Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng trẻ bị hăm đỏ hậu môn là thế nào?
  • 2. Nguyên nhân trẻ bị hăm đỏ hậu môn
  • 3. Cách chữa trị trẻ bị hăm đỏ hậu môn
  • 4. Lưu ý chăm sóc, phòng ngừa trẻ bị hăm đỏ hậu môn
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng trẻ bị hăm đỏ hậu môn là thế nào?
  • 2. Nguyên nhân trẻ bị hăm đỏ hậu môn
  • 3. Cách chữa trị trẻ bị hăm đỏ hậu môn
  • 4. Lưu ý chăm sóc, phòng ngừa trẻ bị hăm đỏ hậu môn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn: Nguyên nhân và cách chữa trị

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Trẻ bị hăm đỏ hậu môn là tình trạng hay gặp ở trẻ em trong độ tuổi sử dụng tã bỉm. Những vùng bị hăm đỏ này thường xảy ra do độ ẩm khi trẻ đi tiểu hoặc kích ứng từ chính tã. Tuy nhiên, một số vết hăm tã có thể chỉ ra một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra trẻ bị hăm đỏ hậu môn và các cách xử lý bố mẹ có thể áp dụng nhà giúp bé thoải mái hơn.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng trẻ bị hăm đỏ hậu môn là thế nào?
  • 2. Nguyên nhân trẻ bị hăm đỏ hậu môn
  • 3. Cách chữa trị trẻ bị hăm đỏ hậu môn
  • 4. Lưu ý chăm sóc, phòng ngừa trẻ bị hăm đỏ hậu môn

1. Triệu chứng trẻ bị hăm đỏ hậu môn là thế nào?

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn thường có biểu hiện sau:

Triệu chứng hăm tã nhẹ

  • trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn nhẹ, thường có sự khởi đầu của bệnh lý: phát ban thường là những đốm hoặc đốm màu hồng hoặc đỏ, phát ban chỉ giới hạn ở một phần rất nhỏ của khu vực mặc tã.

  • Nhìn chung trẻ cảm thấy khỏe và có thể có cảm giác đau nhói khi đi tiểu hoặc đại tiện. Điều này được thể hiện khi em bé khóc to khi đi tiểu hoặc đi ngoài và nhìn chung vẫn khỏe mạnh và vui tươi vào những thời điểm khác.

Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn giới hạn ở một phần rất nhỏ của khu vực mặc tã

Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn giới hạn ở một phần rất nhỏ của khu vực mặc tã

Các triệu chứng hăm tã nghiêm trọng hơn

  • Trong trường hợp nặng hơn từ hăm tã, có thể kèm theo đau và ngứa

  • Khu vực bị hăm rộng hơn

  • Da có thể bị khô, nứt và thường vết loét cũng có thể chảy máu

  • Em bé thường cáu kỉnh và có thể khóc vì phát ban đau, rát và ngứa

Có thể cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có các biểu hiện khác như sốt, bỏ bú, tiêu chảy, nốt đầy mủ, … những dấu hiệu này có thể cho thấy tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn có thể gây đau, ngứa khó chịu cho trẻ

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn có thể gây đau, ngứa khó chịu cho trẻ

2. Nguyên nhân trẻ bị hăm đỏ hậu môn

Trẻ bị hăm tã do kích ứng: Đây là loại hăm tã phổ biến nhất. Ở vùng quấn tã, nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng có thể là:

  • Nước tiểu

  • Phân, đặc biệt là tiêu chảy

  • Bản thân chiếc tã và các hóa chất được sử dụng để làm ra nó

  • Khăn lau da có chứa hóa chất mà bạn dùng để lau vùng quấn tã

  • Hóa chất trong kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ mà bạn sử dụng trong vùng quấn tã

Chất gây kích ứng tiếp xúc với da càng lâu thì tình trạng đau và mẩn đỏ càng trở nên tồi tệ hơn

Chất gây kích ứng tiếp xúc với da càng lâu thì tình trạng đau và mẩn đỏ càng trở nên tồi tệ hơn

Trẻ bị hăm tã do sử dụng tã không đúng cách

  •  Sử dụng tã bỉm không phù hợp với kích thước, cân nặng của trẻ, đặc biệt là dùng kích cỡ nhỏ hơn có thể gây cọ sát vào da khi trẻ vận động khiến vùng da tiếp xúc bị đau, bong tróc, hăm đỏ.

  •  Một nguyên nhân hay gặp đó là sử dụng hàng kém chất lượng, da trẻ em rất nhạy cảm, nên khi tiếp xúc lâu với bỉm tã không chỉ gây hăm đỏ, còn có thể gây dị ứng với thành phần hoặc gây bí nóng cho trẻ

  •  Trẻ em đặc biệt khi bú mẹ hoàn toàn, thường rất hay đi tiểu, nếu không chú ý thay bỉm thường xuyên cho trẻ có thể khiến chất thải bám lâu trên da dễ khiến bé bị hăm da và nổi mẩn đỏ

Trẻ bị dị ứng

Đôi khi em bé có thể bị dị ứng với sản phẩm bạn sử dụng trên da. Loại phát ban này có thể xuất hiện khi bạn lần đầu tiên sử dụng sản phẩm mới hoặc có thể xuất hiện sau vài tuần. Các nguyên nhân dị ứng gây hăm da thường gặp là:

  • Trẻ có thể phản ứng dị ứng với các chất trong tã hoặc các sản phẩm chăm sóc da, gây viêm da và hăm.

  • Dị ứng phấn rôm do lạm dụng quá nhiều

  • Da trẻ bị dị ứng với các thành phần trong tã, hoặc với giấy ướt làm vệ sinh cho bé.

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn có thể do bị dị ứng với sản phẩm bạn sử dụng trên da

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn có thể do bị dị ứng với sản phẩm bạn sử dụng trên da

Trẻ bị tiêu chảy, đi đại tiện nhiều lần trong ngày

  • Trẻ bị tiêu chảy, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đi đại tiện nhiều lần trong ngày làm cho vùng da hậu môn phải tiếp xúc thường xuyên với phân, nước tiểu, vi khuẩn men đường ruột gây kích ứng, hăm đỏ. Việc vệ sinh lau rửa nhiều lần sau khi trẻ đi đại tiện khiến da bị cọ xát nhiều, rất khó để cải thiện tình trạng hăm đỏ.

Vùng da quanh hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ

  • Khi tắm cho trẻ hoặc sau khi trẻ đi đại tiện, bố mẹ vệ sinh cho trẻ không đúng cách cũng có thể gây nên tình trạng hăm da.

Nhiễm trùng hay nhiễm nấm

  • Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt do nước tiểu hay phân của trẻ hoặc kém thông khí khi dùng bỉm thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da.

3. Cách chữa trị trẻ bị hăm đỏ hậu môn

Chữa trẻ hăm đỏ hậu môn theo phương pháp dân gian

Dùng lá khế

Lá khế là loại thuốc Nam phổ biến thường được dùng để chữa các bệnh liên quan đến da liễu như viêm da tiếp xúc, mẩn ngứa. Trong lá khế có nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất, có tác dụng làm mát và ức chế vi khuẩn. Vì vậy khi trẻ bị hăm da, các mẹ thường sử dụng tắm nước lá khế để trị cho trẻ.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lấy lá khế với lượng vừa đủ, rửa sạch

  • Bước 2: Vò nát lá khế và đun sôi với nước trong khoảng 3-5 phút

  • Bước 3: Chắt lấy nước để tắm với nhiệt độ thích hợp cho trẻ

Dùng lá khế để trị cho trẻ bị hăm đỏ hậu môn

Dùng lá khế để trị cho trẻ bị hăm đỏ hậu môn

Dùng lá trầu không

Lá trầu không cũng có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn nên cũng thường được dùng trong trị hăm tã ở trẻ nhỏ. Các bước thực hiện tương tự như trên: sau khi rửa sạch lá trầu và đun sôi với nước. Sau đó, lấy nước đó để tắm cho trẻ.

Massage cho trẻ bằng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng kháng viêm tự nhiên, giúp kháng khuẩn và làm dịu nhẹ tình trạng kích ứng da. Hơn nữa, dưỡng chất trong dầu dừa cũng là một hàng rào bảo vệ da ngay cả khi trẻ không bị viêm da. Các mẹ có thể sử dụng trực tiếp dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng da bị tổn thương và massage nhẹ nhàng cho bé khoảng 15 phút để dầu thấm vào da. Có thể sử dụng sau mỗi lần thay tã cho trẻ.

Dùng lá chè xanh

Chè xanh là loại cây được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Lá chè xanh ngoài được dùng để đun nước uống để giúp thanh nhiệt, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và chống lão hóa … thì nó còn được sử dụng phổ biến khi được dùng làm nước tắm cho trẻ em. Trong thành phần của lá chè xanh có thành phần chất catechins mang hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus có thể bảo vệ da của trẻ khỏi tác nhân này.

Dùng lá chè xanh làm giảm hăm đỏ hậu môn của trẻ

Dùng lá chè xanh làm giảm hăm đỏ hậu môn của trẻ

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lấy 1 nắm lá chè xanh, rửa sạch. Sau đó để ráo nước

  • Bước 2: Cho vào nồi đun sôi với 2-3 lít nước

  • Bước 3: Chắt lấy nước để tắm cho bé

Dùng lá lô hội

Một trong các cách trị hăm đỏ da ở trẻ phải kể đến đó là lô hội. Lô hội có đặc tính kháng viêm và giàu vitamin E giúp bảo vệ da. Có thể dùng trực tiếp lô hội thoa lên da vùng da bị tổn thương của trẻ.

Lưu ý: Trước khi sử dụng các phương pháp trên, hãy đảm bảo rằng trẻ không có dị ứng với các thành phần trên. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường hoặc mẫn cảm sau khi sử dụng, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Chữa hăm đỏ hậu môn cho trẻ bằng can thiệp y tế

Đối với trường hợp trẻ bị hăm đỏ nặng như:

  • Da bị phồng rộp.

  • Mụn nhọt có chứa mủ.

  • Lở loét, chảy dịch vàng.

  • Bé quấy khóc, không chịu bú/ăn, không thể ngủ.

Mẹ không nên tự sử dụng các phương pháp tại nhà ở trên mà cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường cha mẹ nên đưa trẻ đi khám với bác sĩ chuyên khoa nhi

Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường cha mẹ nên đưa trẻ đi khám với bác sĩ chuyên khoa nhi

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, bố mẹ chủ động tìm hiểu và đưa con đi khám như mong muốn: 

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám Lưu ý
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 400,000đ  
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 350,000đ  
Bệnh viện An Việt Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám Nội CCare Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội 350,000đ Có Bác sĩ khám tại nhà

Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

1900 3367

Đặt khám Da liễu tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


Cha mẹ có thể chủ động khám nhi online với bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, chăm sóc trẻ đúng cách ngay tại nhà. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:

Cha mẹ tải ứng dụng để đặt khám với bác sĩ nhi online 24/24

Tải app

Khám nhi online tại nhà, qua cuộc gọi trực tuyến bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc online và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online tại nhà để được hướng dẫn, chăm sóc trẻ đúng cách

4. Lưu ý chăm sóc, phòng ngừa trẻ bị hăm đỏ hậu môn

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn khá thường gặp nên cách chăm sóc trẻ bố mẹ nào cũng nên biết để làm giảm tình trạng khó chịu cho trẻ nhà mình.

  • Vệ sinh tốt là điều cần thiết để duy trì tính toàn vẹn của da và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn có hại. Độ ẩm do để tã ướt hoặc bẩn quá lâu có thể khiến da bị kích ứng gây hăm da. Vì vậy có thể giảm tiếp xúc với các chất kích thích, như nước tiểu và phân, bằng cách thay tã thường xuyên cho trẻ, không để bé mặc 1 bỉm quá lâu.

  • Chọn loại tã có khả năng thấm hút cao. Tã càng thấm hút tốt thì càng giữ cho da khô ráo. Mặc dù hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy loại tã nào ngăn ngừa hăm tã tốt nhất, nhưng tã vải thường kém thấm hút hơn so với hầu hết các nhãn hiệu dùng một lần. Nếu sử dụng tã vải, bạn có thể cân nhắc sử dụng tã giấy dùng một lần cho đến khi vết phát ban lành lại.

  • Việc tắm hàng ngày cho bé sẽ giúp loại bỏ các mảnh vụn, chất gây kích ứng và vi khuẩn có thể có. Lau khô người bé sau khi tắm rồi mới quấn tã bỉm để tránh ẩm ướt trong tã.

Tắm cho trẻ hàng ngày để loại bỏ các chất gây kích ứng và vi khuẩn

Tắm cho trẻ hàng ngày để loại bỏ các chất gây kích ứng và vi khuẩn

  • Đối với khăn lau, hãy chọn sản phẩm không chứa cồn và hương liệu, có thể làm sạch da bằng nước và chất tẩy rửa không chứa xà phòng, cách này có thể ít đau hơn so với việc lau nếu da bị kích ứng hoặc có vết loét hở. Sử dụng bình xịt hoặc bình xịt nước đối với những vết phát ban nghiêm trọng, nếu có thể, để rửa sạch mà không cần chà xát. Vỗ nhẹ và để da khô tự nhiên.

  • Chọn kích thước bỉm phù hợp với cân nặng của bé, tránh quá chật hoặc quá rộng gây cọ sát.

  • Việc sử dụng khăn ướt lâu cho bé không nên chứa xà phòng, tinh dầu hoặc các loại nước hoa khác và chất tẩy rửa mạnh có thể gây kích ứng da.

  • Trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể cần dùng kháng sinh tại chỗ. Và trong trường hợp nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như viêm da liên cầu quanh hậu môn, thuốc kháng sinh đường uống được chỉ định.

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn là một trong những tình trạng da liễu phổ biến nhất ở giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ. Trường hợp nhẹ thường tự điều trị tại nhà nên điều quan trọng là cung cấp hướng dẫn phù hợp cho cha mẹ và người chăm sóc. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể khó khăn hơn, cần được sự tư vấn kịp thời của các bác sĩ chuyên ngành, hãy liên hệ với chúng tôi qua ứng dụng IVIE – bác sĩ ơi để được tư vấn tốt nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/06/2023 - Cập nhật 09/10/2023
5/5 - (21 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Đa số thường nhẹ có thể tự khỏi hoặc chỉ cần...

Icon thời gian
24/08/2023
8028 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc
20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời thơ ấu là khoảng thời gian trẻ phát triển thị lực khỏe mạnh. Nếu...

Icon thời gian
14/08/2023
14655 Lượt xem
Icon thời gian
12 Phút đọc
Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ em 2 tuổi bị nháy mắt liên tục không hiếm gặp, có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên nháy mắt thường xuyên hiếm khi do các tình trạng nghiêm trọng...

Icon thời gian
04/08/2023
10931 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc
13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm do nó xuất hiện rất phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Các trường hợp nhẹ thường...

Icon thời gian
03/08/2023
23237 Lượt xem
Icon thời gian
10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG