trên đây góp phần giúp các bậc cha mẹ trả lời câu hỏi: Trẻ bị đau tai về đêm, mẹ phải làm sao? IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng chăm sóc sức khỏe 5 trong 1: khám từ xa với bác sĩ qua video call, đặt khám ưu tiên tại bệnh viện, phòng khám; hỏi đáp với bác sĩ chuyên khoa, Hồ sơ sức khỏe; Mua thuốc và đặt ship hỏa tốc giúp bố mẹ chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách dưới hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa uy tín.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 05/05/2023 - Cập nhật 05/05/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
137 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
406 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
218 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
601 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG