Nội dung chính
  • 1. Lý giải hiện tượng trẻ sơ sinh bị hắt hơi, sổ mũi
  • 2. 5 Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh
  • 3. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?
  • 4. Một số câu hỏi về trẻ sơ sinh mà mẹ quan tâm
Nội dung chính
  • 1. Lý giải hiện tượng trẻ sơ sinh bị hắt hơi, sổ mũi
  • 2. 5 Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh
  • 3. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?
  • 4. Một số câu hỏi về trẻ sơ sinh mà mẹ quan tâm
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao? Top 3 mẹo nhỏ mẹ nên biết

Tham vấn y khoa:
ThSNguyễn Thị Thảo
Dinh dưỡng,Dinh dưỡng
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao? là câu hỏi được nhiều cha mẹ tìm kiếm, nhất là khi thời tiết có nhiều thay đổi thất thường như hiện nay. Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý về hô hấp và gây sổ mũi. Tuy là vấn đề thường gặp nhưng nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể khiến bệnh trở nặng hơn. IVIE- Bác sĩ ơi chia sẻ với ba mẹ top 3 mẹo nhỏ để hỗ trợ khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Lý giải hiện tượng trẻ sơ sinh bị hắt hơi, sổ mũi
  • 2. 5 Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh
  • 3. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?
  • 4. Một số câu hỏi về trẻ sơ sinh mà mẹ quan tâm

1. Lý giải hiện tượng trẻ sơ sinh bị hắt hơi, sổ mũi

Trước khi tìm hiểu lời đáp cho câu hỏi Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?, ba mẹ rất cần nắm rõ 1 số dấu hiệu hay triệu chứng đi kèm điển hình. Ba mẹ cùng đối chiếu so sánh xem con mình có đang gặp phải những trình trạng như vậy không nhé.

Trẻ sơ sinh sổ mũi thường do sự tăng tiết dịch nhầy của lớp niêm mạc hốc mũi. Lớp dịch này có chức năng chính là giữ lại bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí khi trẻ hít vào. Đồng thời chúng giúp tạo độ ẩm thích hợp và bảo vệ mũi. Khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ làm tăng kích thích khiến lớp niêm mạc này tiết dịch nhiều hơn và gây ra sổ mũi.

Trẻ sơ sinh sổ mũi thường do sự tăng tiết dịch nhầy của lớp niêm mạc hốc mũi

Trẻ sơ sinh sổ mũi thường do sự tăng tiết dịch nhầy của lớp niêm mạc hốc mũi

Ngoài sổ mũi, trẻ sơ sinh còn có thể đi kèm 1 số triệu chứng thường gặp như:

  • Hắt hơi

  • Khịt hoặc nghẹt mũi

  • Ho

  • Sốt

  • Khò khè nếu trở nặng

Nếu con đang có 1 trong các dấu hiệu trên, ba mẹ cần có hướng xử lý kịp thời để hỗ trợ ngăn bệnh không tiến triển nặng. 

2. 5 Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Để giải đáp “Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?” Ba mẹ cần hiểu nguyên nhân chính gây ra vấn đề này. Để từ đó ba mẹ sẽ tìm được hướng xử lý và hỗ trợ con kịp thời, hiệu quả hơn. Hiện tượng sổ mũi ở trẻ sơ sinh thường do 5 nguyên nhân chính gây ra như sau: 

Do cảm lạnh và cúm

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Cảm lạnh và cúm tạo cơ hội thuận lợi để các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể trẻ. Con đường lây bệnh chủ yếu là do tiếp xúc tay, chân và qua không khí. 

Một số triệu chứng điển hình khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi đó là: trẻ sơ sinh có chảy nước mũi trong, có thể kèm ho, sốt, đau cơ, mệt mỏi và biếng bú.

Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Do không khí khô

Không khí khô chính là nguyên nhân phổ biến thứ 2 khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Tổ chức lớp niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với không khí khô. Chúng làm lớp dịch tiết trong đường hô hấp trên của trẻ bị khô và tăng kích ứng gây tăng tiết dịch. 

Triệu chứng đi kèm điển hình ngoài sổ mũi đó là trẻ sơ sinh có khụt khịt mũi. Ba mẹ nên chú ý triệu chứng này để phát hiện ra nguyên nhân sổ mũi cho con.

Nguyên nhân từ chất gây dị ứng hoặc dị ứng

Trẻ sơ sinh có thể sổ mũi do hít phải các chất gây dị ứng như khói bụi, bụi mịn, khói thuốc lá hoặc sữa (nếu trẻ có hiện tượng bị ọc sữa). Khi đó trẻ thường có các dấu hiệu đi kèm điển hình như: thở nhanh, chảy nước mũi trong hay hắt hơi.

Ngoài ra, tình trạng dị ứng ở trẻ sơ sinh cũng có triệu chứng đi kèm điển hình là sổ mũi. Một số tác nhân có thể gây dị ứng cho trẻ sơ sinh như: dị ứng thực phẩm, phấn hoa, một số thành phần trong thuốc, lông chó mèo, côn trùng cắn,..

Dị ứng phấn hoa có thể khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Dị ứng phấn hoa có thể khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Do viêm hoặc sưng VA

VA (viêm amidan) là bộ phận giúp cơ thể trẻ sơ sinh ngăn chặn nhiễm trùng bằng cách lọc bỏ vi khuẩn hay virus xâm nhập qua không khí vào họng. Bên cạnh đó, chúng còn sản sinh kháng thể để giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn hiệu quả. 

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có thể do viêm hoặc sưng VA, đi kèm cùng các triệu chứng như thở ồn, ngáy khi ngủ hay nghẹt mũi.

Do dị vật

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi cũng có thể do nguyên nhân dị vật. Chúng có thể là giấy, tăm bông, đồ chơi, nút áo, thức ăn,..Dấu hiệu điển hình sổ mũi do nguyên nhân dị vật đó là chảy nước mũi nhiều, nước mùi có thể có màu xanh hoặc vàng thậm chí dính máu. Mũi trẻ có thể sưng to và đau khi chạm vào.

3. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?

Khi được đặt câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?” bác sĩ mách ba mẹ 3 cách cực kỳ hiệu quả sau đây: 

Nhỏ nước muối sinh lý

Nhỏ nước muối sinh lý chính là mẹo nhỏ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cực lớn hỗ trợ trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Nước muối sinh lý ba mẹ nên dùng loại 0.9%. Ưu điểm của giải pháp này chính là dễ làm và không tốn kém.

Nhỏ nước muối sinh lý là mẹo nhỏ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Nhỏ nước muối sinh lý là mẹo nhỏ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Cách nhỏ nước muối sinh lý đúng như sau: 

  • Trước khi nhỏ mũi, ba mẹ nên ngâm lọ nước muối vào nước ấm. Việc này sẽ giúp tăng hiệu quả và không khiến mũi trẻ bị kích ứng.

  • Để trẻ sơ sinh nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau sao cho đầu thấp hơn chân.

  • Ba mẹ nhỏ nước muối sinh lý đã được làm ấm vào từng bên mũi. Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 - 3 giọt mỗi bên.

  • Ba mẹ đợi khoảng 30 giây để nước muối thấm vào và  làm loãng chất nhầy bên trong hốc mũi của trẻ.

  • Ba mẹ làm sạch hốc mũi: Vì trẻ sơ sinh chưa biết xì mũi, nên ba mẹ dùng bóng hút để hút đờm nhớt bên trong hốc mũi cho trẻ. Ba mẹ bóp xẹp bóng hút trước, sau đó đưa đầu hút vào trong cửa mũi. Sau đó dùng tay bịt mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra. Khi đó chất đờm trong hốc mũi của trẻ sẽ được hút vào bóng hút nhanh chóng.

  • Ba mẹ rửa bóng hút mũi: Ba mẹ bóp mạnh bóng hút mũi để chất dịch trong bóng xì vào khăn sạch. Sau khi đã hút hết cả 2 hốc mũi ba mẹ thực hiện hút xả bóng nhiều lần dưới vòi nước để làm sạch.

  • Bác sĩ khuyên ba mẹ nên thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ít nhất 4 lần/ngày hoặc hơn cho tới khi  không còn dấu hiệu sổ mũi.

Lưu ý nếu ba mẹ thực hiện nhỏ và hút rửa mũi cho trẻ mà xuất hiện dịch vàng, xanh hoặc dính máu thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng ngay. Lý do bởi ngoài sổ mũi thông thường trẻ có thể đang mắc những bệnh lý khác nặng hơn cần được điều trị kịp thời.

Đặt lịch khám Nhi tại bệnh viện, phòng khám gần nhất


Day huyệt nghinh hương

Day huyệt nghinh hương giúp trẻ sơ sinh bị sổ mũi cảm thấy dễ chịu hơn

Day huyệt nghinh hương giúp trẻ sơ sinh bị sổ mũi cảm thấy dễ chịu hơn

Giải pháp thứ 2 để hỗ trợ băn khoăn “Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?” đó là day huyệt nghinh hương. Trong đông y, huyệt nghinh hương hay còn gọi là huyệt xung dương. Chúng có tác dụng thông tỷ khiếu, tán phong nhiệt và thanh hỏa khí rất tốt. Huyệt vị này nằm ở ngay 2 bên cạnh cánh mũi và cách cánh mũi khoảng 1cm. 

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, ba mẹ dùng đầu ngón tay xoa nhẹ và day vào huyệt nghinh hương này trong vòng 15 - 30 giây. Tần suất thực hiện có thể từ 2 - 3 lần/ ngày. Ngoài ra ba mẹ lưu ý không dùng lực quá mạnh khi day để tránh làm trẻ sơ sinh đau và sợ.

Thay đổi dinh dưỡng của mẹ

Ngoài 2 mẹo nhỏ trên, thay đổi dinh dưỡng cho mẹ cũng là một cách hữu ích giải quyết vấn đề trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao? Đối với trẻ sơ sinh, dinh dưỡng của mẹ có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và đề kháng của trẻ.

Thay đổi dinh dưỡng của mẹ hỗ trợ giải quyết vấn đề trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Thay đổi dinh dưỡng của mẹ hỗ trợ giải quyết vấn đề trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Bác sĩ khuyên mẹ đang cho con bị sổ mũi bú thì nên cực kỳ chú ý những lưu ý sau trong thực đơn:

  • Mẹ nên hạn chế thực phẩm nhiều chất béo và tránh những món ăn dầu mỡ.

  • Mẹ nên uống đủ nước và tăng cường trái cây, sữa và đủ chất đạm trong khẩu phần để đảm bảo lượng sữa cho trẻ bú.

3 Giải pháp hỗ trợ này có ưu điểm chung đơn giản, không tốn kém nhưng mang lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị hỗ trợ trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Ba mẹ hãy lưu lại để áp dụng sau này nhé.

4. Một số câu hỏi về trẻ sơ sinh mà mẹ quan tâm

Ngoài băn khoăn “Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?” thì dưới dây bác sĩ cũng xin giải đáp 1 số câu hỏi thường gặp về trẻ sơ sinh mà nhiều ba mẹ quan tâm.

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi, sổ mũi bao lâu thì khỏi?

Câu hỏi được quan tâm nhiều đó chính là trẻ sơ sinh bị hắt hơi, sổ mũi bao lâu thì khỏi? hay trẻ bị viêm mũi họng bao lâu thì khỏi? Thông thường, với các trẻ có hệ miễn dịch và đề kháng tốt, sổ mũi có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, với các trẻ có hệ miễn dịch kém hơn thì triệu chứng này có thể kéo dài cả tháng. 

Thời gian khỏi bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi. Do vậy việc phát hiện đúng nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ tìm ra giải pháp hỗ trợ trẻ kịp thời và hiệu quả nhất.

Thông thường, với các trẻ có hệ miễn dịch và đề kháng tốt, sổ mũi có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần

Thông thường, với các trẻ có hệ miễn dịch và đề kháng tốt, sổ mũi có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi kéo dài có nguy hiểm không?

“Trẻ sơ sinh bị sổ mũi kéo dài có nguy hiểm không?” cũng là câu hỏi được nhiều ba mẹ quan tâm tìm hiểu. Sổ mũi là triệu chứng khá thường gặp và phổ biến nhất là ở nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta. Sổ mũi có thể không gây nguy hiểm và mang tính chất cấp tính. Tuy nhiên, nếu ba mẹ không hỗ trợ điều trị kịp thời cho trẻ, chúng có thể tiến triển thành nhiều bệnh lý nặng nề như viêm phế quản, viêm khí quản, viêm phổi.

Bởi vậy để đảm bảo an toàn nhất, ba mẹ hãy đưa con đi khám nhi khi có dấu hiệu sổ mũi tại các cơ sở y tế uy tín và có bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm và chuyên môn cao, IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số bệnh viện, phòng khám nhi tốt dưới đây:

  • Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400,000đ;

  • Tổ hợp Y tế MEDIPLUS: Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 350,000đ (Bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương trực tiếp khám);

  • Bệnh viện An Việt: Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, mức giá khám Nhi: 200,000đ

  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200,000đ;

  • Phòng khám chuyên khoa Nội CCare: mức giá khám Nhi: 350,000đ (Có dịch vụ bác sĩ khám tại nhà);

  • Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước tại các bệnh viện, phòng khám nhi để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi qua tổng đài đặt khám 1900 3367.

1900 3367

Cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín gần nhất

Cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín gần nhất

Bố mẹ có thể lựa chọn khám nhi online tại nhà với bác sĩ chuyên khoa nhi uy tín. Bác sĩ sẽ khám online bằng video call trên điện thoại, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ bằng cách quan sát, khai thác thêm thông tin triệu chứng từ bố mẹ, từ đó đưa ra chẩn đoán, hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ đúng cách và kê đơn thuốc trực tuyến (nếu cần). Một số bác sĩ khám nhi online giỏi:

Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám với bác sĩ.

Tải app

Khám nhi online để được bác sĩ khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online tại nhà để được bác sĩ tư vấn chăm sóc và điều trị cho trẻ

Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi?

Bên cạnh câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?” thì các lưu ý khi chăm sóc trẻ khi bị sổ mũi cũng rất được ba mẹ quan tâm. Với trẻ sơ sinh bị sổ mũi nếu ba mẹ chăm sóc tốt sẽ giúp hỗ trợ trẻ mau khỏi bệnh. 1 số lưu ý khi chăm sóc đó là: 

  • Hỗ trợ trẻ sơ sinh bú đủ lượng sữa theo khuyến nghị.

  • Ba mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước gừng ấm để hỗ trợ làm lỏng dịch mũi.

  • Ba mẹ có thể thoa dầu tràm vào lòng bàn chân và massage cho trẻ.

  • Chú ý giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ, chân và tay.

  • Đảm bảo độ ẩm không khí và nhiệt độ phòng phù hợp.

  • Ba mẹ có thể cho bé nằm cao đầu khi ngủ để dễ thờ hơn.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao với những thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như giải pháp mà IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp trong bài viết trên, phần nào giúp ích và cung cấp thêm kiến thức chăm sóc con cho ba mẹ. Nếu còn quan tâm về chủ đề nào, ba mẹ hãy để lại câu hỏi để nhận được phản hồi sớm nhất từ bác sĩ nhé.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/03/2023 - Cập nhật 21/03/2023
5/5 - (21 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Đa số thường nhẹ có thể tự khỏi hoặc chỉ cần...

Icon thời gian
24/08/2023
7035 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc
20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời thơ ấu là khoảng thời gian trẻ phát triển thị lực khỏe mạnh. Nếu...

Icon thời gian
14/08/2023
13813 Lượt xem
Icon thời gian
12 Phút đọc
Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ em 2 tuổi bị nháy mắt liên tục không hiếm gặp, có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên nháy mắt thường xuyên hiếm khi do các tình trạng nghiêm trọng...

Icon thời gian
04/08/2023
10594 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc
13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm do nó xuất hiện rất phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Các trường hợp nhẹ thường...

Icon thời gian
03/08/2023
21041 Lượt xem
Icon thời gian
10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG