Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít (>=8 lần) là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ em, có thể do nguyên nhân sinh lý, bệnh lý hay tâm lý. Vì vậy bố mẹ nên thật để ý diễn biến dấu hiệu trẻ cùng các bất thường kèm theo để có thái độ chăm sóc phù hợp và đưa đến cơ sở y tế kịp thời giúp trẻ ngăn ngừa các nguy cơ bệnh tiềm ẩn. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít là bị làm sao?
Bình thường trẻ đi tiểu khoảng 4 đến 7 lần/ngày, nếu trẻ đi tiểu >=8 lần một ngày được tính là tiểu nhiều lần và khoảng cách giữa hai lần tiểu ngắn, lượng nước tiểu mỗi lần ít có thể gợi ý dấu hiệu bệnh lý bất thường.
Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít khiến bố mẹ lo lắng, lúng túng trong chăm sóc
Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít là triệu chứng, không phải là bệnh, tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau bố mẹ định hướng bệnh và thái độ xử trí kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là 3 nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng này ở trẻ.
Do sinh lý
Khi trẻ tiểu rắt và tiểu ít nhưng không kèm bất thường nào khác như đau rát lúc đi tiểu, sốt, đau bụng hay nôn trớ … và trẻ chơi ngoan, sinh hoạt bình thường thì nguyên nhân thường do sinh lý. Có thể trẻ đã uống nhiều sữa, nước, đồ có ga hay các loại thực phẩm lợi tiểu như thực phẩm chứa muối, cà phê … khiến trẻ thường xuyên muốn đi tiểu.
Lúc này, bố mẹ không nên quá lo lắng, có thể thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt của trẻ và theo dõi vì tình trạng này không tổn thương hệ tiết niệu, sẽ biến mất sau vài ngày đến vài tuần khi dừng tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống đó.
Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít nguyên nhân do sinh lý
Do bệnh lý
Khi trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít và kèm thêm các rối loạn tiểu tiện khác như tiểu đau buốt, tiểu ra máu hay mủ đục, sốt hay đau bụng nôn trớ … và khiến trẻ mệt nhiều, ảnh hưởng toàn trạng. Hay bố mẹ đã thay đổi chế độ ăn uống và theo dõi trẻ trong một thời gian nhưng triệu chứng tiểu nhiều lần nhưng ít không cải thiện thì nguy cơ cao nguyên nhân bệnh lý cơ quan thận tiết niệu trẻ như viêm bàng quang, hẹp bao quy đầu ở trẻ trai, suy giảm chức năng thận, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiểu rất thường gặp. Lúc này bố mẹ cần có kiến thức chăm sóc trẻ tại nhà hợp lý và đưa đến cơ sở y tế sớm kịp thời.
Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít do rối loạn tiểu tiện
Tìm hiểu thêm về bệnh nhiễm trùng đường tiểu phổ biến ở trẻ, thường trẻ sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu ít kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng khác như tiểu rát, khó chịu, hội chứng nhiễm trùng và các ảnh hưởng nguy hiểm khác. Mỗi trẻ ở các độ tuổi khác nhau sẽ có các biểu hiện kèm theo khác, có thể phân loại:
-
Nếu trẻ nhỏ hơn 2 tuổi thường kèm theo tình trạng quấy khóc, nôn trớ nhiều, vàng da hay sốt kèm theo và nước tiểu có mùi khó chịu rõ thấy;
-
Nếu trẻ lớn hơn 2 tuổi thường kèm theo sốt rét run, cảm giác đau rát khó chịu khi đi tiểu, có thể kèm tiểu máu mủ và dù trẻ đã học được cách đi vệ sinh nhưng vẫn tiểu dầm tiểu són;
Trẻ tiểu nhiều lần nhưng ít định hướng kèm sốt, khó chịu… ảnh hưởng toàn trạng định hướng nguyên nhân bệnh lý ở trẻ
Do tâm lý
Tâm lý cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít hơn trong ngày. Khi trẻ căng thẳng, lo âu hay gặp những thay đổi nào trong cuộc sống có thể ảnh hưởng tâm sinh lý trẻ đi tiểu thường xuyên hơn. Bố mẹ phát hiện ra dấu hiệu này ở trẻ nên tìm cách động viên và hỗ trợ tinh thần cho con.
Thông thường, triệu chứng sẽ tự hết khi nguyên nhân ảnh hưởng không, nhưng bố mẹ nên quan tâm trẻ và không được để tình trạng này kéo dài có thể gây các hậu quả nghiêm trọng hơn.
Tâm lý cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít
2. Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít nguy hiểm như thế nào?
Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít nếu là nguyên nhân sinh lý hay tâm lý như trên thường chỉ diễn ra trong vòng vài ngày và không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn trạng vì hệ tiết niệu trẻ không bị tổn thương. Triệu chứng sẽ hết khi bố mẹ phát hiện và giải quyết được nguyên nhân gây nên vài ngày đến vài tuần (dừng ăn uống các chất kích thích lợi niệu nhiều, ngăn chặn các yếu tố tác động tâm sinh lý trẻ …)
Bên cạnh đó, nếu tình trạng đi tiểu tiếp tục kéo dài dù bố mẹ đã chăm sóc theo dõi một thời gian không cải thiện, hay kèm các dấu hiệu bất thường khác khả năng cao hệ thống đường tiết niệu trẻ tổn thương và mắc bệnh lý, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiểu cần phát hiện và đưa đến bác sĩ thăm khám điều trị sớm, kịp thời và triệt để.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu dấu hiệu không cải thiện hoặc kèm thoe các triệu chứng khác
3. Khi nào trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít nên đi khám bác sĩ
Tình trạng đi tiểu như vậy có thể do nguyên nhân sinh lý, tâm lý mà bố mẹ nhận biết để chăm sóc tại nhà có thể tự khỏi. Nhưng khi bố mẹ quan sát kỹ tính chất triệu chứng ở trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít cùng các dấu hiệu kèm theo một trong các dấu hiệu dưới đây cần đưa trẻ đi khám sớm:
-
Dù đã thay đổi chế độ ăn uống khoa học, hay tránh các yếu tố có thể ảnh hưởng tâm sinh lý trẻ nhưng tình trạng không cải thiện. Trẻ đi tiểu số lần trong ngày nhiều hơn nhưng lượng nước tiểu ít hơn hay thậm chí không có.
-
Nước tiểu trẻ có màu khác so với trước (có thể sẫm màu hơn, đục hơn, có máu trong nước tiểu, nhiều cặn lắng) hay mùi khai hôi khó chịu hơn rõ.
-
Trẻ cảm giác rất đau rát khó chịu khi đi tiểu ảnh hưởng đến sinh hoạt trong ngày và toàn trạng trẻ (mệt nhiều, tâm trạng cáu gắt khó chịu bỏ ăn…)
-
Trẻ tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát được và không cải thiện trong ngày khiến bố mẹ lo lắng
-
Trẻ kèm theo các dấu hiệu sốt liên tục (>=38 độ C) , đau bụng vùng dưới liên tục âm ỉ hay đau rõ vùng thắt lưng
-
Đặc biệt với trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi chưa nói được nên sẽ diễn tả bằng các biểu hiện như quấy khóc liên tục, nôn ói hay chán ăn … bố mẹ cần để ý và đưa trẻ đến bệnh viện sớm.
Cha mẹ nên đưa trẻ khám với các bác sĩ chuyên khoa Nhi dày dặn chuyên môn tại bệnh viện, phòng khám uy tín để được định hướng sớm nguyên nhân, hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà. Trong trường hợp cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, cha mẹ có thể tham khảo thông tin IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý bên dưới.
IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín, được nhiều phụ huynh tin tưởng tại Hà Nội, cha mẹ có thể tham khảo đặt lịch thăm khám theo mong muốn:
Tên Cơ sở y tế |
Địa chỉ |
Mức giá khám |
Lưu ý |
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn |
Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội |
400,000đ |
|
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS |
Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội |
350,000đ |
|
Bệnh viện An Việt |
Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội |
200,000đ |
|
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân |
Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội |
200,000đ |
|
Phòng khám Nội CCare |
Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội |
350,000đ |
Có Bác sĩ khám tại nhà |
Phòng khám Đa khoa Đông Tây |
Hàm Nghi, Mỹ Đình 2, Hà Nội |
200,000đ |
|
Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…
Cha mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
1900 3367
Cha mẹ có thể đặt lịch khám nhi online với bác sĩ giàu kinh nghiệm tại bệnh viện tuyến đầu để được giải đáp thắc mắc, chăm sóc hiệu quả trong thời gian theo dõi và điều trị trẻ tại nhà. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:
Cha mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ
Tải app
Khám nhi online tại nhà với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách
4. Cách chữa trị trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít
Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít là triệu chứng phổ biến, nhưng khi bố mẹ phát hiện vẫn còn nhiều lo lắng và lúng túng trong tìm cách xử trí hợp lý.
Dưới đây là một số cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em bố mẹ tham khảo để chăm sóc khoa học, nhanh chóng cải thiện tình trạng và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần.
Một số mẹo bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà
-
Tạo một môi trường lành mạnh, thoải mái, giải tỏa tâm lý stress hay căng thẳng, cáu gắt ở trẻ đi tiểu nhiều lần. Vì điều này có thể khiến trẻ tình trạng đi tiểu nặng hơn.
-
Xây dựng và quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống của trẻ, đặc biệt hạn chế trẻ uống các loại đồ uống gây kích thích bàng quang và lợi niệu như cà phê, đồ uống có ga … Bố mẹ nên khuyến khích trẻ uống nước đủ đều, ăn đủ chất xơ tránh táo bón và có chế độ dinh dưỡng khoa học.
-
Xây dựng trẻ thói quen đi vệ sinh theo khung giờ thời gian biểu (có thể mỗi 2 đến 3 giờ đi tiểu một lần và khuyến khích khen ngợi trẻ khi thực hiện được điều này để tạo thói quen đi vệ sinh khoa học) và tư thế tiểu đúng. Đặc biệt không để trẻ nhịn đi vệ sinh vì điều này khiến trẻ khó chịu, lâu ngày ảnh hưởng bàng quang và hệ tiết niệu.
-
Bố mẹ thay tã bỉm cho trẻ thường xuyên (nếu có) và vệ sinh thường xuyên đúng cách đặc biệt bộ phận sinh dục trẻ, sau khi đi tiểu để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Tẩy giun định kỳ (một năm một lần) cũng giúp trẻ hạn chế ký sinh trùng hay vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng đường tiểu.
Tẩy giun định kỳ cho trẻ để hạn chế ký sinh trùng hay vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng đường tiểu
Một số lưu ý chăm sóc trẻ khi điều trị bằng thuốc
-
Khi trẻ được định hướng do nguyên nhân bệnh lý, cụ thể là nhiễm khuẩn đường tiểu gây nên, tại các cơ sở y tế bác sĩ sẽ điều trị kháng sinh đường uống hay đường tiêm tùy thuộc vào mức độ bệnh trẻ (kháng sinh như amoxicillin kết hợp với acid clavulanic hoặc dùng ciprofloxacin), thường dùng kháng sinh từ 5 – 7 ngày.
-
Khi trẻ được định hướng do nguyên nhân bệnh lý là táo bón gây nên, nguyên tắc cần giải quyết triệu chứng và nguyên nhân (nếu có thể) của tình trạng táo bón sớm tránh kéo dài (bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc thụt làm mềm phân như lactulose, macrogol 3350 … để giải quyết lượng phân ứ đọng, duy trì khoảng 6 tháng). Ngoài ra, sẽ cho lời khuyên về chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu chất xơ và rèn luyện thói quen đi vệ sinh hợp lý cho trẻ, có thể bổ sung các lợi khuẩn đường tiêu hóa qua các thực phẩm lên men hay sữa chua.
-
Khi trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít mà không đáp ứng với các điều trị nghĩ đến, một loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn là thuốc kháng cholinergic (Oxybutynin). Chú ý khi sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, các loại thuốc sẽ có ít nhiều tác dụng phụ, ví dụ như oxyburynin có thể gây ra như khô miệng, chịu nhiệt kém, táo bón hay giảm co bóp bàng quang.
Vì vậy khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì bố mẹ cần lưu ý cẩn thận, chỉ dùng thuốc khi có kê đơn của bác sĩ.
Cha mẹ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu chất xơ và rèn luyện thói quen đi vệ sinh hợp lý cho trẻ
Khi quan sát trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít và trẻ bú tốt, ngủ ngon và phát triển bình thường, bố mẹ không cần lo lắng hay quá lúng túng khi trẻ đi tiểu như vậy. Quan sát cẩn thận tình trạng triệu chứng ở trẻ, hạn chế các nguyên nhân sinh lý tâm lý có thể gặp và tiếp tục theo dõi đáp ứng trẻ. Nếu trẻ đáp ứng kém sau thời gian chăm sóc theo dõi hay kèm những bất thường khác như trên cần bình tĩnh xử trí các bước mà IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ phía trên và đưa đến cơ sở y tế kịp thời.