Nội dung chính
  • 1. Ung thư gan có bao nhiêu loại?
  • 2. Ung thư gan có di truyền không?
  • 3. Các triệu chứng ung thư gan
  • 4. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan
  • 5. Điều trị ung thư gan
  • 6. Tiên lượng ung thư gan
Nội dung chính
  • 1. Ung thư gan có bao nhiêu loại?
  • 2. Ung thư gan có di truyền không?
  • 3. Các triệu chứng ung thư gan
  • 4. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan
  • 5. Điều trị ung thư gan
  • 6. Tiên lượng ung thư gan
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Ung thư gan có di truyền không?

Tham vấn y khoa:
BSĐào Thị Huyền Trang
Tư vấn di truyền
Ung thư gan là tình trạng khối u ác tính phát triển trong mô gan. Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ ung thư gan cao trên thế giới. Theo số liệu Globocan 2020, ung thư gan xếp thứ nhất cả về số ca mắc mới và số ca tử vong do các bệnh ung thư tại Việt Nam. Tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư gan là 29,55%.
Nội dung chính
  • 1. Ung thư gan có bao nhiêu loại?
  • 2. Ung thư gan có di truyền không?
  • 3. Các triệu chứng ung thư gan
  • 4. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan
  • 5. Điều trị ung thư gan
  • 6. Tiên lượng ung thư gan

1. Ung thư gan có bao nhiêu loại?

Ung thư gan được chia thành ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Ung thư gan nguyên phát là khối u ác tính có nguồn gốc từ các tế bào trong gan, bao gồm nhiều loại như ung thư biểu mô tế bào gan (HCC - phổ biến nhất), ung thư đường mật, u nguyên bào gan, angiosarcoma… Ung thư gan thứ phát là ung thư bắt đầu từ một bộ phận khác trong cơ thể và di căn đến gan.

Ung thư gan có bao nhiêu loại?

Ung thư gan có bao nhiêu loại?

Bài viết này IVIE - Bác sĩ ơi chỉ để cập đến ung thư gan nguyên phát.

2. Ung thư gan có di truyền không?

Nguyên nhân gây ung thư gan chính xác hiện nay vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, ung thư gan thường là hậu quả của xơ gan do các bệnh gan mãn tính. Một số yếu tố đã được khẳng định có mối liên quan mật thiết như nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C, rượu, hút thuốc lá, béo phì, tiếp xúc hoá chất độc hại, aflatoxin trong thực phẩm nhiễm nấm Aspergillus…

Bên cạnh các yếu tố môi trường, một vài bệnh lý di truyền cũng được đề cập như là một yếu tố nguy cơ cao gây ung thư gan, ví dụ rối loạn chuyển hoá sắt (Hemochromatosis), Porphyria, Tyrosinemia loại I, bệnh Von Gierke, viêm gan tự miễn (AIH), viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH),... Các thay đổi trên gen PAPSS1 cũng đang được một số nhà khoa học cho rằng có ảnh hưởng đến khả năng tiến triển thành ung thư đối với người nhiễm virus HBV. Tuy nhiên, đây là các bệnh lý hiếm, tỷ lệ mắc không cao nên ung thư gan ít có tính chất di truyền từ đời này qua đời khác.

Ở Việt Nam, ung thư gan chủ yếu liên quan nhiều đến viêm gan virus B. Một người mang HBV mãn tính có nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan tăng gấp 30 lần. Vì vậy cần tiêm vacxin HBV đầy đủ cho tất cả mọi người và duy trì lối sống tích cực, lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ ung thư.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

3. Các triệu chứng ung thư gan

Triệu chứng ung thư gan bao gồm:

  • Đau tức bụng
  • Sờ thấy khối vùng hạ sườn phải

Các triệu chứng ung thư gan

Các triệu chứng ung thư gan

  • Mệt mỏi chán ăn, gầy sút >4kg/tháng không rõ nguyên nhân
  • Bụng trướng
  • Ngứa, vàng da, vàng mắt
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phân nhạt màu…

Tuy nhiên, các triệu chứng trên chỉ biểu hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, ung thư gan giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu rõ ràng. Vì vậy, bạn cần đi khám sức khoẻ định kì 6 tháng/lần nếu có các yếu tố nguy cơ cao để phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư gan.

Xem thêm các bài về Di truyền học

4. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan qua các loại xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm chức năng gan: nồng độ albumin, protein, men gan, billirubin trong máu.
  • Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u: AFP-L3, PIVKA-II.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm ổ bụng, CT ổ bụng, MRI gan mật, PET-CT.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan

Khi phát hiện khối nghi ngờ ung thư gan, có thể bác sĩ sẽ chỉ định thêm sinh thiết gan, đưa kim qua thành bụng dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT để lấy một mẫu mô để và nghiệm tìm tế bào ung thư.

5. Điều trị ung thư gan

Phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất là phẫu thuật cắt gan, ghép gan, tiêm cồn, nút mạch, đốt sóng cao tần và hóa trị liệu trực tiếp. Ngoài ra, liệu pháp sinh học và chăm sóc giảm nhẹ cũng được đặt ra tuỳ tình trạng và giai đoạn bệnh.

6. Tiên lượng ung thư gan

Tiên lượng có nghĩa là kết quả mong đợi của một căn bệnh. Bác sĩ có thể đưa ra tiên lượng dựa trên loại ung thư gan bạn mắc phải, kết quả xét nghiệm, tốc độ phát triển của khối u, cũng như tuổi tác, thể trạng và tiền sử bệnh của bạn.

Điều trị ung thư gan

Tiên lượng ung thư gan

Tiên lượng ung thư gan tốt hơn khi được chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Do vậy, để phát hiện sớm và chẩn đoán kịp thời, bạn nên đến thăm khám định kì tại các cơ sở y tế uy tín hoặc gọi và đặt lịch khám ngay tại IVIE - Bác sĩ ơi để được kết nối với các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành về ung thư gan.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh Phenylketon niệu: Những điều cần biết

Phenylketon niệu là gì? Biểu hiện của phenylketon niệu như thế nào? Bệnh này có di truyền không? Làm sao để biết mình có bị bệnh không? Cần làm gì khi bạn hay...

Icon thời gian
20/07/2022
3230 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Bệnh Phenylketo niệu là gì, triệu chứng và cách điều trị

Phenylketo niệu rối loạn chuyển hóa di truyền gây ra tăng phenylalanin trong máu làm gián đoạn các phản ứng chuyển hoá của tế bào ở trong não,...

Icon thời gian
14/07/2022
9553 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Xét nghiệm tan máu bẩm sinh: sàng lọc bệnh lý di truyền

Tan máu bẩm sinh là bệnh lý di truyền phổ biến được phát hiện ở hầu hết quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ mang gen bệnh cao, ...

Icon thời gian
11/07/2022
1764 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

Hội chứng down có phải do di truyền từ cha mẹ?

Hội chứng Down (có 3 nhiễm sắc thể 21) là một bất thường di truyền hay gặp nhất mà thai có thể còn sống đến khi ra đời. Phần lớn nguyên...

Icon thời gian
08/07/2022
6708 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG