Nội dung chính
  • 1. Biểu hiện trẻ bị nôn liên tục
  • 2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng nôn liên tục ở trẻ
  • 3. Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao? 10 cách xử lý khi trẻ bị nôn liên tục
  • 4. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ trong trường hợp nào?
  • 5. Cách phòng ngừa trẻ bị nôn liên tục
Nội dung chính
  • 1. Biểu hiện trẻ bị nôn liên tục
  • 2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng nôn liên tục ở trẻ
  • 3. Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao? 10 cách xử lý khi trẻ bị nôn liên tục
  • 4. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ trong trường hợp nào?
  • 5. Cách phòng ngừa trẻ bị nôn liên tục
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao? 10+ cách xử lý mẹ cần biết

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
“Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao?” là câu hỏi bố mẹ đặt ra thường xuyên. Tùy thuộc vào bất thường khác kèm theo mà bố mẹ sẽ định hướng và xử lý khác nhau. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Biểu hiện trẻ bị nôn liên tục
  • 2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng nôn liên tục ở trẻ
  • 3. Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao? 10 cách xử lý khi trẻ bị nôn liên tục
  • 4. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ trong trường hợp nào?
  • 5. Cách phòng ngừa trẻ bị nôn liên tục

1. Biểu hiện trẻ bị nôn liên tục

Nôn là hiện tượng thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời vì giai đoạn này hệ tiêu hóa hoàn thiện dần và làm quen với thức ăn qua đường tiêu hóa.

Khi trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao?, cha mẹ cần nắm được tình trạng của trẻ trước. Đây cũng có thể là triệu chứng báo hiệu bệnh lý cơ thể, mỗi căn nguyên bệnh sẽ có đặc điểm nôn khác nhau (có thể nôn nhiều kèm sốt nhẹ hay đi ngoài bất thường …) thay đổi tùy thuộc từng độ tuổi và mức độ bệnh nhẹ (để giúp cơ thể loại bỏ tác nhân độc hại ra khỏi cơ thể …) đến nặng và nguy cơ đe dọa tính mạng (như trẻ nôn ra dịch mật dấu hiệu của tắc ruột cao …) cần đánh giá và xử lý cấp cứu tình trạng trẻ kịp thời.

Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao?

Trẻ em bị nôn liên tục khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và chưa biết cách xử trí

2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng nôn liên tục ở trẻ

Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao?” tùy thuộc vào căn nguyên gây nôn ở trẻ, bố mẹ có thể tìm hiểu một số tác nhân gây nôn thường gặp như:

Trẻ nôn do viêm dạ dày ruột do nhiễm khuẩn

Lúc này trẻ sẽ nôn trớ liên tục, cứ 5 đến 30 phút trẻ sẽ nôn 1 lần và có thể kéo dài đến 12 giờ đầu. Bố mẹ dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày ruột do ngộ độc thức ăn vì các dấu hiệu khá giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có thể phân biệt nếu bố mẹ quan sát kỹ một số triệu chứng:

  • Nếu trẻ nôn trớ do viêm dạ dày thường diễn biến nhanh kéo dài từ 12 đến 72 giờ, trẻ nôn trớ liên tục kèm sốt và có thể có hiện tượng đau bụng, tiêu chảy vào ngày những ngày đầu của bệnh. Vì vậy, nếu nôn trớ nhiều nhưng không có các triệu chứng đi kèm (đặc biệt không sốt) bố mẹ có thể không nghĩ đến trẻ bị viêm dạ dày ruột do virus hay vi khuẩn gây nên.

  • Viêm dạ dày ruột do ngộ độc thức ăn trẻ thường nôn nhiều lần trong ngày, thời gian xuất hiện tương tự như viêm dạ dày ruột do nhiễm khuẩn, khoảng 2 – 12 giờ sau ăn phải các loại thực phẩm kém chất lượng gây ngộ độc.

  • Trẻ nôn liên tục do nhiễm trùng đường tiết niệu thường kèm sốt vài ngày và đi tiểu thấy buốt rát hay nước tiểu có mùi hôi khiến trẻ khó chịu.

  • Trẻ nôn liên tục với nguyên nhân tắc ruột, là khi ruột bị xoắn lại khiến trẻ đau bụng đột ngột dữ dội, từng cơn hoặc liên tục. Trẻ thường kèm vã mồ hôi, da nhợt nhạt và có thể nôn ra dịch mật xanh vàng khiến toàn trạng càng ngày càng nặng, có thể hay nôn vọt và không đi ngoài được. Đây là chỉ định cấp kịp thời, càng sớm càng tốt, dù ít gặp nhưng rất nguy hiểm với trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đến viện xử lý kịp thời.

Trẻ nôn ra dịch xanh vàng kèm đau bụng dữ dội gợi ý bệnh lý ngoại khoa cần xử lý cấp cứu

Trẻ nôn ra dịch xanh vàng kèm đau bụng dữ dội gợi ý bệnh lý ngoại khoa cần xử lý cấp cứu

Trẻ nôn liên tục do bị lồng ruột

Lúc này trẻ nôn liên tục nhưng không sốt, đau bụng kèm không đi đại tiện được, sờ bụng có thể có khối lồng… thì có thể trẻ bị lồng ruột (ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đa dạng khác ở trẻ lồng ruột như thường co chân về phía bụng, đi ngoài phân máu, da nhợt nhạt …). Đây cũng là căn nguyên bệnh chỉ định điều trị cấp cứu ngay, thường nghĩ đến ở trẻ dưới 4 tuổi.

Trẻ nôn liên tục do hẹp và phì đại môn vị

Hẹp và phì đại môn vị chính là hẹp và phì ở phần cuối của dạ dày nơi nối với đoạn đầu ruột non trẻ. Ở trong một số ít trường hợp và thường xảy ra ở trẻ nhỏ (3 đến 5 tuần tuổi). Lúc này trẻ thường lặp lại chu kỳ bú – nôn – bú và bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay vì đây là bệnh lý cần phẫu thuật điều trị sớm, trẻ có thể hồi phục hoàn toàn khi phát hiện và điều trị kịp thời.

Trẻ nôn liên tục do mắc trào ngược dạ dày thực quản sinh lý

Trẻ nôn liên tục do mắc trào ngược dạ dày thực quản sinh lý thường gặp ở trẻ nhỏ = < 1 tuổi hay bệnh lý (ở trẻ > 1 tuổi) với các căn nguyên khác nhau. Lúc này, trẻ thường nôn ra sữa thức ăn qua đường miệng hoặc mũi và có thể kèm theo biếng ăn, quấy khóc nhiều ảnh hưởng đến toàn trạng trẻ (chậm tăng cân, suy dinh dưỡng hay thiếu máu kéo dài …)

Với trẻ lớn hơn có thể ợ hơi ợ chua và nóng rát sau xương ức, có thể kèm các triệu chứng bất thường hô hấp từ nhẹ (như ho hay khò khè …) đến nặng (nhập viện vì viêm phổi nặng hay các cơn ngừng thở có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu bố mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời).

Trẻ nôn liên tục do mắc trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ nôn liên tục do mắc trào ngược dạ dày thực quản

3. Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao? 10 cách xử lý khi trẻ bị nôn liên tục

Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao? Trẻ nôn là dấu hiệu rất thường gặp với những căn nguyên có thể nghĩ đến như trên nhưng nhiều bố mẹ vẫn luôn lo lắng trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm và lúng túng khi chăm sóc trẻ điều. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ để bình tĩnh và biết cách xử trí hợp lý và kịp thời trẻ tại nhà.

  • Đầu tiên bố mẹ cần theo dõi dấu hiệu mất nước vì nôn liên tục khiến trẻ tống hết mọi thứ ra ngoài dễ gây mất nước, dịch và điện giải khiến trẻ mệt mỏi và nặng hơn là các biến chứng nặng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ (như co giật do rối loạn thăng bằng điện giải …). Lúc này, bố mẹ cần phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

  • Trẻ càng nhỏ càng dễ mất nước và điện giải (khả năng thích nghi còn chưa hoàn thiện) hay trẻ nôn liên tục trong ngày kèm với sốt cao, tiêu chảy (càng dễ mất nước và điện giải). Một số dấu hiệu bố mẹ có thể quan sát như uống nước háo hức, môi khô hay mắt thóp trũng, khóc không ra nước mắt, không tiểu trong 6 giờ …

  • Bố mẹ cần quan tâm chế độ ăn uống của trẻ là giải pháp hiệu quả sớm giúp cải thiện tình trạng nôn nhiều liên tục.Trẻ không có dấu hiệu mất nước cần tiếp tục chế độ ăn uống. Bố mẹ chia nhỏ bữa ăn, chỉ cho trẻ vận động nhẹ nhàng và bình ổn cảm xúc, đồng thời bố mẹ không nên ép trẻ ăn vì dễ gây tình trạng nôn tăng lên.

  • Nếu trẻ còn bú mẹ cần cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ (chia nhỏ bữa bú, tăng bữa bú để trẻ bú nhiều hơn và bù lượng dịch đã mất qua nôn trớ) vì sữa mẹ tốt và dễ tiêu hóa nhất với trẻ.

  • Bố mẹ cần hạn chế thức ăn khó tiêu hóa (như chất béo …) và không cần hạn chế các thức ăn (bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ chóng hồi phục).

  • Ngoài bổ sung đường ăn uống thì bổ sung dung dịch oresol bù nước và điện giải (trẻ >6 tháng tuổi đã ăn bắt đầu ăn bổ sung) hoặc trẻ =< 6 tháng tuổi (cần cân đối lượng dịch, lượng sữa mẹ của trẻ bú mẹ hoàn toàn).

Bố mẹ bổ sung oresol theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm (lượng oresol theo cân nặng khoảng 50ml cho mỗi kg cân nặng), nếu trẻ nôn sau khi uống Oresol cần quan sát tỉ mỉ hơn dấu hiệu mất nước và uống từng thìa sau mỗi 10 phút (theo dõi trong 4 giờ).

Cha mẹ cho trẻ uống oresol đúng liều lượng

Bố mẹ bổ sung oresol cho trẻ theo đúng hướng dẫn

  • Bố mẹ có thể cân nhắc cho trẻ uống nước gừng (từng ít một xem đáp ứng) vì gừng có tính nóng dịu cơn đau và giảm cơn buồn nôn ở trẻ.

Phương pháp dùng nước nước gừng chỉ nên cân nhắc cho trẻ trên 2 tuổi vì lúc này đường tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện ở mức cho phép.

  • Cho trẻ ngậm kẹo bạc hà có thể giúp trẻ giảm cảm giác buồn nôn vì thành phần của kẹo bạc hà có chứa nhiều tinh dầu có thể giảm co thắt dạ dày và nhu động ruột hiệu quả. Bố mẹ cũng chỉ nên sử dụng cho trẻ đã ăn dặm (> 6 tháng), không dễ kích thích khi ăn thức ăn lạ ngoài sữa mẹ.

  • Bố mẹ cho trẻ mặc quần áo thoải mái để hạn chế tăng áp lực lên vùng bụng và kê cao đầu có thể giảm hơn cơn buồn nôn ở trẻ.

  • Trẻ nôn là phản ứng có lợi giúp loại bỏ các chất có hại nhưng bố mẹ không được dùng các biện pháp kích thích gây nôn nhiều hơn như uống nước muối, móc họng hay dùng thuốc … gây nôn vì có thể gây hậu quả nguy hiểm.

  • Chỉ cho trẻ dùng các loại thuốc (đặc biệt thuốc cầm nôn …) khi có chỉ định bác sĩ vì phần lớn nôn là hoạt động đẩy chất độc hại ra ngoài bảo vệ cơ thể.  Nếu bố mẹ quan sát thấy trẻ có dấu hiệu nặng hoặc không cải thiện cần đến ngay cơ sở y tế được chẩn đoán, điều trị phù hợp.

  • Phòng ngừa nôn trớ lây lan là xử lý cần thiết vì dịch nôn thường chứa chất thải lây nhiễm. Bố mẹ cần vệ sinh sạch và khoa học (như rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, không sử dụng chung vật dụng cá nhân …) là cách phòng lây lan hợp lý.

Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên là cách phòng lây lan hợp lý

Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên là cách phòng lây lan hợp lý

4. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ trong trường hợp nào?

Nếu bố mẹ quan sát trẻ nôn kéo dài trên 24 giờ, trẻ nôn liên tục trong ngày, nôn ra tất cả mọi thứ sau khi ăn uống hay nôn kèm các triệu chứng sau cần để ý sát trẻ để phát hiện và xử lý kịp thời:

  • Bố mẹ quan sát trẻ có các dấu hiệu nặng: mệt nhiều, kích thích hay thờ ơ đáp ứng chậm hơn với các kích thích từ bên ngoài. Đặc biệt trẻ sơ sinh (=<28 ngày tuổi) bị nôn ói nhiều bú kém, bỏ bú cần đưa ngay đến cơ sở y tế.

  • Trẻ nôn kèm theo cổ cứng, sợ ánh sáng và đặc biệt kèm theo sốt cần quan tâm đặc biệt vì có thể đó là dấu hiệu của hội nhiễm nhiễm trùng hệ thần kinh trẻ.

  • Trẻ nôn và nôn ra dịch mật xanh vàng (gợi ý tắc ruột ngoại khoa), nôn ra máu (dịch nôn có màu đỏ hoặc nâu) hay kèm các dấu hiệu phúc mạc của đau bụng ngoại khoa (lồng ruột, hẹp phì đại môn vị …) cần xử lý cấp cứu ngay.

  • Trẻ có thể có thóp phồng, có các biểu hiện bất thường hệ thần kinh như co giật, tăng trương lực cơ … hay li bì mất nước và điện giải do nôn liên tục (kéo dài hơn 24 giờ), có thể gây ảnh hưởng toàn trạng trẻ …

  • Khi bố mẹ quan sát trẻ có dấu hiệu mất nước vừa đến nặng như mắt trẻ có trũng, khóc có nước mắt hay không, trẻ có tiểu được hay không (lượng nước tiểu quan sát được trong 6 giờ)

  • Hay trẻ nôn kèm sốt cao liên tục (sốt ≥ 38,5 độ C trong 3 ngày hay sốt cao có dấu hiệu nặng).

Bố mẹ quan sát trẻ có các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Bố mẹ quan sát trẻ có các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Vì vậy, trong thời gian tìm hiểu và áp dụng cách điều trị trẻ tại nhà, bố mẹ có thể lịch khám online với bác sĩ nhi khoa uy tín tại các bệnh viện tuyến trung ương để được tư vấn điều trị, chăm sóc trẻ hiệu quả. Khi cần đi khám trực tiếp, bố mẹ có thể chủ động tìm hiểu bệnh viện, phòng khám, bác sĩ cho bé một cách dễ dàng hơn qua IVIE - Bác sĩ ơi.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, bố mẹ chủ động tìm hiểu và đưa con đi khám như mong muốn: 

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám Lưu ý
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 400,000đ  
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 350,000đ  
Bệnh viện An Việt Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám Nội CCare Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội 350,000đ Có Bác sĩ khám tại nhà

Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

1900 3367

Đặt khám Nhi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo khám nhi online tại nhà với bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị, chăm sóc trẻ hiệu quả.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:

Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ

Tải app

Khám nhi online tại nhà, qua cuộc gọi trực tuyến bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc online và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online tại nhà với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

5. Cách phòng ngừa trẻ bị nôn liên tục

Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao, IVIE - Bác sĩ ơi đã giải đáp phía trên, tuy nhiên bố mẹ cần nắm được các cách phòng ngừa để tránh tình trạng sẽ tiếp tục diễn ra.

Thực tế có nhiều nguyên nhân gây khiến trẻ nôn liên tục (như ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường tiêu hóa hay trúng gió, cảm lạnh …). Đặc biệt chất nôn ở trẻ là rất dễ gây lây nhiễm, vì vậy bố mẹ nên lưu ý sau để phòng ở trẻ nôn liên tục và hạn chế lây lan:

  • Bố mẹ cho trẻ ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thực phẩm không chế biến sẵn và không hợp vệ sinh.

  • Đặc biệt giữ ấm cho trẻ nhất là mùa lạnh hay những lúc thời tiết thay đổi, giao mùa.

  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ hợp lý, chú ý không để trẻ tắm sau 8 giờ tối. Nên tắm ở phòng kín gió, mặc đồ, lau khô người và ủ đủ ấm cho trẻ

  • Tai mũi họng trẻ cần được vệ sinh thường xuyên khoa học và rửa tay với dung dịch xà phòng để tránh lây nhiễm các bệnh kèm theo ở trẻ.

  • Bố mẹ cần xử lý chất nôn sạch để phòng chất thải lây nhiễm và lây lan sang thành viên khác trong gia đình.

Vệ sinh cá nhân cho trẻ hợp lý, chú ý không để trẻ tắm sau 8 giờ tối

Vệ sinh cá nhân cho trẻ hợp lý, chú ý không để trẻ tắm sau 8 giờ tối

Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao với những giải đáp của IVIE - Bác sĩ ơi phía trên hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích đến cha mẹ. Tình trạng trẻ bị nôn khá phổ biến (đặc biệt trẻ nhỏ) vì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Khi trẻ có dấu hiệu này, có thể trẻ bất thường trong đường tiêu hóa hoặc ngoài đường tiêu hoá, có thể là phản xạ bảo vệ cơ thể thông thường hoặc cảnh báo bệnh ngoại khoa cấp tính.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/06/2023 - Cập nhật 26/06/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Đa số thường nhẹ có thể tự khỏi hoặc chỉ cần...

Icon thời gian
24/08/2023
6443 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc
20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời thơ ấu là khoảng thời gian trẻ phát triển thị lực khỏe mạnh. Nếu...

Icon thời gian
14/08/2023
13265 Lượt xem
Icon thời gian
12 Phút đọc
Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ em 2 tuổi bị nháy mắt liên tục không hiếm gặp, có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên nháy mắt thường xuyên hiếm khi do các tình trạng nghiêm trọng...

Icon thời gian
04/08/2023
10342 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc
13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm do nó xuất hiện rất phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Các trường hợp nhẹ thường...

Icon thời gian
03/08/2023
19496 Lượt xem
Icon thời gian
10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG