Thời tiết chuyển mùa sang xuân, thường có mưa phùn kéo dài và nồm ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ bị viêm mũi họng. Trẻ bị viêm mũi họng bao lâu thì khỏi? Cách chữa trị sao cho hiệu quả? Hãy tìm hiểu cùng IVIE – Bác sĩ ơi trong bài viết dưới đây.
1. Dấu hiệu trẻ bị viêm mũi họng
Trẻ bị viêm mũi họng có các biểu hiện thường gặp là nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, đau khi nuốt. Một vài ngày sau trẻ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng của viêm họng như họng nề đỏ, sốt 38 - 39 độ C kèm theo ho nhiều, khàn tiếng.
Trẻ nhỏ dưới hai tuổi thì phản xạ khạc đờm còn yếu. Mặc dù trẻ ho khan xong tiếng thở có thể cò cử, khò khè do đờm bị mắc ở họng hoặc ở trong phổi. Một vài trẻ kèm theo viêm tai thì thường quấy khóc, hay lắc đầu, bứt tai.
Lưu ý nếu trẻ không được rửa mũi đúng cách hay ho xì mũi quá mạnh khiến đờm từ mũi họng lên tai gây ra biến chứng viêm tai giữa. Viêm mũi dị ứng ở trẻ em kèm theo hen phế quản cũng có thể gặp. Biểu hiện là trẻ nhỏ hay hắt hơi, ngứa mũi, đỏ mũi và có tiếng thở rít, khó thở.
Đau rát họng là một trong những dấu hiệu trẻ bị viêm mũi họng
2. Nguyên nhân trẻ bị viêm mũi họng
Trẻ bị viêm mũi họng bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi họng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi họng thường là do virus. Hay gặp nhất là những virus gây ra bệnh cảm cúm thông thường, ví dụ như adenovirus, rhinovirus, cúm, virus hợp bào đường hô hấp…Hiếm gặp hơn là virus herpes simplex, cytomegalovirus hoặc HIV.
Nguyên nhân do vi khuẩn chiếm tỷ lệ thấp hơn khoảng 30%. Liên cầu tan huyết bêta nhóm A là phổ biến nhất, ngoài ra còn có tụ cầu, phế cầu khuẩn. Nhiều trẻ lúc đầu chỉ là viêm mũi họng do virus nhưng sau do thời gian mắc kéo dài, điều trị chưa hợp lý, sức đề kháng của trẻ yếu khiến trẻ bị bội nhiễm thêm vi khuẩn.
Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi họng
Ngoài ra có các yếu tố tạo điều kiện khiến trẻ dễ mắc viêm mũi họng hơn như:
-
Thời tiết thay đổi, rét lạnh hay nóng ẩm đan xen.
-
Môi trường khói bụi nhiều như khói xe, thuốc lá, chất đốt…
-
Trẻ bắt đầu đi học, tiếp xúc với nhiều trẻ khác ở môi trường học đường.
-
Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém.
-
Trẻ chưa được tiêm phòng vaccine như cúm, phế cầu…
3. Trẻ bị viêm mũi họng bao lâu thì khỏi?
Đây là một băn khoăn rất lớn của các bà mẹ và gia đình. Liệu rằng trẻ bị viêm mũi họng bao lâu thì khỏi?
Đối với viêm mũi họng do virus thông thường, triệu chứng nhẹ như hắt hơi, ho, đau họng, trẻ thường khỏi sau 7 ngày. Nếu trẻ có triệu chứng nặng như đờm nhiều, ho nặng tiếng và sốt dai dẳng thì căn nguyên thường do vi khuẩn. Lúc này các bạn cần cho trẻ khám chuyên khoa Nhi khoa hoặc chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nếu trẻ có chỉ định định dùng kháng sinh thì một liệu trình trung bình là 5 đến 7 ngày hoặc dài hơn, tùy đáp ứng của trẻ.
Đối với viêm mũi họng do virus thông thường, trẻ thường khỏi sau 7 ngày
Ngoài ra, cha mẹ có thể khám nhi online trên ứng dụng thông minh, bác sĩ sẽ thăm khám từ xa, tư vấn cha mẹ cách chăm sóc trẻ và kê đơn thuốc trực tuyến. IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn một số chuyên gia là:
Cha mẹ tải ứng dụng để đặt lịch và khám online cùng bác sĩ nhi online 24/24.
Tải app
Khám online tại nhà để được bác sĩ tư vấn điều trị và hướng dẫn cách chăm sóc trẻ
4. Hướng dẫn cách chữa trị trẻ bị viêm mũi họng
Ngoài câu hỏi trẻ bị viêm mũi họng bao lâu thì khỏi, các bậc cha mẹ cũng thường lo lắng về cách điều trị sao cho trẻ nhanh khỏi nhất.
Khi trẻ bị viêm mũi họng có thể điều trị tại nhà theo đơn thuốc của bác sĩ hoặc điều trị tại bệnh viện nếu trẻ cần theo dõi sát hơn. Trẻ cần được uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và đủ thời gian. Ngoài ra sự chăm sóc của cha mẹ rất quan trọng, giúp trẻ rút gắn thời gian bị bệnh, tránh nhiễm bệnh tái đi tái lại.
Cụ thể cha mẹ có trẻ bị viêm mũi họng chăm sóc trẻ như sau:
-
Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối Nacl 0,9%.
-
Trẻ lớn hơn thì hướng dẫn cho trẻ súc họng. Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày
-
Chườm ấm bằng khăn khi trẻ sốt cao. Nhiệt độ khăn dưới nhiệt độ trẻ sốt 2 độ C, khoảng 37 độ C. Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Không nên dùng thuốc liên tục. Nếu trẻ mới uống thuốc hạ sốt thì sau 4 đến 6 tiếng sau mới cho trẻ dùng lại.
-
Giữ cho trẻ mặc vừa đủ ấm, tránh gió lùa. Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi cần thay áo thường xuyên, phòng tránh mồ hôi ngấm ngược trở lại làm trẻ cảm lạnh.
-
Cần phải cho trẻ uống đủ nước vừa giúp bù lại lượng nước mất do sốt vừa giúp đờm của trẻ loãng ra, dễ khạc ra ngoài hơn.
-
Cho trẻ ăn uống đủ chất, chia nhỏ nhiều bữa. Nếu trẻ ăn nôn hoặc bỏ bú cần tham vấn ý kiến bác sĩ kịp thời.
Trẻ nhỏ thường hay viêm mũi họng từng đợt, đặc biệt khi chuyển mùa. Các bậc cha mẹ cần để ý các dấu hiệu của trẻ khi chớm bị viêm mũi họng. Khi đó chữa trị sẽ có hiệu quả và nhanh khỏi hơn.
Tìm hiểu thêm:
trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho, bé có đờm ở cổ nhưng không ho
5. Khi nào trẻ bị viêm mũi họng cần khám bác sĩ
Trẻ bị viêm mũi họng cần khám bác sĩ ngay khi có một trong bốn dấu hiệu sau:
-
Sốt cao > 39 độ C
-
Thở nhanh, nhịp thở trên 60 lần /phút với trẻ sơ sinh hay trên 30 lần/ phút với trẻ bú mẹ.
-
Thở rút lõm lồng ngực
-
Trẻ nôn trớ nhiều, bỏ bú.
Lưu ý 4 dấu hiệu trẻ bị viêm mũi họng cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
Có vài trẻ diễn biến khá nhanh từ viêm mũi họng sang biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi. Vì vậy khi trẻ bắt đầu bị đau họng hay chảy nước mũi, các bạn nên cho trẻ khám các bác sĩ chuyên khoa nhi để được hướng dẫn chăm sóc và theo dõi ở từng trường hợp cụ thể.
Cha mẹ có thể liên hệ tổng đài để được hỗ trợ đặt lịch khám tại Bệnh viện, phòng khám gần nhất.
1900 3367
6. Cách phòng chống viêm mũi họng ở trẻ em
Có nhiều cách phòng chống viêm mũi họng đơn giản mà hiệu quả. Nếu các bạn quan tâm thực hiện theo sẽ giúp trẻ và các thành viên trong gia đình giảm nguy cơ bị viêm mũi họng theo mùa hoặc tái phát nhiều lần. IVIE – Bác sĩ ơi chia sẻ cho bạn một vài tip như sau:
Vệ sinh cơ thể hàng ngày
Trẻ cần được vệ sinh mũi, súc họng thường xuyên hàng ngày. Đánh răng trước và sau khi ngủ. Rửa tay thường xuyên với xà phòng. Việc này giúp đánh bay các vi khuẩn trú ngụ tại vùng tai mũi họng và răng miệng của trẻ. Cần lưu ý giữ vệ sinh tay và xử lý giấy lau mũi của trẻ. Không cho các trẻ cùng nhà dùng chung khăn mặt, khăn lau tay
Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện viêm mũi họng
Vì virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp lan truyền nhanh trong không khí, nên tiếp xúc với người bệnh làm trẻ rất dễ bị lây. Nên hạn chế cho trẻ đến nơi đông người khi vào mùa dịch bệnh như khi giao mùa, mùa đông xuân…Những người lớn bị sốt hay viêm mũi, đau họng cũng là một nguồn lây bệnh cho trẻ.
Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện viêm mũi họng để phòng chống viêm mũi họng ở trẻ em
Tăng cường sức khỏe cho trẻ
Một trẻ khỏe mạnh khả năng bị viêm mũi họng thấp hơn trẻ đang ốm hay suy dinh dưỡng. Một chế độ ăn cân bằng, đủ thịt, tinh bột, rau xanh, trứng, sữa; đủ vitamin và chất khoáng rất tốt cho trẻ. Ngoài ra trẻ cần vận động phù hợp, trẻ lớn hơn thì chơi thể thao giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, miễn dịch với vi sinh vật. Quan tâm đến sức khỏe tinh thần của trẻ, càng giúp hoàn thiện sức khỏe tổng thể đẩy lùi được bệnh tật.
Tiêm phòng vaccin cho trẻ
Tiêm vaccine là một cách tạo ra miễn dịch cho trẻ một cách chủ động. Hàng năm tiêm phòng cúm cho trẻ giúp trẻ tránh được các đợt viêm mũi họng do vi rút cúm mùa. Hoặc khi trẻ có mắc bệnh biểu hiện cũng nhẹ và thời gian điều trị rút ngắn hơn.
Trẻ bị viêm mũi họng bao lâu thì khỏi với bài viết phía trên, IVIE – Bác sĩ ơi đã giải đáp thắc mắc cho các bậc phụ huynh dưới góc nhìn từ bác sĩ chuyên khoa. Khi trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng bệnh nào, bố mẹ nên liên hệ tới bác sĩ hoặc đưa trẻ đi khám tại các Bệnh viện, Phòng khám uy tín để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị, chăm sóc đúng cách, đúng bệnh.